Canada vượt Mỹ, đứng đầu top công ty bất động sản lớn nhất thế giới
Tạp chí Forbes vừa bố top những công ty bất động sản lớn nhất thế giới. Trong đó đáng chú ý là Công ty Brookfield của Canada giữ vững vị thế dẫn đầu khi vươt qua 23/35 công ty bât đông san cua My trong năm nay.
Theo xêp hang của Tạp chí Forbes, Công ty Quan ly tai san cua Canada – Brookfield tiếp tục giữ vi thê dân đâu trong nhóm cac công ty bât đông san lơn nhât thê giơi khi moi chi tiêu gần như đều vượt trội. Cu thê, Brookfield có tài sản lớn nhất (256 tỷ USD), doanh thu cao nhất (57,6 tỷ USD), lợi nhuận cao thứ hai (3,5 tỷ USD) và vốn hóa thị trường cao thứ tư (46 tỷ USD).
Đặc biệt, Brookfield đa vươt qua 23 công ty bât đông san lơn nhât cua My, 3 công ty cua Phap, 3 công ty cua Uc, 3 công ty cua Anh, 1 công ty của Trung Quốc và 1 công ty của Thụy Điển. Được biết, Brookfield thanh lâp năm 2000 và đây la công ty lơn thư 4 cua Canada.
Top các công ty bất động sản lớn nhất do Forbes bình chọn năm 2019
Đáng lưu ý, trong bảng xếp hạng này, Link Reit – môt công ty uy thac đâu tư bât đông san cua Hông Kông (Trung Quôc) lai có chỉ số vươt trôi trong 12 thang gân đây, khi kiếm về 5,7 ty USD lợi nhuận. Tiếp theo là 3 công ty của Mỹ có định giá thị trường cao hơn, gồm Tập đoàn di động khổng lồ American Tower Corporation, Nhà điều hành trung tâm thương mại Simon Property Group và Chủ kho Prologis.
Video đang HOT
Theo Global 2000 – bang xêp hang hang năm cua tạp chí Forbes, năm nay co 35 doanh nghiệp là công ty đại chúng lớn nhất và quyền lực nhất về đầu tư bất động sản trên thế giới. Danh sách hàng năm đánh giá các công ty theo bốn chi tiêu như: doanh thu, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường.
Tuy nhiên, danh sách trên không bao gồm các công ty như Blackstone – gã khổng lồ không chỉ có danh mục tài sản lớn mà còn đầu tư vào nhiều loại tài sản khác.
Ngoài ra, năm nay, các công ty tư nhân cũng đã chuyển hướng đầu tư sang thành phố Hudson Yards. Đây là dự án phát triển bất động sản lớn nhất và luôn đươc ban luân nhiêu nhất trong lịch sử của nước Mỹ.
Linh Anh
Theo vietnamnet.vn
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 14/2
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 14/2 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* SCR: CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR - HOSE) quyết định góp vốn 100%, thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH MTV Đầu tư Bất động sản TTC Land Rạch Giá và Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản TTC Land Phú Quốc. Mỗi công ty nêu trên đều có vốn điều lệ 50 tỷ đồng.
* LDG: Ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư LDG (LDG - HOSE) đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu LDG từ ngày 18/2 đến 19/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Hưng sẽ nâng sở hữu tại LDG lên hơn 22,16 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 11,63%.
* HSG: Ông Bùi Thanh Tâm, Phó ban tái cấu trúc CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG - HOSE) đã mua vào hơn 300.000 cổ phiếu HSG từ ngày 21/1 đến 11/2 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Tâm đã nâng sở hữu tại HSG lên hơn 383.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,1%.
* PTB: CTCP Phú Tài (PTB - HOSE) đã thông qua phương án mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ với khối lượng 1,5 triệu cổ phiếu, tương đương với khoảng 3% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Thời gian thực hiện trong tháng 3-4 năm 2019.
* PGI: Ngày 18/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng năm 2018 của Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (PGI - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 19/2. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 12%, thanh toán bắt đầu từ ngày 28/2/2019.
* LMH: CTCP SMD Holdings, cổ đông lớn của CTCP Landmark Holding (LMH - HOSE) đã bán ra 800.000 cổ phiếu LMH trong ngày 30/1. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại LMH từ 1,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,15% xuống còn 0,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,72%, qua đó không còn là cổ đông lớn của LMH.
* DSN: Ngày 22/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt cuối năm 2018 của CTCP Công viên nước Đầm Sen (DSN - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 25/2. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 29%, thanh toán bắt đầu từ ngày 08/3/2019.
* TMT: Bà Lê Thị Ngà, cổ đông lớn của CTCP Ô tô TMT (TMT - HOSE) đã bán thoái vốn toàn bộ 4 triệu cổ phiếu TMT sở hữu, tỷ lệ 10,73% trong ngày 01/2. Tương tự, một cổ đông lớn khác của TMT là ông Bùi Văn Kiên cũng đã bán ra 1,79 triệu cổ phiếu TMT cùng ngày, qua đó giảm sở hữu tại TMT xuống còn hơn 693.000 cổ phiếu, tỷ lệ 1,86%.
* TIX: CTCP Dịch vụ Logistics Nam Sài Gòn, tổ chức liên quan đến ông Nguyễn Đình Minh Triết - Phó tổng giám đốc CTCP Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình (TIX - HOSE) chỉ bán được hơn 190.000 cổ phiếu TIX trong tổng số 400.000 cổ phiếu TIX đăng ký bán từ ngày 15/1 đến 13/2 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, tổ chức trên đã giảm sở hữu tại TIX xuống còn hơn 1,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,2%.
* TCM: Ngày 26/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2018 của CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 27/2. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 19/3/2019.
* CX8: Ông Vũ Tiến Đức, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Xây lắp Contresim 8 (CX8 - HNX) đã mua vào 120.000 cổ phiếu CX8 từ ngày 01/2 đến 11/2. Sau giao dịch, ông Đức đã nâng sở hữu CX8 lên hơn 281.000 cổ phiếu, tỷ lệ 12,75%. Theo chiều ngược lại, ông Nguyễn Đình Nghĩa, Ủy viên HĐQT của CX8 đã bán thoái vốn toàn bộ hơn 101.000 cổ phiếu CX8 sở hữu trong ngày 01/2.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Searefico dự chi gần 22 tỷ đồng tạm ứng cổ tức 2018 Cổ phiếu SRF của Searefico bật tăng trở lại sau năm 2018 liên tục sụt giảm CTCP Kỹ nghệ lạnh (Searefico, mã chứng khoán SRF) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua về việc tạm ứng cổ tức đợt đầu cho năm 2018. Ngày chốt danh sách cổ đông cuối cùng là ngày 25/2, thời gian thanh toán cổ...