Cảng nổi Gaza sắp đi vào hoạt động đối mặt với hiện thực chiến tranh tàn khốc
Theo Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM), bến cảng nổi do quân đội Mỹ xây dựng để tăng cường viện trợ nhân đạo tới Gaza đã được thả neo tại một bãi biển ở vùng chiến sự.
Cảng nổi quân đội Mỹ xây dựng để tiếp nhận hàng viện trợ cho Gaza. Ảnh: CENTCOM
Tuy nhiên, công trình của Washington được cho là sẽ phải đối mặt với những thách thức mà Liên hợp quốc và các nhóm cứu trợ phải hứng chịu trong nhiều tháng qua khi phân phối hàng viện trợ cho người dân tại vùng đất bị chiến tranh tàn phá.
Những thách thức này bao gồm việc đảm bảo an ninh cho hàng viện trợ chuyển từ bến tàu xuống tới các địa điểm cần cứu trợ và tình trạng thiếu nhiên liệu nghiêm trọng cho các xe tải vận chuyển. Hiện Liên hợp quốc (LHQ) chưa hoàn tất việc tham gia phân phối viện trợ sau khi hàng rời khỏi bến tàu.
Bob Kitchen, phó Chủ tịch Ủy ban Cứu hộ Quốc tế phụ trách các trường hợp khẩn cấp, cho biết: “Một khi thực phẩm hoặc đồ tiếp tế vào Dải Gaza, sẽ không có an ninh và không có nhiên liệu”.
Video đang HOT
Hồi tháng 3, Tổng thống Joe Biden công bố xây dựng bến cảng nổi khi các quan chức kêu gọi Israel cải thiện khả năng tiếp cận hàng cứu trợ vào Gaza bằng các tuyến đường bộ. Bằng cách mở tuyến đường vận chuyển viện trợ bằng đường biển, Mỹ hy vọng sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng nhân đạo khiến hàng trăm nghìn người có nguy cơ phải chịu nạn đói. Chi phí xây dựng cảng nổi ước tính rơi vào khoảng 320 triệu USD, với sự tham gia của 1.000 binh sĩ.
LHQ cho rằng tuyến đường trợ cấp qua đường hàng hải không thể thay thế cho đất liền, vốn cần phải là trọng tâm của các hoạt động viện trợ ở Gaza. Từ lâu, tổ chức quốc tế này và các nhóm viện trợ đã phàn nàn về sự nguy hiểm và trở ngại trong việc nhận và phân phối viện trợ trên khắp Gaza.
Cho đến nay, 191 nhân viên của LHQ đã mất mạng trong cuộc chiến kéo dài hơn 7 tháng giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas tại vùng đất 2,3 triệu dân.
“Trong giai đoạn đầu tiên của bất kỳ công trình nào như này đều có thử nghiệm và sai sót. Chúng tôi hy vọng những sai sót này không dẫn tới việc ai đó bị thiệt mạng”, một quan chức LHQ giấu tên bày tỏ.
Hiện việc vận chuyển viện trợ qua hành lang hàng hải đã được tiến hành. Ngày 15/5, một chuyến hàng gần 100 tấn viện trợ của Anh đã rời Cyprus, trong khi một tàu mang cờ Mỹ cũng đã rời đảo quốc này vào tuần trước.
Các quan chức Mỹ cho biết trong giai đoạn đầu, bến cảng nổi sẽ tiếp nhận 90 xe tải mỗi ngày, nhưng sau đó con số có thể lên tới 150 xe tải.
LHQ cho biết để giải quyết được khủng hoảng nhân đạo, cần 500 xe tải mỗi ngày vào Gaza. Theo số liệu của LHQ, hồi tháng 4, khối lượng hàng hóa nhân đạo và thương mại cao nhất vào Gaza kể từ khi chiến tranh bắt đầu là trung bình 189 xe tải mỗi ngày. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận viện trợ đã giảm dần kể từ khi Israel bắt đầu chiến dịch quân sự ở khu vực Rafah phía Nam Gaza.
Tình trạng thiếu nhiên liệu nghiêm trọng ở Gaza đã buộc LHQ phải hạn chế dầu diesel và cảnh báo rằng các hoạt động viện trợ có thể bị ngừng lại.
Mỹ vạch rõ quan điểm về chiến dịch tại Rafah với Israel
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã truyền đạt sự phản đối của Washington về chiến dịch trên bộ lớn tại Rafah trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ngày 25/3.
Chuyển một em nhỏ bị thương vào bệnh viện ở Rafah, Dải Gaza, sau cuộc không kích của Israel ngày 26/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, Ngoại trưởng Blinken nói rằng Washington phản đối chiến dịch trên bộ quy mô lớn tại Rafah. Ông Miller nhấn mạnh động thái như vậy sẽ càng gây nguy hiểm đến hơn 1,4 triệu người Palestine đang lánh nạn tại đó.
Ông Miller nhấn mạnh Ngoại trưởng Blinken đã nhắc đến giải pháp thay thế cho một chiến dịch trên bộ để có thể đảm bảo cả an ninh cho Israel và bảo vệ người Palestine. Bên cạnh đó, ông Blinken và Bộ trưởng Yoav Gallant cũng thảo luận về tính cấp thiết để đẩy mạnh và duy trì hỗ trợ nhân đạo bổ sung đáp ứng nhu cầu của người dân thường tại Gaza.
Rafah nằm ở khu vực biên giới với Ai Cập, từng là thành phố với 300.000 dân, nay trở thành nơi ẩn náu chính cho người Palestine chạy trốn khỏi cuộc bắn phá kéo dài nhiều tháng của Israel tại Gaza.
Việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết tâm phát động chiến dịch trên bộ tại Rafah đã trở thành vấn đề gây bất hòa chính giữa Tel Aviv và Washington.
Thủ tướng Netanyahu ban đầu đồng ý cử đoàn đại biểu tới Mỹ để trao đổi về chiến dịch Rafah nhưng sau đó đã hủy sự kiện do Washington vào ngày 25/3 bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thông qua, yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.
Trong một diễn biến khác, Hamas tối 25/3 thông báo với các bên hòa giải rằng lực lượng này sẽ giữ vững với quan điểm ban đầu về yêu cầu đối với lệnh ngừng bắn lâu dài, đó là rút binh sĩ Israel khỏi Gaza, để người Palestine phải di dời quay trở lại, trao đổi thực chất các tù nhân. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần từ chối.
Ai Cập và Qatar đã cố gắng thu hẹp khác biệt giữa Israel và Hamas về lệnh ngừng bắn trong bối cảnh khủng hoảng nhân đạo ngày càng sâu sắc tại Gaza và người dân ở dải đất này đối mặt với rủi ro về nạn đói.
LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói. Một chợ tạm ở Rafah, Dải Gaza ngày...