Cáng áp lực âm diệt khuẩn vận chuyển F0

Theo dõi VGT trên

Cáng áp lực âm vận chuyển F0 do các thành viên Học viện Kỹ thuật Quân sự chế tạo, đã sử dụng tại 3 bệnh viện, có tính năng khử và diệt khuẩn giúp mầm bệnh không bị phát tán xung quanh.

Đại tá, phó giáo sư Nguyễn Huy Hoàng, Học viện Kỹ thuật Quân sự, cho biết cáng áp lực âm (CALA – 2) được hiểu như buồng áp lực âm thu nhỏ bằng diện tích cáng di chuyển bệnh nhân. Cáng có áp suất bên trong thấp hơn bên ngoài.

Cáng áp lực âm diệt khuẩn vận chuyển F0 - Hình 1

Cấu tạo của cáng áp lực âm khiến virus không thể ngược dòng không khí để lọt ra bên ngoài được. Ảnh: Học viện Kỹ thuật Quân sự

Theo đại tá Hoàng, không khí trong túi áp lực âm chỉ có thể đi vào và ra theo một chiều từ cửa dùng để lấy khí vô khuẩn vào, đầu ra được hút xử lý đạt chuẩn quy định an toàn với màng lọc loại bỏ virus trước khi thoát ra ngoài theo hệ thống thông gió. Điều này giúp tránh phát tán virus, vi khuẩn lây bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo từ bệnh nhân ra quần thể bên ngoài trong quá trình vận chuyển.

“Virus sẽ được giữ lại trên các màng lọc, cho đến khi chúng tự c.hết hoặc b.ị g.iết c.hết lúc bộ lọc được các nhân viên kỹ thuật bệnh viện khử trùng và thay mới”, đại tá Hoàng mô tả thêm về cấu tạo của cáng.

Hiện, cáng áp lực âm được dùng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Sản phẩm vừa được đưa vào bệnh viện dã chiến Bình Dương do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phụ trách.

Cáng được dùng vận chuyển F0 hoặc cách ly bệnh nhân nghi bị nhiễm hoặc bị nhiễm tạm thời trong các cơ sở y tế trong lúc chờ đợi xử lý tiếp theo. Ngoài Covid-19, cáng cũng có thể dành cho bệnh truyền mắc bệnh nhiễm nặng, dễ lây của các bệnh viện như lao, sởi, thủy đậu, cúm…

Cáng áp lực âm diệt khuẩn vận chuyển F0 - Hình 2

Video đang HOT

Cáng áp lực âm tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Học viện Kỹ thuật Quân sự

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đ.ánh giá trong quá trình phòng chống Covid-19, vận chuyển bệnh nhân trên cáng áp lực âm này giúp cách ly virus với các nhân viên y tế hay cộng đồng, phòng ngừa nguy cơ lây bệnh rất hiệu quả cao.

Tiến sĩ Bình kỳ vọng những sản phẩm của Học viện Kỹ thuật Quân sự trong lĩnh vực Điện tử Y sinh tiếp tục được triển khai tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng như các bệnh viện khác.

Một sản phẩm khác của Học viện Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu và chế tạo, đang được sử dụng tại một số bệnh viện điều trị Covid-19 là robot Vibot đưa cơm, trò chuyện với F0.

Lớp học đặc biệt chuẩn bị cho viện dã chiến 500 giường

Đúng 1h30, y bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã ngồi sẵn trước màn hình máy tính, tham gia buổi tập huấn kỹ năng điều trị bệnh nhân Covid-19.

Gần một tuần qua, ngày nào, vào giờ này, khoảng 800 nhân viên y tế Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng ngồi trước máy để tập huấn trực tuyến kiến thức về Covid-19. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện, cho biết những nhân viên này sẽ là lực lượng nòng cốt, tham gia điều trị tại Bệnh viện dã chiến 500 giường đang được gấp rút xây dựng để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại Hà Nội.

Là người có mặt khá sớm, bác sĩ Đỗ Ngọc Minh, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, nói anh luôn cố gắng thu xếp công việc dang dở để đúng giờ vào lớp. Bàn làm việc ngoài chiếc laptop còn là danh sách câu hỏi anh chuẩn bị để trao đổi trước khi vào bài.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia buổi họp trực tuyến lên đến 800 người, ai cũng tự giác, một tuần trôi qua nhưng quân số không hề giảm. Ai cũng xác định học để làm và sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào", bác sĩ Minh nói.

