Cảng Hải Phòng: Không thoái vốn nhà nước trong năm 2020
Nhiều nhà đầu tư trông chờ cơ hội kiếm lời từ hoạt động thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, theo kế hoạch, việc thoái vốn sẽ không diễn ra trong năm 2020.
Cảng Hải Phòng được cổ phần hóa hóa năm 2014 và có vốn điều lệ 3.269 tỷ đồng, phần vốn nhà nước do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ( Vinalines) nắm giữ chiếm 92,56% vốn điều lệ. Là cảng biển lớn nhất miền Bắc, Cảng Hải Phòng có nhiều tiềm năng tăng trưởng và thu hút sự chú ý của giới đầu tư.
Trong bối cảnh các đợt thoái vốn nhà nước vài năm đây thường tạo sóng cổ phiếu, lâu lâu các nhà đầu tư lại xôn xao đồn đoán về thông tin thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại Cảng Hải Phòng.
Thực tế, nhà đầu tư trên thị trường có cơ hội kiếm lời từ nhiều đợt thoái vốn của Nhà nước, do đó, việc mong đợi thông tin thoái vốn từ các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng là điều dễ hiểu.
Trao đổi với phóng viên Báo ầu tư Chứng khoán, Cảng Hải Phòng cho biết, theo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về kết quả tái cơ cấu và phương án cổ phần hóa Vinalines ngày 30/12/2016, Cảng Hải Phòng là doanh nghiệp do Vinalines nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên.
Cảng Hải Phòng đã thực hiện cổ phần hóa từ tháng 7/2014 và hiện nay, vốn góp của Nhà nước (thông qua Vinalines) là 92,56%. Chủ trương thoái vốn nhà nước tại công ty này là quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thông tin từ Vinalines, theo kế hoạch tái cơ cấu được phê duyệt, Công ty mẹ – Tổng công ty sẽ tiến hành thoái vốn tại 13 doanh nghiệp thành viên trong năm 2020.
Vinalines dự kiến sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOS) từ 51% xuống 49%, tại CTCP Vận tải biển Vinaship (VNA) từ 51% xuống 36%, tại CTCP ầu tư Cảng Cái Lân (CPI) từ 56,58% xuống 51%, tại Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao giảm từ 56% xuống 51%.
Tổng công ty sẽ thoái vốn toàn bộ tại 7 doanh nghiệp gồm CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (VST, 49%), CTCP Vận tải biển Hải Âu (SSG, 26,46%) CTCP Hợp tác lao động với nước ngoài (ILC, 24,9%), CTCP ầu tư và thương mại hàng hải (12,94%), CTCP Hàng hải ông ô (DDM, 48,97%), CTCP Vận tải biển và thương mại Phương ông (NOS, 49%) và CTCP Vinalines Nha Trang (98,34%).
Video đang HOT
Ngoài ra, Vinalines dự kiến thoái 300.000 cổ phần tại CTCP Phát triển khu công nghiệp Tín Nghĩa (TIP) và hơn 47.800 cổ phần tại Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư (PEG).
Hiện tại, trong kế hoạch năm 2020, không có nội dung thoái vốn nhà nước tại Cảng Hải Phòng.
Chia sẻ thêm về vấn đề thu hút nhà đầu tư chiến lược, Cảng Hải Phòng cho biết, mục đích lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa là mong muốn tìm kiếm nhà đầu tư có uy tín, có năng lực tài chính, có sự cam kết gắn bó lâu dài và có khả năng hỗ trợ Công ty trong hoạt động sản xuất – kinh doanh về phát triển thị trường khai thác cảng, nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; quản lý, đào tạo nguồn nhân lực; cung ứng nguyên nhiên vật liệu; chuyển giao công nghệ mới, hiện đại…
Tại thời điểm cổ phần hóa, VietinBank có đăng ký tham gia là nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, do còn vướng mắc những quy định từ phía ngân hàng về đầu tư ngoài ngành nên cuối cùng VietinBank không tham gia.
