Canada trước cơ hội lấp đầy khoảng trống nguồn cung khí đốt tạo ra từ xung đột Nga – Ukraine
Năm 2021, Nga cung cấp gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU), nhưng xung đột Nga – Ukraine dẫn tới các biện pháp trừng phạt Nga của EU đã dẫn tới khoảng trống về nguồn cung khí đốt từ Nga, tạo ra cơ hội cho Canada.
Trong một phát biểu mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn đa quốc gia Enbridge Inc., có trụ sở tại Canada, sở hữu hệ thống đường ống dẫn năng lượng dài nhất ở Bắc Mỹ, ông Al Monaco cho rằng, Canada đã từng bỏ lỡ cơ hội cung cấp khí đốt tự nhiên cho thế giới, khi nhu cầu về nhiên liệu bắt đầu tăng cao và cảnh báo Canada không nên lãng phí cơ hội thứ hai, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và châu Âu đang vật lộn để thu hẹp khoảng trống về nguồn cung do các lệnh trừng phạt đối với khí đốt tự nhiên của Nga.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga đã cung cấp gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU) vào năm ngoái. Ông Monaco bày tỏ lạc quan rằng Canada có thể giúp củng cố thị trường.
Cơ sở khai thác dầu thô Syncrude ở phía Bắc Fort McMurray, Alberta, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Enbridge Inc. đang “đặt cược” vào dự án Woodfibre LNG ở tỉnh British Columbia, với vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD cho 30% cổ phần. Khi hoàn thành, hệ thống kho cảng này sẽ xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á.
Theo ông Monaco, lưu vực Tây Canada có nhiều lợi thế so với Gulf Coast (Mỹ) để xuất khẩu nhiên liệu, khi nắm giữ nguồn cung khí đốt tự nhiên rẻ hơn; thời gian vận chuyển LNG đến châu Á ngắn hơn từ 2 tuần đến 4 tuần; và năng lượng thủy điện dồi dào, sẽ làm giảm lượng khí thải tổng thể của Woodfibre. Ông gọi kho cảng này là “viên ngọc quý” trong hoạt động đầu tư của Enbridge.
Nhiều tổ chức môi trường đã chỉ trích cách các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng thúc đẩy LNG như một nguồn năng lượng trong giai đoạn chuyển đổi thân thiện với khí hậu. Nhưng ông Monaco bày tỏ tin tưởng rằng các dự án năng lượng thông thường như Woodfibre sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai năng lượng của thế giới. Ông cho biết, trong khi Enbridge đã là một “người chơi” quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cần có nhiều nguồn năng lượng khác nhau để quản lý các rủi ro địa chính trị toàn cầu. Ông lưu ý rằng có thể giảm lượng khí thải từ năng lượng truyền thống bằng cách sử dụng công nghệ thu giữ carbon hoặc các phương pháp khác. Ông dự báo khả năng xuất khẩu khí tự nhiên phát thải thấp của Canada có thể có tác động lớn đến lượng khí thải toàn cầu.
Chính phủ Canada đang có kế hoạch thực hiện giới hạn phát thải đối với ngành dầu khí thông qua một hệ thống định giá carbon mới, khiến ngành này lo ngại sẽ bị tính phí phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cao hơn các ngành công nghiệp nặng khác. Theo chính phủ Canada, lĩnh vực dầu khí chiếm hơn 1/4 tổng lượng phát thải khí nhà kính của Canada, nhưng cũng đóng góp tới 16% xuất khẩu và gần 6% GDP của Canada.
Nga siết nguồn cung qua Nord Stream 1, Chính phủ Đức nhất trí thu phụ phí khí đốt
Hơn 1 tuần sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tuyên bố cắt giảm một nửa lưu lượng hiện nay là 40% công suất xuống còn 20% qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), Chính phủ Đức ngày 4/8 thông báo đã nhất trí thu phụ phí sử dụng khí đốt từ tháng 10 tới, coi đây là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng cho những tháng mùa Đông sắp tới.
Các bể chứa dầu tại Duisburg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chính phủ Đức đã thông qua sắc lệnh thu phụ phí khí đốt nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của các công ty kinh doanh khí đốt cũng như đảm bảo duy trì nguồn cung khí đốt cho người dân và nền kinh tế.
Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Robert Habeck nhấn mạnh việc thu phụ phí khí đốt không phải là quyết định dễ dàng, song là cần thiết để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho các hộ gia đình cũng như cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Sắc lệnh nêu trên sẽ được chuyển lên Quốc hội để lấy ý kiến và sau đó sẽ được công bố trên Công báo liên bang. Quy định này dự kiến có hiệu lực vào giữa tháng 8 và bắt đầu triển khai từ 1/10 tới. Thời hạn hiệu lực của quy định kéo dài tới ngày 1/4/2024.
Với khoản phụ phí thu được, các công ty nhập khẩu khí đốt của Đức có thể bớt gánh nặng trong việc chuyển sang mua khí đốt từ các nguồn khác. Theo Bộ trưởng Habeck, các nhà nhập khẩu khí đốt sẽ vẫn tự chịu mọi chi phí cho việc mua nguồn năng lượng thay thế cho đến tháng 10 và sau thời điểm này, gánh nặng sẽ được san sẻ cho người tiêu dùng. Theo đó, các nhà nhập khẩu vẫn phải chịu 10% chi phí trong khoảng thời gian áp thuế, đồng nghĩa khách hàng có thể phải chịu 90% chi phí phụ trội còn lại. Hiện chưa rõ mức phụ phí sẽ được tính như thế nào với các khách hàng có hợp đồng giá cố định. Dự kiến con số cụ thể sẽ được công bố vào ngày 15/8 tới.
Trước đó, Bộ trưởng Habeck cho biết mức phụ phí có thể từ 1,5 đến 5 cent/kilowatt giờ. Như vậy, các hộ gia đình có thể tốn phí thêm từ vài trăm đến 1.000 euro/năm.
Hiện các công ty nhập khẩu khí đốt ở Đức đang chịu sức ép đáng kể do nguồn cung từ Nga bị cắt giảm. Để bù vào lượng thiếu hụt, các công ty đang phải tìm cách nhập khẩu từ các nguồn thay thế với giá cả đắt hơn gấp nhiều lần.
Theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), Đức - nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất ở châu Âu, sẽ phải tiết kiệm lượng khí đốt tiêu thụ nhiều hơn đáng kể so với các nước EU khác. Hãng tin DPA dẫn số liệu của Ủy ban châu Âu cho biết, từ đầu tháng 8/2022 cho đến tháng 3/2023, Đức sẽ phải tiết kiệm khoảng 10 tỷ m3 khí đốt tiêu thụ để có thể đạt mục tiêu mà các nước EU đã đề ra. Lượng khí đốt có thể tiết kiệm được ở Đức tương đương mức tiêu thụ trung bình hằng năm của 5 triệu hộ gia đình 4 người, bởi 10 tỷ m3 khí đốt tương ứng với khoảng 100 tỷ kilowatt giờ, trong khi 1 hộ gia đình 4 người ở Đức tiêu thụ khoảng 20.000 kilowatt giờ/năm.
Italy lạc quan về năng lực dự trữ khí đốt cho mùa Đông Theo Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Italy Roberto Cingolani, Italy là quốc gia duy nhất có khả năng nhanh chóng tiến hành đa dạng hóa các nguồn cung khí đốt chỉ trong ít tuần. Ảnh minh họa. (Nguồn: bloomberg) Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Italy Roberto Cingolani cho biết, với các bước chuẩn bị được triển khai như hiện nay, Italy...