Mỗi buổi học gồm hai nội dung, do bác sĩ từng có kinh nghiệm chống dịch đứng lớp. Khi học, mọi người gửi câu hỏi qua phần tin nhắn để giảng viên đọc và trả lời. Tùy thuộc vào nội dung buổi học, bác sĩ cân nhắc thời gian cho phần lý thuyết và giải đáp phù hợp. Ví dụ, ở buổi học để phân loại, sàng lọc bệnh nhân thì có thể kéo dài một tiếng còn buổi học khó như thở oxy dòng cao, thở máy xâm nhập thì số lượng câu hỏi ít hơn, khoảng 30 phút trong tổng thời gian dạy.

"Đối với những bác sĩ không thuộc chuyên ngành hồi sức sẽ chú trọng kiến thức đơn giản trước để tham gia điều trị tầng thấp, còn bệnh nhân nặng và nguy kịch phải cần thêm nhiều thời gian để trau dồi", bác sĩ nói.

Bác sĩ Minh nhớ như in diễn tiến của bệnh nhân nặng, được kể lại trong buổi học, hôm 2/8. Bệnh nhân nam, đang ngồi thở, SpO2 chỉ còn 62 đến 65% trong khi một người bình thường phải từ 95 đến 100%. Anh được giảng viên giải thích đây là trường hợp thiếu oxy tiềm ẩn, "nếu vận động gắng sức, bệnh nhân có thể đột tử mất bất cứ lúc nào".

"Nếu là trước đây, anh em ngoài chuyên ngành hồi sức sẽ không ai để ý cách xử trí cho tình huống này. Giờ thì khác, tôi hiểu ra nếu mình không phân loại tốt, không theo dõi đủ, không biết bệnh nhân chuyển biến nặng thì có thể mất bệnh nhân bất cứ lúc nào", bác sĩ Minh nói.

Ý thức được điều này, anh và các bác sĩ khác học thêm cách phân loại và hiểu thêm "với bệnh nhân Covid-19 không gì có thể xảy ra, có khi đang khỏe mạnh bất ngờ diễn biến nặng". Việc chẩn đoán, phân loại đúng bệnh nhân là cách để giảm bớt gánh nặng cho nhân viên tuyến sau.

Trong đợt tập huấn này, bệnh viện huy động các bác sĩ ở tất cả chuyên ngành như nội, ngoại, da liễu, nam khoa... tham gia học. Nội dung buổi tập huấn là đ.ánh giá mức độ nặng của bệnh nhân Covid-19, hướng dẫn liệu pháp thở oxy cho người bệnh, thở oxy dòng cao, thở máy không xâm nhập, cách cài đặt máy thở ban đầu, lọc m.áu ở bệnh nhân Covid-19, liệu pháp chống đông ở người nhiễm nCoV... Thời gian tập huấn dự kiến kéo dài đến 6/8.

"Đại dịch giúp nhân viên y tế chúng tôi trưởng thành và rèn giũa bản thân. Tất cả đang nhìn về một hướng là chiến thắng đại dịch. Mà muốn thắng thì phải chăm chỉ học hành", bác sĩ nói.

Lớp học đặc biệt chuẩn bị cho viện dã chiến 500 giường - Hình 1

Đoàn chi viện từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ ngành y tế Phú Yên trong điều trị bệnh nhân nặng và đào tạo thêm nhân lực nâng cao tay nghề. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Trực tiếp tham gia giảng dạy, bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên, Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, từng là trưởng đoàn chi viện Phú Yên, cũng lo lắng, hồi hộp. Anh được thông báo trước một tuần để kịp triển khai nội dung nhưng không rõ về số lượng người tham dự.

"Tôi tưởng đây là buổi trao đổi cho các bạn sinh viên trẻ, bác sĩ trẻ nhưng không ngờ còn có cả nhiều trưởng khoa, phó khoa, có người từng là thầy giáo của tôi khi còn học tại trường nên cảm xúc có chút choáng ngợp", anh Nguyên nói. Song, bác sĩ bày tỏ niềm tự hào khi được mang kinh nghiệm và hiểu biết để trao đổi và chia sẻ.

