Cảng Quảng Ninh: T&T Group sở hữu 98% vốn sau cổ phần hóa, chào sàn Upcom ngày 18/8
Cảng Quảng Ninh sẽ chính thức chào sàn UpCOM vào ngày 18/8 tới sau khi đã bị phạt nặng vì chậm trễ lên sàn.
SGDCK Hà Nội mới đây đã có thông báo về việc chính thức đưa cổ phiếu của CTCP Cảng Quảng Ninh lên giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán CQN.
Theo đó hơn 50 triệu cp tương đương vốn điều lệ khoảng 500 tỷ đồng của CQN sẽ giao dịch đầu tiên vào thứ Ba (18/8). Với giá tham chiếu 12.200 đồng/cp, công ty được định giá hơn 610 tỷ đồng. Biên độ giá trong ngày đầu tiên là 7.320 đồng/cp – 17.080 đồng/cp.
Trước đó hồi đầu năm UNCBKNN đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Cảng Quảng Ninh số tiền 350 triệu đồng do Cảng Quảng Ninh đã không đăng ký giao dịch chứng khoán. Được biết Cảng Quảng Ninh đã trở thành công ty đại chúng trước ngày 01/01/2016 (thời điểm Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết có hiệu lực).
Theo hồ sơ đăng ký giao dịch trên UpCOM mới được Cảng Quảng Ninh công bố thì tính đến 25/5, T&T là cổ đông nắm giữ cổ phần lớn nhất của công ty với hơn 49,2 triệu cp tỷ lệ 98,33%. Ông Đỗ Quang Hiển hiện là Chủ tịch của Tập đoàn T&T.
Video đang HOT
Đáng chú ý kể từ khi về tay “bầu Hiển”, tình hình kinh doanh của Cảng Quảng Ninh có sự tiến bộ rõ rệt. Trước 2014 mỗi năm Cảng Quảng Ninh chỉ thu về vài trăm tỷ đồng doanh thu và chỉ vài tỷ đồng lợi nhuận thì kể từ 2015 đến nay doanh thu của CQN cải thiện đáng kể đặc biệt là năm 2018 doanh nghiệp có doanh thu bứt phá lên đến 5.040 tỷ đồng và báo lãi trước thuế 94 tỷ đồng – cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.
Năm 2020, các chỉ tiêu kinh doanh của CQN đều tăng nhẹ so với thực hiện 2019 theo dó doanh thu khai thác cảng biển dự kiến đạt 418 tỷ đồng và LNTT đạt 80,5 tỷ đồng. Riêng cổ tức dự kiến chỉ ở mức 10% thay cho tỷ lệ 16% thực hiện trong năm 2019.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vẫn là lấy ngành hàng thức ăn chăn nuôi làm trọng tâm trong hoạt động kinh doanh, duy trì sản lượng xuất khẩu dăm gỗ, viên gỗ nén cao nhất cả nước, hàng thức ăn chăn nuôi cao nhất miền Bắc, đẩy mạnh dịch vụ logistics nhằm khai thác tối đa lợi thế sẵn có của cảng.
Cảng Quảng Ninh của Tập đoàn T&T sắp giao dịch trên UPCoM với định giá 610 tỷ đồng
Một công ty do Tập đoàn T&T sở hữu 98% vốn sắp giao dịch trên UPCoM.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, CTCP Cảng Quảng Ninh sẽ giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán của CQN vào ngày 18/8 với giá tham chiếu là 12.200 đồng/cp.
Cụ thể, Cảng Quảng Ninh đăng ký giao dịch hơn 50 triệu cổ phiếu trên sàn UPCoM, tương đương với vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Xét theo mức giá tham chiếu, Cảng Quảng Ninh có định giá 610 tỷ đồng.
Được biết, Cảng Quảng Ninh chính thức chuyển đổi mô hình từ Công ty TNHH MTV sang CTCP từ ngày 22/8/2014 với vốn điều lệ thực góp hơn 500 tỷ đồng. Kể từ thời diểm cổ phần hóa, Công ty vẫn chưa thực hiện tăng vốn.
CQN hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh cảng biển và kinh doanh nông sản. Về hoạt động kinh doanh cảng biển, một số nhóm hàng chính thông qua cảng như nông sản, dăm gỗ, viên gỗ nén, xi măng, sô đa, quặng, sắt thép, hàng thực phẩm ...
Tại thời điểm 25/5/2020, cổ đông lớn nhất của Cảng Quảng Ninh là CTCP Tập đoàn T&T với tỷ lệ sở hữu 98%, tương đương với khối lượng nắm giữ hơn 49 triệu cp.
Trong năm 2019, CQN ghi nhận doanh thu thuần tăng 11% những lãi sau thuế lại giảm 12% so với năm 2018. Nguyên nhân là do thay đổi cơ cấu doanh thu mặt hàng bốc xếp dẫn đến chi phí tăng đáng kể trong khi doanh thu cảng biến tăng nhẹ.
Bên cạnh đó, doanh thu tài chính giảm so với năm trước do chưa thu được tiền lãi cổ tức từ Tổng Công ty rau quả Nông sản và chi phí dự phòng các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng nhiều do biến động giá của cổ phiếu các Công ty mà CQN đầu tư.
Trong quý 1/2020, CQN ghi nhận doanh thu thuần giảm đến 90% so với cùng kỳ, xuống chỉ còn gần 199 tỷ đồng và lãi sau thuế cũng giảm 71%, xuống còn 2 tỷ đồng.
Theo Công ty, năm 2020 là năm khó khăn với các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, trong đó có CQN do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và dịch tả lợn Châu Phi. Dịch tác động đến nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong nước bị gián đoạn, cùng với đó là lực cầu đối với nhiều mặt hàng bị giảm sút do đó ảnh hưởng đến lượng hàng thông qua cảng.
Trong năm 2020, CQN dự kiến doanh thu khai thác cảng biển đạt 418 tỷ đồng và và lãi sau thuế đạt 65 tỷ đồng, xấp xỉ so với thực hiện năm 2019. Công ty cũng dự kiến trong năm 2021 sẽ không thực hiện kinh doanh nông sản và sẽ chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh cảng biển.
Thủy sản Minh Phú (MPC), quý II/2020 lợi nhuận 105,1 tỷ đồng, giảm 38,9% Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã chứng khoán: MPC - UPCoM) công bố báo cáo tài chính công ty mẹ quý II/2020. Theo đó trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 1.981,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 105,1 tỷ đồng, lần lượt giảm 32,9% và 38,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong quý...