Hiện chưa có chủ trương thoái vốn nhà nước tại Cảng Hải Phòng, do vậy chưa lựa chọn các cổ đông chiến lược. Khi có chủ trương thoái vốn, Công ty sẽ công bố thông tin ra công chúng.
áng chú ý, Cảng Hải Phòng đang hạch toán, quản lý và khai thác hai cầu cảng số 4, số 5 thuộc bến cảng Chùa Vẽ.
ây là tài sản Nhà nước đầu tư bằng vốn vay ODA, sau đó bàn giao cho Công ty quản lý, khai thác. Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, giá trị 2 cầu cảng chưa được kết toán.
ến nay, vấn đề xử lý giá trị 2 cầu cảng này chưa kết thúc, dẫn tới báo cáo tài chính năm 2019 của Cảng Hải Phòng có ý kiến ngoại trừ.
Theo đó, Cảng Hải Phòng ghi nhận giá trị tài sản này là 150 tỷ đồng. Công ty tạm ghi nhận giá trị các khoản vay liên quan đến các tài sản này và chi phí lãi vay phải trả ước tính tại 31/12/2019 lần lượt là 383 tỷ đồng và 204 tỷ đồng.
Công ty đang chờ phê duyệt chính thức của Bộ Tài chính về phương án vay, trả nợ và sẽ điều chỉnh báo cáo tài chính nếu cần thiết.
5 lần lùi, giãn tiến độ, Vinalines vẫn chưa chốt mốc Đại hội đồng cổ đông lần đầu
Dù đã có tới 5 lần lùi, giãn tiến độ, nhưng đến nay, vẫn chưa xác định được thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Công ty mẹ, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Sau khi vỡ mốc kế hoạch Đại hội đồng cổ đông vào tháng 9/2019, cho đến ngày 18/12/2019, Vinalines vẫn chưa có thêm thông báo mới gửi trực tiếp các cổ đông hoặc đăng tải trên website của Tổng công ty.
Loay hoay chốt mốc
"Cho đến thời điểm này, chúng tôi vẫn đang đợi ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc xử lý vướng mắc khi thực hiện chuyển Vinalines thành công ty cổ phần", một quan chức thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xác nhận với Báo Đầu tư vào chiều ngày 18/12/2019.
Trước đó, ngày 4/12/2019, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 11082/VPCP-DMDN đề nghị 4 bộ: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Tư pháp và Giao thông - Vận tải đề nghị cho ý kiến đối với Công văn số 1953/UBQLV-CNHT ngày 29/11/2019 của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gửi Thủ tướng về vướng mắc khi thực hiện chuyển Công ty mẹ - Vinalines thành công ty cổ phần. Thời hạn cho ý kiến được Văn phòng Chính phủ ấn định là trước ngày 15/12/2019 để kịp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cần phải nói thêm rằng, tại thời điểm này, ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ có đồng thuận với toàn bộ các đề xuất tháo gỡ vướng mắc do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Vinalines cũng khó có thể tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trước ngày 31/12/2019.
Do có khá nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến báo cáo tài chính cần được rà soát, cập nhật lại và tối thiểu 10 ngày để thông báo triệu tập cổ đông, nên nếu mọi việc suôn sẻ, Vinalines cũng chỉ có thể tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu trong quý I/2020.
Đây đã là lần thứ 5 kể từ tháng 9/2018 - thời điểm hoàn thành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), Vinalines phải thay đổi kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu.
Tại thư mời họp được phát đi cuối tháng 6/2019, Vinalines đã chính thức công bố các thông tin liên quan đến Đại hội đồng cổ đông lần đầu như dự thảo điều lệ; báo cáo quá trình cổ phần hóa công ty mẹ; tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm 2019 - 2020... Lý do được đưa ra là chưa đủ điều kiện tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu Công ty mẹ - Vinalines theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
Tuy nhiên, sau khi vỡ mốc kế hoạch Đại hội đồng cổ đông vào tháng 9/2019, cho đến ngày 18/12/2019, "ông lớn" ngành vận tải biển vẫn chưa có thêm thông báo mới gửi trực tiếp các cổ đông hoặc đăng tải trên website của Tổng công ty.