Trước khi lên lớp, anh dành 3-5 ngày để chuẩn bị, xem đi xem lại nhiều lần, có khi đến sát giờ học vẫn ngồi sửa để dễ bài học dễ hiểu nhất. Anh quan niệm, mỗi lần nói là một lần học bởi "khi bạn giảng cho người khác thì người thu được kiến thức nhiều nhất chính là bạn".

Bác sĩ Nguyên cho biết, đợt tập huấn tập trung vào vấn đề hồi sức gồm thở oxy và lọc m.áu trước, sau đó sẽ có buổi học về kiểm soát nhiễm khuẩn, nguy cơ lây nhiễm chéo và thực hành trước khi các y bác sĩ vào điều trị bệnh nhân Covid-19.

Buổi học có rất nhiều câu hỏi thú vị của "học viên" về máy đo oxy, trữ oxy, thở oxy tại nhà, điều trị tại nhà, dự trữ thuốc. Nhiều người muốn "thầy" dạy cách thở đúng nên anh trực tiếp hướng dẫn hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, chu môi để phế nang giãn nở hay liệt kê một số dấu hiệu trở nặng cho F0, F1 cách ly tại nhà.

Khi được hỏi có khó khăn khi hướng dẫn cho bác sĩ trái chuyên ngành, anh Nguyên nói "không". Với anh, bác sĩ điều trị tốt là khi hiểu bệnh. Anh tự tin thông qua buổi tập huấn, gần 800 y bác sĩ đủ kiến thức và hành trang để điều trị người bệnh.

Cùng quan điểm, bác sĩ Minh nói, nhiều người tưởng rằng bệnh nhân Covid-19 với phẫu thuật ngoại khoa hay nội khoa không liên quan nhưng thực tế rất khác. Theo anh, một người đến cơ sở y tế với vai trò là người bệnh chứ không chỉ riêng một cái bệnh. Ví dụ, bệnh nhân khớp gối có thể kèm có tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc có Covid-19. Hoặc một bệnh nhân bị gãy xương từ vùng dịch tễ, từng tiếp xúc F0, có nguy cơ mắc Covid-19, "nhưng vẫn phải chữa gãy xương chứ không chỉ chữa Covid". Việc hiểu về Covid-19 giúp bác sĩ tự bảo vệ mình, tránh nguy cơ lây nhiễm khi làm việc.

Lớp học đặc biệt chuẩn bị cho viện dã chiến 500 giường - Hình 2

Bệnh viện dã chiến 500 giường đang gấp rút xây dựng tại Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: Thành Huyền

Hôm 30/7, Bộ Y tế quyết định thành lập Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (gọi tắt là Bệnh viện điều trị Covid-19 - Y Hà Nội). Đây là tuyến cuối trong điều trị người bệnh Covid-19 ở thành phố, thực hiện chức năng của Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia.

Bệnh viện huy động khoảng 1.000 nhân viên y tế, trong đó lực lượng nòng cốt là từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và một số bệnh viện do Bộ Y tế hỗ trợ. Do đó, bệnh viện đang gấp rút vừa xây dựng cơ sở mới vừa đào tạo nhân sự chi viện. Dự kiến cuối tháng 8/2021, bệnh viện này sẽ đi vào hoạt động.

"Mọi người đùa nhau là chỉ muốn học không muốn hành, song ai cũng xác định nhiệm vụ trước mắt là chung tay chống dịch để cùng vượt qua giai đoạn này", bác sĩ Minh nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ăn thịt lợn mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng sợ này
10:18:34 21/09/2024
Loại rau được coi bẩn nhất chợ nhưng cực tốt cho sức khỏe
11:16:14 22/09/2024
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
11:36:04 22/09/2024
Những lợi ích tốt cho sức khỏe của việc dậy sớm
09:17:45 21/09/2024
Bảo vệ sức khỏe t.iền liệt tuyến để nâng cao chất lượng sống
10:03:51 21/09/2024
Loại quả xấu mã nhưng ăn ngon, được mệnh danh thần dược
10:10:07 21/09/2024
Mùa mưa lũ cẩn thận với sốt xuất huyết
10:53:18 22/09/2024
Người phụ nữ 44 t.uổi suýt t.ử v.ong khi đi tiêm filler nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ chui
09:46:11 21/09/2024

