Cảng Long An có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 100.000 DWT
Theo thông tin từ UBND tỉnh Long An, đến nay, dự án cảng quốc tế Long An đã hoàn thành 3 cầu cảng với chiều dài 630m.
Năm 2020, cảng quốc tế Long An tiếp tục xây dựng cầu cảng số 4, số 5 và số 6 đón được tàu có trọng tải lên đến 70.000 DWT và đưa vào khai thác năm 2021.
Cảng biển quốc tế Long An. Ảnh: CÔNG TOẠI
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đang xúc tiến hoàn tất các thủ tục pháp lý nhằm mở rộng quy mô, chuẩn bị tiến hành xây dựng các cầu cảng số 8 và số 9 có thể đón được tàu có trọng tải lên đến 100.000 DWT; nâng tổng chiều dài liên tục của hệ thống cầu cảng lên đến 2.368m, trở thành một trong những cầu cảng quốc tế có chiều dài bờ cảng lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Nằm trên luồng sông Soài Rạp, mé phải thượng nguồn sông Đồng Nai, cách cửa biển 19km, cách phao số 0 khoảng 40km, dự án cảng quốc tế Long An nằm trong quần thể gồm 4 khu dự án với tổng quy mô 1.935ha, bao gồm: Cảng quốc tế Long An, KCN Đông Nam Á Long An, Khu dịch vụ công nghiệp Đông Nam Á Long An và khu đô thị Đông Nam Á Long An.
Trong đó, cảng Long An có diện tích 147ha, được đầu tư xây dựng với 3 giai đoạn, có tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng, bao gồm: 7 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 70.000 DWT; hệ thống nhà kho, kho ngoại quan; hệ thống bãi container và các công trình phụ trợ khác.
Video đang HOT
Tất cả hạng mục cũng như hệ thống các trung tâm điều hành đang được khẩn trương triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Riêng diện tích kho phục vụ lưu trữ tại cảng là hơn 400.000m2, phục vụ nhu cầu vận chuyển, lưu kho hàng nông thủy sản, phân bón, sắt thép… của khu vực ĐBSCL và là cửa ngõ để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong khu vực Đông Nam bộ tập kết đóng hàng và phân phối bằng đường bộ, đường biển hoặc thủy nội địa.
Tỉnh Long An cũng đã đầu tư hoàn thiện trục tỉnh lộ 830 từ cảng kết nối với quốc lộ 50 và quốc lộ 1 để thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa đến các địa phương lân cận. Bên cạnh đó, cảng quốc tế Long An còn có khu liên hợp công nghiệp, khu dịch vụ công nghiệp, khu đô thị và các khu dịch vụ cảng biển, lưu trú…
Trong quá trình vừa xây dựng vừa khai thác, cảng quốc tế Long An đã đón gần 1.000 chuyến tàu trong và ngoài nước, đạt gần 1 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng, đáng chú ý nhất là cảng đã tiếp nhận và bốc dỡ hàng hóa thành công nhiều tàu tải trọng 50.000 DWT.
Dân Đồng Tháp Mười lại "xé rào" nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt
Mặc dù Đồng Tháp Mười (khu vực tỉnh Long An) là vùng ngọt hóa, nhưng thời gian qua hàng loạt diện tích đất lúa đã được bà con nông dân chuyển thành ao nuôi tôm thẻ chân trắng.
Năm 2019, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) là con số 0. Đến tháng 3/2020, số diện tích này đã tăng vọt lên 57,2ha, tập trung tại các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa và Mộc Hóa.
Nuôi tôm thẻ chân trắng cặp bờ kênh 79 (ấp 7, xã Tân Lập, Mộc Hóa, Long An)
Trong đó, theo kết quả khảo sát của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An mới đây, hiện tại xã Tân Lập (huyện Mộc Hóa) có 12 hộ đang nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 20,7ha.
Ngoài ra, có 6 hộ đã đào ao nhưng chưa nuôi thả tôm với tổng diện tích 3,4ha tại ấp 3 và ấp 7. Năm 2019, tại xã này mới có 7 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích hơn chục ha.
Tháng 11/2019, trao đổi với PV Dân Việt về việc nông dân trên địa bàn huyện đào ao nuôi tôm, ông Lâm Hòa Xứng - Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa cho biết: Quan điểm của huyện, với những hộ đã lỡ đào ao nuôi tôm sẽ hướng dẫn xử lý, đảm bảo môi trường trong khi nuôi. Còn từ đây nếu hộ nào phát sinh nuôi tôm sẽ xử lý nghiêm.
Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thị Phương Khanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Long An, việc để xảy ra tình trạng bà con nông dân "xé rào" nuôi tôm thẻ chân trắng trách nhiệm lớn thuộc về chính quyền địa phương.
Tôm thẻ chân trắng vốn sống trong môi trường nước có độ mặn, nên mô hình "nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt" thực chất vẫn phải tạo độ mặn cho nước.
Một ao tôm đang hình thành chuẩn bị thả giống tại xã Tân Lập.
Với đặc tính của tôm sống ở vùng đáy, nên người dân chỉ cần làm mặn vùng đáy ao, vùng nước mặt vẫn ngọt hoàn toàn.
Để làm mặn vùng đáy, hiện người dân thường thả muối hột xuống đáy ao hoặc khoan giếng lấy nước mặn tầng ngầm (độ mặn tỷ lệ 1/1.000).
Theo nhận định của các cơ quan chuyên môn, việc người dân khoan giếng lấy nước mặn từ tầng ngầm để nuôi tôm, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tầng nước ngọt, tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến lún đất, nhiễm mặn vùng ngọt hóa.
Nguy hiểm hơn, việc tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều hộ dân vùng ĐTM.
Vừa qua, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo Sở TNMT tham mưu văn bản và hướng dẫn cụ thể phòng TNMT các huyện tổ chức thực hiện và xử lý các hộ vi phạm việc khoan giếng nước trái phép.
Thu hoạch tôm tại Đồng Tháp Mười
Đồng thời, UBND tỉnh Long An chỉ đạo Sở NNPTNT phối hợp với Tổng cục Thủy sản tổ chức Hội thảo "Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt tại vùng ĐTM" cho bà con nông dân đang nuôi tôm.
Trước đó, vào tháng 11/2019, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo các sở, ngành tỉnh và UBND huyện không chủ trương nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.
Chính thức thông xe cầu Tân An - Long An Chỉ sau 9 tháng thi công cầu Tân An và 5 cầu khác trên tuyến N1 - Long An đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. 10 giờ 20 phút Cầu Tân An chính thức được thông xe Ngày 7/6, Bộ GTVT, UBND tỉnh Long An cùng các đơn vị đã tổ chức buổi lễ thông xe cầu Tân An trên...