Canada tăng ngân sách an ninh biên giới sau lời dọa tăng thuế của ông Trump
Chính phủ Canada đề xuất 1,3 tỉ CAD (913,05 triệu USD) cho an ninh biên giới sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế lên Ottawa.
Khoản chi cho an ninh biên giới trên là một phần nhỏ thuộc báo cáo kinh tế mùa thu của Canada được công bố vào ngày 16.12. Gần đây, Tổng thống đắc cử Mỹ Trump đã đe dọa áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico trừ khi các nước này ngăn chặn dòng người di cư và nạn buôn ma túy bất hợp pháp tại biên giới vào Washington.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu tại cuộc họp đảng Tự do ở Ottawa ngày 16.12.2024. ẢNH: REUTERS
“Số tiền này sẽ được chuyển cho Cơ quan an toàn công cộng Canada, Cơ quan dịch vụ biên giới Canada, Cơ quan an ninh truyền thông và Cảnh sát hoàng gia Canada”, theo Reuters dẫn lại tuyên bố của Canada.
Theo tuyên bố, chính phủ Canada dự kiến đưa ra các sửa đổi về mặt luật pháp đối với Đạo luật Hải quan để cấp cho Cơ quan biên phòng Canada những thẩm quyền mới nhằm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu. Trước đó, Ottawa thừa nhận họ có hạn chế trong việc ngăn chặn những người di cư, đồng thời cũng cam kết triển khai thêm nhiều cảnh sát và công nghệ để nhắm vào những người vượt biên.
Trong 12 tháng qua, lực lượng tuần tra biên giới Mỹ đã bắt giữ hơn 23.000 người di cư gần biên giới Canada – Mỹ, tăng gấp đôi so với năm trước. Cảnh sát Canada cho biết họ đã lắp đặt thêm nhiều camera và cảm biến ở khu vực biên giới này trong 4 năm qua.
Trung Quốc, Mexico, Canada cảnh báo sau khi ông Trump dọa tăng thuế ngay ngày đầu nhậm chức
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland ngày 16.12 từ chức sau khi bất đồng quan điểm với Thủ tướng Canada Justin Trudeau về các vấn đề liên quan cách xử lý các mức thuế quan có thể áp dụng của Mỹ.
Bà Freeland cho biết lời đe dọa về mức thuế quan mới của Mỹ là một mối nguy hiểm nghiêm trọng. Theo Reuters dẫn lại lá thư từ chức, bà Freeland đã bác bỏ động thái tăng chi tiêu của Thủ tướng Trudeau là một “chiêu trò chính trị” có thể gây tổn hại đến khả năng của Ottawa trong việc đối phó với mức thuế nhập khẩu 25% mà Tổng thống đắc cử Mỹ Trump tuyên bố sẽ áp dụng.
Reuters nhận định việc từ chức của bà Freeland – người từng là phó thủ tướng Canada, là một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất mà ông Trudeau phải đối mặt kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 11.2015. Bộ trưởng An toàn công cộng Dominic LeBlanc – một thành viên trong nhóm thân cận của ông Trudeau – đã nhanh chóng được bổ nhiệm làm bộ trưởng tài chính.
Canada: Áp dụng lại hạn chế giờ làm việc với sinh viên quốc tế
Bắt đầu từ năm học mới tới đây, sinh viên quốc tế theo học tại Canada sẽ chỉ có thể làm việc tối đa 24 giờ trong tuần bên ngoài trường học, theo các quy định mới nhằm khôi phục và tăng cường tính liêm chính của hệ thống tuyển sinh quốc tế tại nước này.
Sinh viên tại trường Đại học McGill ở Montreal, Canada. Ảnh minh họa: Radio-Canada
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Bộ trưởng Nhập cư, tị nạn và quốc tịch Canada Marc Miller ngày 30/4 cho biết chính phủ Canada sẽ khôi phục lại giới hạn về số giờ làm việc hàng tuần đối với sinh viên quốc tế, trong đó cắt giảm từ 40 giờ xuống còn 24 giờ để đảm bảo sinh viên nước ngoài tới đây là để học tập.
Mức trần về số giờ làm việc hàng tuần trong năm học từng bị tạm thời dỡ bỏ trong thời kỳ đại dịch để giúp Canada đối phó với tình trạng thiếu lao động, đồng thời góp phần giảm gánh nặng tài chính cho sinh viên quốc tế trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Miller khẳng định đây là một sự thay đổi cần thiết, nhằm giúp các sinh viên nước ngoài tập trung học tập.
Khả năng làm việc nhiều giờ ngoài trường học lâu nay đã trở thành động lực quan trọng để sinh viên quốc tế du học ở Canada, do việc đi làm giúp họ bù đắp chi phí giáo dục đắt đỏ và quan trọng hơn là tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho việc trở thành thường trú nhân.
Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy học phí của sinh viên quốc tế thường gấp ba đến bốn lần so với sinh viên bản địa. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng sinh viên quốc tế tới Canada đã tăng gấp ba lần, lên tới xấp xỉ 1 triệu vào năm ngoái.
Các nhà tuyển dụng tại Canada đã quen thuộc với việc tuyển sinh viên vào làm ở các cửa hàng thức ăn nhanh, cửa hàng tạp hóa, nhà kho, nhà xưởng và các công việc thu nhập thấp.
Hiện chính phủ Canada đang đối mặt với sự phản đối của người dân liên quan đến tỷ lệ nhập cư cao, tác động đến giá nhà ở và chi phí sinh hoạt, nhưng việc hạn chế lao động tạm trú và sinh viên quốc tế cũng gây khó khăn cho hệ thống nhân lực lao động vốn đang thiếu hụt nhiều ở quốc gia Bắc Mỹ.
Thêm một cơ quan chính phủ Canada bị tấn công mạng Ngày 5/3, Cơ quan tình báo tài chính Canada FINTRAC - nơi giám sát các giao dịch bất hợp pháp của ngân hàng, đã thông báo việc hệ thống của họ phải tạm ngừng hoạt động do sự cố về mạng từ cuối tuần qua. Một trung tâm an ninh mạng. Ảnh minh họa: Transcosmos/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trong một...