Sốt ruột
Trong số 4 -5 vướng mắc mà Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp muốn xin ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, việc điều chỉnh mức vốn điều lệ, cơ cấu vốn điều lệ của Vinalines hậu IPO và bán cho cổ đông chiến lược là vấn đề gây nhiều lúng túng nhất.
Tại khoản 4, Điều 1, Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 20/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Vinalines, vốn điều lệ của doanh nghiệp này được quy định là 14.046 tỷ đồng, tương đương 1,404 tỷ cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, trong đó, Nhà nước nắm 65% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 0,16% vốn điều lệ; cổ phần bán cho tổ chức công đoàn là 0,04% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược là 14,8% vốn điều lệ và bán đấu giá công khai là 20% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, do việc bán cho cổ đông chiến lược bất thành và chỉ có một lượng nhỏ cổ phiếu được bán qua đấu giá, nên Vinalines sẽ phải tiến hành điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ. Đây là lý do khiến vốn điều lệ của Công ty mẹ - Vinalines theo đề xuất của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (tại Công văn số 1953/UBQLV-CNHT) sẽ chỉ còn 12.005,88 tỷ đồng (giảm 2.040 tỷ đồng so với Quyết định số 751/QĐ-TTg). Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu cũng sẽ có sự thay đổi đáng kể khi cổ đông Nhà nước sẽ nắm tới 99,469% vốn điều lệ tại Công ty mẹ - Vinalines; trong khi cổ phần do các cổ đông bên ngoài nắm giữ thông qua thắng đấu giá chỉ còn vỏn vẹn 0,452% vốn điều lệ.
Điều đáng nói là, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định, đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động, nhưng Quyết định số 751/QĐ-TTg lại không quy định rõ việc điều chỉnh mức vốn điều lệ giảm so với quyết định của Thủ tướng đã phê duyệt.
Trước khi gửi Công văn số 1953/UBQLV-CNHT tới Thủ tướng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã hỏi ý kiến một số bộ, ngành liên quan. Trong Công văn số 4567/BTP-PLDSKT, Bộ Tư pháp cho rằng, đây là thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước, không cần báo cáo Thủ tướng sửa đổi Quyết định số 751/QĐ-TTg để điều chỉnh vốn điều lệ, cơ cấu cổ đông.
Bên cạnh đó, trong quá trình chuẩn bị Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Vinalines xuất hiện thêm tình huống mới là việc Tổng công ty bỏ hơn 400 tỷ đồng mua lại 75,01% cổ phần của Công ty CP Đầu tư khoáng sản Hợp Thành để nắm chi phối Công ty CP Cảng Quy Nhơn - đơn vị không có tên trong danh mục công ty con, công ty liên kết trong phương án cổ phần hóa. Vinalines cũng phải chờ ý kiến của các bộ, ngành liên quan đến việc xử lý chuyển giao cảng trung chuyển Vân Phong; đề xuất vay trả lương người lao động tại Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin - hai vấn đề cũng không có trong phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt.
"Những tình huống phát sinh này vẫn đang phải chờ cấp có thẩm quyền cho ý kiến, nên việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của Vinalines chưa thể thực hiện, dù Tổng công ty rất muốn sớm kết thúc để bước sang giai đoạn hoạt động mới", một lãnh đạo Vinalines cho biết.
Tính đến ngày 18/12/2019, thời gian tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu của Công ty mẹ - Vinalines đã kéo dài quá 12 tháng kể từ thời điểm hoàn thành bán cổ phần lần đầu (ngày 5/9/2019).
Trong khi đó, khoản 1, Điều 14, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP quy định: "Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc bán cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa phải tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần và thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật".
Anh Minh
Theo Baodautu.vn
PV Gas đặt kế hoạch lãi 6.636 tỷ, chưa có phương án thoái vốn Nhà nước Năm 2020, PV Gas chịu tác động kép của giá dầu và đại dịch COVID-19 nhưng vẫn đặt kế hoạch lãi 6.636 tỷ đồng và cổ tức 30%. Sáng 5/5, Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas, HoSE: GAS) đã thông qua kế hoạch doanh thu 66.163,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau...