Căng mình ngăn chặn hàng lậu qua sông Sê Pôn
Suốt gần 3 tháng qua, khu vực biên giới thuộc thị trấn Lao Bảo và xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị luôn “ nóng” tình trạng nhập lậu lợn từ Lào vào Việt Nam.
Để ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự cho khu vực, Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Trung (Đoàn 2), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP và Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị đã phối hợp triển khai các chốt thường trực, tăng cường tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ trên biên giới…
BĐBP Quảng Trị tăng cường tuần tra, kiểm soát trên sông Sê Pôn. Ảnh: Trúc Hà
21 giờ, đội tuần tra trên sông và đội tuần tra trên bộ của Đoàn 2 rời tổ công tác bắt đầu một đêm “trắng”. Gọi là đêm “trắng” bởi ngày nào cũng vậy, từ 21 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau, các đội thay phiên nhau tuần tra, mật phục trên biên giới để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các vụ nhập lậu hàng hóa. Suốt gần 3 tháng qua, Đoàn 2 tăng cường quân số lên cửa khẩu quốc tế Lao Bảo để phối hợp với các đơn vị của Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị ngăn chặn lợn nhập lậu từ Lào vào Việt Nam.
Việc các đầu nậu thu gom lợn ở Thái Lan tập kết ở biên giới Lào, đối diện với khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo chờ thẩm lậu đã gây nên tình trạng mất ổn định về an ninh, chính trị. Bên cạnh đó, lợn nhập lậu không qua kiểm dịch cũng gây ra mối nguy cơ về dịch bệnh. Lực lượng Biên phòng triển khai quyết liệt nhiều biện pháp, nhưng các đầu nậu vẫn tìm mọi cách để vận chuyển lợn trái phép qua biên giới.
Đại úy Đặng Văn Hợp, Đội phó Đội chống buôn lậu, Đoàn 2 chia sẻ: Nếu vận chuyển trót lọt, đầu nậu có thể thu lãi 20-30 nghìn đồng/kg lợn hơi. Cuộc sống khó khăn, nhất là sau đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều người dân dù biết vi phạm pháp luật vẫn nhận vận chuyển thuê với giá 2-3 nghìn đồng/con. Thực tế, ở Thái Lan, lợn được nuôi trong trang trại có điều hòa không khí, được ăn uống đầy đủ, nay đưa về biên giới bị nhốt trong chuồng thô sơ, thức ăn thiếu, thời tiết nắng nóng nên số lợn chết hoặc sụt cân nhiều.
Thêm vào đó, với việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam, các đầu nậu lo rằng, nguồn cung sẽ không còn thiếu hụt như trước khiến giá thành giảm. Trong khi đó, BĐBP triển khai lực lượng ngăn chặn 24/24 giờ, rất khó tìm được sơ hở, bởi vậy, các đầu nậu càng ráo riết tìm mọi cách đẩy hàng nhanh ngày nào thì bớt nguy cơ lỗ ngày ấy. Có những thời điểm, mặc dù lực lượng Biên phòng đang chốt giữ, nhưng bên kia biên giới, lợn tập kết sát bờ sông, đưa lên thuyền, phủ bạt chờ sẵn để đưa qua sông.
2 giờ sáng, chúng tôi tiếp tục theo đội tuần tra của Đoàn 2 gồm Đại úy Trần Văn Hiển, Đại úy Đặng Văn Thắng và Thiếu tá Nguyễn Tiến Đạt đi dọc theo bờ sông Sê Pôn, từ xã Tân Thành ngược lên cửa khẩu. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại gặp những chiếc xe máy đi ngược chiều, trời tối mịt, người điều khiển xe máy đeo khẩu trang kín mít nhưng vẫn nhận ra “người nhà” qua bộ quân phục rằn ri. Đường vắng vẻ nhưng cứ vài trăm mét đến 1 cây số lại thấy có bóng điện công suất lớn chiếu sáng cả mặt sông.
Đại úy Đặng Văn Thắng nói, đó là các chốt trực tại các điểm lên xuống bến sông của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Lúc chiều, Thiếu tá Nguyễn Văn Hiếu, Phó Đồn trưởng nghiệp vụ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cũng đã có những trao đổi về công tác triển khai và những khó khăn mà đơn vị đang gặp phải. Quản lý 16km đường biên giới, trong đó có 11km trên sông Sê Pôn, trước tình hình vận chuyển trái phép lợn qua biên giới, đơn vị đã triển khai 23 chốt cố định, 1 chốt cơ động trên sông. Về cơ bản, đây là các chốt trực phòng, chống Covid-19 trước đây, nay thêm tình hình nhập lậu lợn trái phép, đường biên giới được “tăng dày” thêm các chốt.
Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị đã tăng cường 100 cán bộ từ tuyến sau chi viện cho các đồn Biên phòng tuyến Việt Nam – Lào, chủ yếu cho Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt, các chốt dựng bằng bạt dã chiến nên điều kiện ăn, ở của cán bộ, chiến sĩ gặp nhiều khó khăn. Duy trì chốt trực từ sau Tết, lại phải thường trực 24/24 giờ, bởi vậy mà việc đổi quân, bố trí thời gian nghỉ ngơi vẫn chưa được tối ưu sao cho vừa đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ mà vẫn bám trụ lâu dài thực hiện nhiệm vụ.
Mấy tháng vừa rồi, phía Lào đóng cửa khẩu, người dân 2 nước không qua lại được. Trong khi ấy, nhiều người Việt thuê đất trồng chuối ở các vùng sát biên giới thuộc huyện Sê Pôn, tỉnh Sa Vẳn Na Khệt. Chuối 2 tháng không được chăm sóc, trông coi nên xảy ra mất trộm hoặc đến kỳ không được thu hoạch kịp thời gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Mặc dù đã được tuyên truyền, giải thích, nhưng người dân vẫn tập trung đến các lối mở để tìm cơ hội vượt biên trái phép sang Lào.
Video đang HOT
Chốt gác của BĐBP trên biên giới huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Trúc Hà
Khi chúng tôi về tới tổ công tác của Đoàn 2 thì kim đồng hồ cũng chỉ 6 giờ sáng. Những người phiên trước đã trở dậy chuẩn bị ca trực mới. Đêm qua, đội tuần tra dưới sông phát hiện được 3 vụ, thông báo cho đội cơ động đến “đón đầu”, giờ vẫn đang phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo lập biên bản xử lý.
Theo Thượng tá Bùi Đức Trung, Đoàn trưởng Đoàn 2, để đối phó với lực lượng Biên phòng, các đối tượng dùng nhiều phương thức, thủ đoạn. Điển hình là tận dụng chuồng trại sát sông Sê Pôn, sẵn sàng thu gom lợn thẩm lậu để thu tiền hoa hồng. Các lối xuống bờ sông, các đối tượng lấy gạch, đá, cành cây, thậm chí dùng dây thép gai để rào đường đi nhằm ngăn chặn lực lượng chức năng xuống bến. Nước sông Sê Pôn vốn đang cạn, việc tuần tra bằng xuồng, ghe đã khó, chúng còn thả lưới nhằm ngăn ca nô tuần tra.
Thậm chí, các chủ lợn còn cho người theo dõi lại lực lượng chống buôn lậu để dễ bề đối phó. Đối với các trường hợp bị bắt quả tang, khi bị phát hiện, các đối tượng thường bỏ chạy, sau đó đưa phụ nữ, trẻ em ra cướp hàng. Dù rất thông cảm với khó khăn của bà con, nhưng chúng tôi vừa tuyên truyền, giải thích, vừa kiên quyết bắt giữ, phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, tịch thu tang vật và tiến hành tiêu hủy theo đúng quy định.
Theo đánh giá, việc cho phép nhập khẩu lợn sống để nuôi, giết mổ làm thực phẩm có thể làm giảm tình trạng nhập lậu lợn vì nguồn cung trong nước ổn định khiến giá thành giảm. Tuy nhiên, cũng đặt ra những vấn đề mới cần phải phòng ngừa như gian lận về số lượng, chủng loại… Đơn vị đã có những đề xuất lên cấp trên, xây dựng kế hoạch, trao đổi với Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị để làm tốt công tác ngăn chặn từ xa và sẵn sàng cho những tình huống mới.
Vườn cây ở đây xanh tốt, trái mít Thái to đùng giữa thời hạn mặn
Qua Đồng Tháp Mười từ Tiền Giang, Đồng Tháp tới Long An, chúng tôi không phải băng đồng dưới cái nắng tháng ba chói chang, mà chạy trên đường đan dưới những khu vườn rợp bóng cây ăn trái.