Tin đang nóng

Tôn Bằng đ.ập cửa xông vào nhà riêng của Hằng Du Mục, xé giấy tờ gây bức xúc hậu l.y h.ôn
12:42:41 22/09/2024
Từ thiện Làng Nủ: Hoàng Hường bị Phạm Thoại lên lớp dạy đời, nhắc nhở 1 điều
13:18:36 22/09/2024
25 hộ Làng Nủ: dời về nhà tạm cư của Vingroup, vật chất bên trong gây ngỡ ngàng
14:19:31 22/09/2024
Phương Anh: Em trai chuyển giới "bốc lửa" của Ngân 98, bị tình cũ "phốt" ở bẩn
14:01:41 22/09/2024
Hôn lễ hot nhất hôm nay: Nữ diễn viên hạng A và thiếu gia kém 9 t.uổi tung ảnh cưới đẹp tựa poster phim trước giờ G
12:52:57 22/09/2024
Á hậu HongKong 'đam mê' làm bé 3, "con gái" Lương Triều Vỹ, bị tẩy chay?
14:36:16 22/09/2024
Kỳ Duyên đăng quang HH Du Lịch VN toàn cầu, bị phốt mua giải, lộ ảnh nhạy cảm
13:05:00 22/09/2024
Bức ảnh g.ây s.ốc của Triệu Lộ Tư và Thái Từ Khôn ở Milan Fashion Week
13:38:47 22/09/2024

Tin mới nhất

Ăn trứng có thể giúp não bạn nhạy bén hơn và ngăn ngừa suy giảm nhận thức

11:13:58 22/09/2024
Kết quả cho thấy nam giới có xu hướng tiêu thụ nhiều trứng hơn phụ nữ, với một số người ăn từ hai đến bốn lần mỗi tuần, trong khi một số khác ăn hơn năm lần.

Cây thuốc quý người Việt ai cũng trồng nhưng lại chỉ để làm cảnh

11:12:03 22/09/2024
Nhờ đó, các vết thương như bỏng, vết cắt, vết loét mau lành hơn, giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo xấu. Bạn có thể hình dung, làn da của bạn sẽ nhanh chóng phục hồi và trở nên mịn màng như trước.

Giảm đột quỵ nhờ uống cà phê, trà theo cách này

10:59:55 22/09/2024
Để đạt được mốc 200-300 mg cà phê mỗi ngày và nhận được các lợi ích nói trên, bạn sẽ phải uống khoảng 3 ly cà phê hoặc 5 tách trà mỗi này.

Đi học trở lại, bệnh chốc lây lan nhanh ở trẻ

10:58:19 22/09/2024
Việc cha mẹ tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian như tắm nước lá, bôi thuốc theo kinh nghiệm truyền miệng cũng có thể làm bệnh nặng hơn, dễ gây ra biến chứng.

Vì sao nên thêm củ dong riềng đỏ vào chế độ ăn của người bị tim mạch?

10:15:40 21/09/2024
Khi các gốc tự do tích tụ, chúng có thể dẫn đến viêm nhiễm và tổn thương động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Những người nào nên hạn chế ăn rau ngót?

09:58:52 21/09/2024
Rau ngót là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, rau ngót ngon, giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Hai loại thực phẩm phổ biến này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

09:50:53 21/09/2024
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc tiêu thụ đồ uống có đường và thịt chế biến làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Cần lưu ý gì khi mắc nấm chân mùa lũ?

05:37:39 20/09/2024
Bên cạnh đó, còn bệnh lý viêm da do vi khuẩn chủ yếu trong thời tiết mưa ẩm, da không còn độ đàn hồi tốt như trước nên dễ bị các vi khuẩn ngoài nấm xâm nhập như chốc, nhọt, viêm nang lông gây viêm da do nhiễm khuẩn.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

05:35:15 20/09/2024
Trong khi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết lại đốt ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chập tối. Loại muỗi này thường trú đậu ở các góc tối, xó tối hoặc trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9

05:32:46 20/09/2024
TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9.

Cảnh báo sốt xuất huyết sau mưa lũ ở Quảng Ninh

05:29:48 20/09/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cảnh báo, dịch sốt xuất huyết hiện đang bước vào giai đoạn cao điểm hàng năm, thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11.

Có thể bạn quan tâm

3 thứ trong nhà càng nhiều càng nghèo khổ: Đó là gì?

Trắc nghiệm

16:32:35 22/09/2024
Trong phong thủy những đồ vật dưới đây càng giữ lại nhiều trong nhà càng hao tài kém lộc nên tránh.Vì sao nên gõ 3 lần trước khi mở cửa nếu bạn đi vắng nhiều ngày mới về?

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine

Thế giới

16:17:16 22/09/2024
Bà Zakharova nhấn mạnh hội nghị thượng đỉnh đó sẽ có cùng mục đích thúc đẩy "công thức Zelensky" và điều này là không khả thi để giải quyết xung đột.

1,2 triệu người căng mắt giúp Đỗ Mỹ Linh trông ái nữ, sau 1 phút tấm tắc bình luận đúng câu này

Netizen

16:12:59 22/09/2024
Sau 1 năm giữ kín thông tin ái nữ, vợ chồng Đỗ Mỹ Linh quyết định công khai dung mạo bé Tuệ An, tên gọi thân mật là Titi. Như nhiều mẹ bỉm nghiện con

Cám: bị spoil toàn bộ kịch bản khi vừa ra rạp, vốn 1 triệu USD nghi 'mất trắng'?

Hậu trường phim

16:09:25 22/09/2024
Mới ra mắt được gần hai ngày nhưng Cám đã gây bão mạng xã hội với hàng loạt bình luận khen chê. Phim cũng lập nhiều kỷ lục phòng vé, cho thấy sức hút từ thương hiệu Tấm Cám. Song, một TikToker đã đăng tải gần như toàn bộ nội dung phim l...

Lưu Đức Hoa sắp ra mắt phim về thảm hoạ phóng xạ

Phim châu á

16:04:33 22/09/2024
Bộ phim Thiêu rụi thành phố với sự tham gia của các diễn viên Lưu Đức Hoa, Mạc Văn Úy, Bạch Vũ, Vương Đan Ni... đang nhận được sự quan tâm của công chúng sau khi công bố trailer.

Triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu, vận chuyển từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh

Pháp luật

15:49:56 22/09/2024
Khám xét khẩn cấp chỗ ở của các đối tượng, Công an thu giữ nhiều giấy tờ giả, trong đó có bằng cấp các loại, giấy đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, giấy tờ tùy thân các loại...

Em gái đi làm ăn xa, 10 năm sau trở về với chiếc ô tô Mercedes, phát cho mỗi người cọc t.iền trị giá 200 triệu

Góc tâm tình

15:44:06 22/09/2024
Sau 10 năm, cả nhà tôi đều ngỡ ngàng khi thấy em gái bước xuống từ chiếc xe Mercedes sang trọng. 10 năm trước, em gái tôi quyết tâm đi xa để làm ăn.

Tỏa sáng với áo khoác dáng dài, chinh phục mọi phong cách trong tiết trời thu

Thời trang

15:36:21 22/09/2024
Với khả năng kết hợp đa dạng, từ trang phục công sở đến dạo phố, áo khoác dáng dài thực sự là một lựa chọn hoàn hảo để bạn tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc.

B Ray tìm được "ngựa chiến" ngay ở tập 1 Rap Việt 2024

Tv show

15:26:02 22/09/2024
Tập 1 của Rap Việt mùa 4 chính thức lên sóng, nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Là một trong 4 huấn luyện viên của chương trình, B Ray cũng đã chọn được thí sinh đầu tiên về đội của mình.

Angelina Jolie thiên vị con chung Brad Pitt, Pax Thiên càng không được điều này!

Sao âu mỹ

15:22:06 22/09/2024
Angelina Jolie vừa có những chia sẻ liên quan đến Vivienne thu hút nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ. Tương tự Pax Thiên, nữ diễn viên cũng có quãng thời tốt đẹp khi làm việc cùng cô con gái nhỏ.

Nhan sắc hớp hồn của hot girl dân tộc Giáy từng 'nổi đình nổi đám' một thời

Người đẹp

15:05:12 22/09/2024
Hot girl Lương Thị Hương Ly từng nổi đình nổi đám trên các trang mạng xã hội nhờ clip hát nhép ca khúc Để Mị nói cho mà nghe của ca sĩ Hoàng Thùy Linh.