Canada: Nhiều thách thức để tăng xuất khẩu LNG sang châu Âu
Trong khuôn khổ chuyến công du Canada, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 23/8 bày tỏ mong muốn Canada tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu, dù thừa nhận việc thiếu cơ sở hạ tầng và các đề án kinh doanh chưa được kiểm chứng đang cản trở việc thúc đẩy nguồn cung này.
Cơ sở khai thác dầu thô Syncrude ở phía Bắc Fort McMurray, Alberta, Canada. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trước đó, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết, khí đốt tự nhiên sẽ phải được vận chuyển bằng đường ống từ các mỏ ở miền Tây Canada đến một cơ sở hóa lỏng (hiện vẫn chưa được xây dựng) trên bờ Đại Tây Dương để cung cấp cho châu Âu. Theo Thủ tướng Trudeau, một dự án như vậy sẽ rất tốn kém và có thể chứng minh là không có lợi về lâu dài, trong bối cảnh châu Âu cam kết nhanh chóng chuyển đổi sang một nền kinh tế sạch hơn.
Đáng chú ý, ngay cả khi một đề án kinh doanh có thể được triển khai, Đức không có cơ sở hạ tầng để tiếp nhận LNG của Canada. Theo Thủ tướng Scholz, ngay cả khi Đức không nhập khẩu trực tiếp LNG từ Canada, việc Canada và Mỹ tăng lượng LNG đưa vào thị trường toàn cầu đang giúp giảm bớt căng thẳng cho chính phủ Đức, trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt.
Video đang HOT
Canada đang trong quá trình tăng khả năng xuất khẩu khí đốt tự nhiên lên tương đương 100.000 thùng dầu mỗi ngày vào cuối năm nay, giữa lúc châu Âu cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga. Thủ tướng Trudeau cho biết Canada đang nỗ lực bổ sung vào nguồn cung năng lượng toàn cầu ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên, mục tiêu của Canada là trở thành nhà cung cấp năng lượng sạch chủ chốt, như nhiên liệu hydro .
Thủ tướng Trudeau vẫn để ngỏ cánh cửa cho các dự án LNG mới từ bờ biển Đại Tây Dương của Canada, dù nhấn mạnh những khó khăn kinh tế của những dự án như vậy và sẽ mất nhiều năm để hoàn thành, trong khi thế giới đang chạy đua để cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Hiện các tập đoàn năng lượng của Đức là Uniper và E.ON đang có kế hoạch hợp tác với EverWind của Canada để mua tổng cộng 1 triệu tấn amoniac xanh mỗi năm từ giữa thập kỷ này, trong khuôn khổ của những nỗ lực giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga.
Canada trước cơ hội lấp đầy khoảng trống nguồn cung khí đốt tạo ra từ xung đột Nga - Ukraine
Năm 2021, Nga cung cấp gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU), nhưng xung đột Nga - Ukraine dẫn tới các biện pháp trừng phạt Nga của EU đã dẫn tới khoảng trống về nguồn cung khí đốt từ Nga, tạo ra cơ hội cho Canada.
Trong một phát biểu mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn đa quốc gia Enbridge Inc., có trụ sở tại Canada, sở hữu hệ thống đường ống dẫn năng lượng dài nhất ở Bắc Mỹ, ông Al Monaco cho rằng, Canada đã từng bỏ lỡ cơ hội cung cấp khí đốt tự nhiên cho thế giới, khi nhu cầu về nhiên liệu bắt đầu tăng cao và cảnh báo Canada không nên lãng phí cơ hội thứ hai, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và châu Âu đang vật lộn để thu hẹp khoảng trống về nguồn cung do các lệnh trừng phạt đối với khí đốt tự nhiên của Nga.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga đã cung cấp gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU) vào năm ngoái. Ông Monaco bày tỏ lạc quan rằng Canada có thể giúp củng cố thị trường.
Cơ sở khai thác dầu thô Syncrude ở phía Bắc Fort McMurray, Alberta, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Enbridge Inc. đang "đặt cược" vào dự án Woodfibre LNG ở tỉnh British Columbia, với vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD cho 30% cổ phần. Khi hoàn thành, hệ thống kho cảng này sẽ xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á.
Theo ông Monaco, lưu vực Tây Canada có nhiều lợi thế so với Gulf Coast (Mỹ) để xuất khẩu nhiên liệu, khi nắm giữ nguồn cung khí đốt tự nhiên rẻ hơn; thời gian vận chuyển LNG đến châu Á ngắn hơn từ 2 tuần đến 4 tuần; và năng lượng thủy điện dồi dào, sẽ làm giảm lượng khí thải tổng thể của Woodfibre. Ông gọi kho cảng này là "viên ngọc quý" trong hoạt động đầu tư của Enbridge.
Nhiều tổ chức môi trường đã chỉ trích cách các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng thúc đẩy LNG như một nguồn năng lượng trong giai đoạn chuyển đổi thân thiện với khí hậu. Nhưng ông Monaco bày tỏ tin tưởng rằng các dự án năng lượng thông thường như Woodfibre sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai năng lượng của thế giới. Ông cho biết, trong khi Enbridge đã là một "người chơi" quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cần có nhiều nguồn năng lượng khác nhau để quản lý các rủi ro địa chính trị toàn cầu. Ông lưu ý rằng có thể giảm lượng khí thải từ năng lượng truyền thống bằng cách sử dụng công nghệ thu giữ carbon hoặc các phương pháp khác. Ông dự báo khả năng xuất khẩu khí tự nhiên phát thải thấp của Canada có thể có tác động lớn đến lượng khí thải toàn cầu.
Chính phủ Canada đang có kế hoạch thực hiện giới hạn phát thải đối với ngành dầu khí thông qua một hệ thống định giá carbon mới, khiến ngành này lo ngại sẽ bị tính phí phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cao hơn các ngành công nghiệp nặng khác. Theo chính phủ Canada, lĩnh vực dầu khí chiếm hơn 1/4 tổng lượng phát thải khí nhà kính của Canada, nhưng cũng đóng góp tới 16% xuất khẩu và gần 6% GDP của Canada.
Ô nhiễm không khí ở mức thấp vẫn có thể đe dọa tới sức khỏe Canada được đánh giá là một trong những quốc gia sạch nhất thế giới. Mặc dù vậy, người dân quốc gia Bắc Mỹ này vẫn gặp các vấn đề sức khỏe vì ô nhiễm không khí. Khói bốc lên từ một cơ sở khai thác dầu ở Fort McMurray, Alberta, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành nghiên cứu...