Có người ví von vùng lúa Đồng Tháp Mười đang dần chuyển sang "miệt vườn", đường giao thông- xe gắn máy đang bỏ mặc những dòng kinh ngang dọc từng tấp nập vỏ lãi, ghe xuồng cho lục bình xâm chiếm.
Mít Thái là đầu câu chuyện
Có thể nói, đường giao thông nông thôn đã làm thay đổi đời sống người dân vùng Đồng Tháp Mười rất nhiều. Nhà cửa, xóm làng ven đường sung túc, kiên cố hơn.
Từ vùng thuần nông làm lúa nước, những vườn cây ăn trái đã mở lối chuyển dịch cho nông dân vùng lũ này. Nhiều nhất là mít Thái rợp bóng bên đường "lấn" dần ra ruộng lúa.
Những vườn mít xanh mát giữa Đồng Tháp Mười. Trong ảnh: Anh Chính mỗi ngày tiêu thụ khoảng 500kg mít cho nông dân.
Theo chiếc xe máy "thồ" trái cây của anh Lê Văn Chính- thương lái mua trái cây, chúng tôi chạy dưới đường đan rợp bóng mít, chuối, dừa...thuộc xã Tân Thành (huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An). Khu vực này có hàng chục thương lái như anh Chính, chạy rảo khắp các vườn mua mít. Mỗi thương lái đều có "nhà vườn ruột" của mình, vào tận vườn thăm trái nào vừa thì đốn, nhưng mua theo giá thị trường.
Với kinh nghiệm, "tui nhìn là biết trái mít tới ngày đốn. Chắc ăn hơn thì vạt mặt, múi lên vàng là được"- anh Chính vừa nói vừa đốn trái mít to đùng, nhấc bổng lên vai nhóng chừng "trái này 15kg".
Chú Tư Phon- chủ vườn mít- chỉ có mặt khi anh Chính cân đống mít ở sân. Mấy ngày nay mít có giá tương đối, 32.000 đ/kg mít đẹp, mít "bị sâu" 7.000 đ/kg, tổng cộng gần 2 triệu đồng, chủ vườn đếm tiền vui vẻ. Chú Tư Phon bảo rằng: "Nếu không có cây mít, nông dân làm lúa chan chát... chắc chết".
Hơn 5 công mít Thái của chú "trồng chơi ăn thiệt, năm bảy bữa đốn vài trái mít cầm bạc triệu ngon lành", trong khi làm lúa 3 tháng thu hoạch lúc giá thấp, chi phí cao thì "huề vốn là mừng".
Vậy nên theo chú Tư Phon, mít Thái được coi là cây thoát nghèo, nhiều cánh đồng ở Tân Thành đã... lên vườn muốn hết!
Vườn mít Thái sai trái rợp bóng giữa Đồng Tháp Mười.
Thật vậy, mít Thái luôn là đầu câu chuyện của người dân vùng Đồng Tháp Mười hiện nay. Thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Long An cho thấy toàn tỉnh có hơn 1.000ha trồng mít Thái, nhiều nhất ở các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Thủ Thừa và TX Kiến Tường.
Chỉ tính trong năm 2019, diện tích trồng mít mới là trên 380ha. Theo tính toán, với giá bán bình quân từ 10.000- 35.000 đ/kg, có thời điểm 50.000- 65.000 đ/kg, trồng mít Thái cho doanh thu 300- 600 triệu đồng/ha/năm. Với mức lợi nhuận cao gấp nhiều lần trồng lúa, nông dân hồ hởi người này chạy theo người kia lên vườn trồng mít.
Cùng với mít, một cán bộ Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Vĩnh Hưng (tỉnh Long An) bảo rằng: "Bưởi da xanh Khánh Hưng rất ngon. Toàn huyện hiện có 21,8ha mít Thái siêu sớm (diện tích trên 2 công trở lên), ngoài ra có 343ha trồng xoài, bưởi, sầu riêng, thanh long, mãng cầu... Trước đây người dân ngại nước phèn, nhưng nay đã biết cải tạo đất bằng cách lên luống, đào rãnh giữa những hàng cây vừa cung cấp nước tưới".
Một trong nhiều dòng kinh không còn bóng vỏ lãi, ghe xuồng.
Rõ ràng là nhiều cánh đồng lúa vùng Đồng Tháp Mười đang chuyển đổi sang trồng cây ăn trái. Tuy nhiên, câu chuyện sâu hại, dịch bệnh cây trồng và "trồng mít nhiều để bán cho ai" đang là vấn đề còn... treo ngoài xóm ngõ!
