Canada phản đối xây đồn bốt ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Canada nhấn mạnh sự ủng hộ với tự do hàng hải, hàng không và kêu gọi không leo thang căng thẳng như cải tạo, xây đồn bốt ở Biển Đông.
“Canada phản đối các hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng trong khu vực và phá hoại sự ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi phản đối việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, cải tạo đất quy mô lớn, xây dựng đồn bốt trên thực thể tranh chấp và sử dụng chúng cho mục đích quân sự”, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan phát biểu trực tuyến tại hội thảo khoa học quốc tế Biển Đông diễn ra tại Hà Nội ngày 16-17/11.
“Canada ủng hộ thương mại hợp pháp, tự do hàng hải, hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuân thủ các cam kết trước đó, bao gồm cam kết phi quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp và các cam kết được đưa ra trong Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002″, ông Sajjan nói thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan tại Ottawa năm 2016. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của châu Á – Thái Bình Dương đối với an ninh và thịnh vượng của nước này. Ông khẳng định Canada sẽ luôn tìm cách hợp tác với các đồng minh và đối tác đáng tin cậy để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, bao gồm cả Đông Nam Á. Canada ủng hộ cách tiếp cận đa phương để giải quyết vấn đề, đồng thời ủng hộ đối thoại và hợp tác, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia.
Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ của Canada đối với các công việc quan trọng của ASEAN trong việc thúc đẩy hợp tác và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, cũng như tăng cường an ninh khu vực. Nhận xét về hội thảo Biển Đông, ông Sajjan nói: “Đây là cơ hội quan trọng để thúc đẩy đối thoại hữu ích giữa các đối tác và đồng minh, đồng thời mang lại những quan điểm đa dạng và có giá trị”.
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Duy trì Hòa bình và Hợp tác trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động” lần thứ 12 diễn ra tại Hà Nội do Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức. Hội thảo có 8 phiên tranh luận chính, thu hút sự tham gia của hơn 300 đại biểu cùng hơn 400 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến trong và ngoài nước. Họ là các học giả từ các bên liên quan trực tiếp, chuyên gia, nhà nghiên cứu và các quan chức của các nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ.
Trung Quốc đơn phương vạch ra “đường lưỡi bò”, yêu sách phi lý đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản đối quốc tế. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển.
Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 đã bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh. Các nước Mỹ, Australia, Nhật Bản cũng phản đối hành vi xây đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Canada kêu gọi NATO theo dõi Trung Quốc trong 'thông điệp mạnh mẽ' gửi đến ông Tập Cận Bình
Canada đã trở thành quốc gia mới nhất quan tâm đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông khi Ottawa thúc giục NATO theo dõi các động thái của Bắc Kinh trong một "thông điệp mạnh mẽ về phòng thủ và răn đe" chống lại "ngoại giao con tin".
Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Biển Đông là khu vực có nhiều tranh chấp chủ quyền và hiện Canada đã cáo buộc Bắc Kinh "ngoại giao con tin" sau khi bắt giữ hai người Canada.
Từ Ottawa thông qua một liên kết video, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan cho biết, NATO cần giám sát các hoạt động tàu của Trung Quốc vì các hành động trong khu vực là "liên quan".
Ông nói: "Kiểu ngoại giao con tin này không phải là điều mà các quốc gia có trật tự dựa trên luật lệ quốc tế làm. Vì vậy, nếu muốn trở thành một phần của trật tự dựa trên quy tắc toàn cầu, chúng ta cần có khả năng dự đoán cao hơn. Đây là một số điều mà chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, và chúng tôi cần giám sát trong khuôn khổ của NATO. Đó là việc đảm bảo rằng bất kỳ quốc gia nào ngoài kia đều thấy được ý chí chung của những gì NATO mang lại và đó là thông điệp mạnh mẽ về phòng thủ và răn đe".
Những nhận xét này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh tiếp tục xấu đi khi vụ bắt giữ Meng Wanzhou, giám đốc tài chính của Huawei tại Vancouver vào năm 2018.
Bà Wanzhou được cho là đã bị giam giữ trong một vụ án liên quan đến gian lận ngân hàng, có thể khiến bà bị dẫn độ sang Mỹ. Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách bắt giữ hai người Canada và kết án tử hình những người khác. Khi quan hệ xấu đi, Ottawa đã từ bỏ mọi cơ hội đạt được một thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc.
Trong những tuần gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước khác, bao gồm cả Anh và Mỹ diễn biến căng thẳng hơn.
Trung Quốc gần đây đã xây dựng trái phép một số boongke quân sự trên một số đảo san hô, làm dấy lên lo ngại về một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 3 bùng nổ.
Vào tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra lời cảnh báo đáng lo ngại đối với Bắc Kinh và kêu gọi các quốc gia khác chống lại Trung Quốc.
Viết trên Twitter, ông Pompeo nói: "Chính sách của Mỹ rất rõ ràng: Biển Đông không phải là đế chế hàng hải của Trung Quốc. Các tranh chấp ở Biển Trung Quốc phải được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế."
Thủ tướng Canada 'phản pháo' trước lời đe dọa của Đại sứ Trung Quốc Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói sẽ "lớn tiếng đứng lên" vì nhân quyền sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Ottawa đe dọa hậu quả với công dân Canada đang sống tại Hồng Kông. Đại sứ Trung Quốc tại Ottawa, Cong Peiwu, hôm 15-10 đã cảnh báo Canada không cấp quy chế tị nạn cho các nhà hoạt động dân chủ ở...