Thấp thoáng nỗi lo hạn, mặn
Anh Chính bảo nhờ có đường sá mà chiếc xe "thồ" mỗi ngày 2 chuyến (chừng 250 kg/chuyến) chạy ra chạy vào mua mít, trái cây từ vườn chở ra vựa bán nhanh chóng. Đường giao thông làm thay đổi phương thức vận chuyển của thương lái, nên nhiều nhà nông cũng mạnh dạn chuyển đổi cây trồng.
Đường từ ngã ba Cổ Cò (Cái Bè- Tiền Giang) đưa khách tới huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thẳng hướng thị trấn Mỹ An hay rẽ qua mấy ngã mới tới bến đò qua chợ xã Đốc Binh Kiều. Khách cầm xe gắn máy chạy lần đầu thấy... phức tạp, nhưng người dân ở đây bảo "hồi đó chỉ có phà đưa đi các ngã, giờ hầu hết đều có đường đan, có cầu nối ngã năm qua ngã bảy...".
Nói "lòng vòng" vậy để thấy rằng chạy song song những tuyến kinh ngang dọc ruộng đồng giờ đường đá tiếp đường đan nối đường nhựa từ Tháp Mười xuyên Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa (Long An)...
Nhà của anh Phạm Thanh Đề nằm sâu trong nội đồng xã Tân Lập (Tân Thạnh), hồi trước phương tiện đi lại duy nhất là chiếc vỏ lãi: mùa nước thì băng đồng, mùa khô thì xẻ ngang, xẻ dọc mấy con kinh mới vô được tới nhà. Còn bây giờ, xe máy bon bon tận cửa. Những chiếc ghe hết "nhiệm vụ" lật úp trên sân, những chiếc xuồng thôi băng đồng chìm luôn tại bến, những dòng kinh xanh xanh dày đặc lục bình...
Một hình ảnh phổ biến hiện nay ở Đồng Tháp Mười, đường giao thông đã thay thế những dòng kinh trong việc lưu thông, vận chuyển nông sản.
Sau thu hoạch vụ Đông Xuân, nhiều cánh đồng huyện Tân Thạnh đã nhanh chóng xuống giống Hè Thu, chú Tư Phon cho biết ở cánh đồng Tân Thành "giờ lúa đang ngậm đòng đòng". Trong khi đó, cánh đồng Tân Lập không đồng loạt: ruộng mới sạ nằm cạnh ruộng lúa đã vàng bông, nhiều dãy ruộng còn nguyên gốc rạ...
"Năm nay, nhiều người sợ nước mặn, khô hạn nên chưa dám sạ lúa Hè Thu, thành thử đồng ruộng mới nham nhở vậy"- anh Đề giải thích. Tính tới tính lui, anh và một vài hộ quyết định sạ, ai e dè thì nhóng nhóng nghe thông tin "chắc nay mai cũng sạ chứ gì". Mùa này nước cạn sâu dưới kinh, ruộng ai nấy đắp bờ bơm nước cho đồng lúa của mình.
Thống kê sơ bộ của ngành chức năng tỉnh Long An, do ảnh hưởng của hạn, mặn, đến thời điểm này đã có hàng ngàn héc ta lúa bị thiệt hại.
Tình hình xâm nhập mặn đang xảy ra gay gắt và dự báo sẽ còn lấn sâu vào các sông trên địa bàn tỉnh Long An như sông Rạch Cát, Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sông Tra. Nhiều người dân cho biết, vùng nội đồng trước giờ chỉ sợ phèn, nhưng bây giờ câu chuyện sản xuất, tưới tiêu đã thấp thỏm lo thiếu nước, còn lo "nước mặn tới đâu rồi?"
Qua Đồng Tháp Mười hôm nay bỗng nghe khan khát...
Trần Phước
Quảng Trị: 8X giả phụ nữ xuống sông tắm để vượt biên Nam thanh niên 8X người Quảng Trị đã giả làm phụ nữ đi xuống bờ sông tắm rồi vượt biên, bấp chấp lệnh dừng xuất nhập cảnh và chỉ thị cách ly toàn xã hội của Thủ tướng. Ngày 4/4, thượng tá Tạ Đình Hoạt - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thuận (Biên phòng Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa phát hiện,...