Canada: Người dân cần khẩn cấp tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn lời Bộ trưởng Y tế Canada Jean-Yves Duclos và người đứng đầu Cơ quan Y tế Công cộng Canada, Tiến sĩ Theresa Tam khuyến cáo những người đủ điều kiện tiêm liều tăng cường vaccine phòng COVID-19 cần khẩn cấp tiêm ngay mũi thứ ba, trước khi các biến thể mới của Omicron “bén rễ sâu” trong những tuần tới.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Toronto, Ontario, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Tiến sĩ Theresa Tam cho biết số ca nhiễm COVID-19 đang ổn định, nhưng các biến thể có khả năng “né tránh” miễn dịch như BA.4 và BA.5 sẽ trở nên phổ biến vào cuối Hè và đầu Thu này – cũng là thời điểm Canada bước vào mùa virus gây bệnh đường hô hấp. Và biện pháp phòng thủ tốt nhất để chống lại làn sóng lây nhiễm này là tiêm vaccine phòng COVID-19.
Theo Tiến sĩ Tam, liều cơ bản của vaccine phòng COVID-19 không cung cấp đủ khả năng bảo vệ và liều thứ ba là cần thiết cho tất cả người lớn và đối với một số thanh thiếu niên có nguy cơ cao. Dựa trên dữ liệu thu thập được vào tháng 4 và tháng 5/2022, khi biến thể Omicron hoạt động rất mạnh ở Canada, những người được tiêm mũi tăng cường có nguy cơ nhập viện thấp hơn 5 lần và nguy cơ tử vong thấp hơn 7 lần so với người chưa tiêm.
Video đang HOT
Canada đang chậm hơn so với các nước phát triển khác về tỷ lệ bao phủ mũi tiêm tăng cường. Theo ông Duclos, chỉ 60% người lớn được tiêm hai liều đầu tiên đã quay trở lại tiêm mũi thứ ba. Ông Duclos cho biết Canada sẽ không gọi những người đã tiêm hai liều là “đã được tiêm chủng đầy đủ” nữa. Tuy nhiên, ông không cho biết liệu các quy định về vaccine của chính phủ có được điều chỉnh để yêu cầu người dân phải tiêm ba liều vaccine phòng COVID-19 hay không.
Ủy ban tư vấn quốc gia về tiêm chủng (NACI) khuyến cáo tất cả người lớn nên tiêm liều tăng cường. NACI cho biết, nếu một người đã bị nhiễm COVID, nên đợi ba tháng kể từ khi được chẩn đoán nhiễm bệnh, để tiêm liều tăng cường.
Tiến sĩ Tam nhấn mạnh rằng một lần nhiễm COVID-19 không cung cấp đủ kháng thể bảo vệ. Theo Tiến sĩ Tam, một số người Canada đang có quan điểm sai lầm rằng hai liều vaccine phòng COVID-19 cộng với một lần nhiễm bệnh sẽ cung cấp đủ khả năng miễn dịch.
Trong khi các nhà sản xuất vaccine lớn như Moderna và Pfizer đang phát triển các sản phẩm phù hợp với chủng virus hiện tại, Tiến sĩ Tam cho biết có thể mất vài tháng trước khi sản phẩm này được Bộ Y tế Canada cho phép sử dụng tại Canada.
Israel thử nghiệm tiêm mũi 4 phòng COVID-19 bằng vaccine trộn lẫn
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, bệnh viện Sheba (Israel) ngày 3/1 thông báo sẽ mở rộng chiến dịch thử nghiệm tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi 4 bằng một loại vaccine khác với 3 mũi trước nhằm đánh giá hiệu quả chống lại biến thể Omicron.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ramat Gan, Israel, ngày 28/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Loại vaccine mới sẽ được đưa vào sử dụng là của hãng Moderna, sẽ được tiêm cho những người đã được tiêm 3 mũi vaccine của Pfizer. Việc thử nghiệm còn nhằm đánh giá tác dụng của việc sử dụng trộn lẫn các loại vaccine khác nhau trên cùng một bệnh nhân.
Trước đó, ngày 27/12/2021, Sheba cũng là bệnh viện đầu tiên triển khai tiêm thử nghiệm mũi 4 chính thức cho những người bình thường, tuy nhiên vaccine sử dụng đều là Pfizer. 150 nhân viên y tế của Sheba được tiêm trước, sau đó sẽ có sự tham gia của 6.000 người khác. Kết quả thử nghiệm dự kiến sẽ được thông báo trong tuần này.
Ngày 2/1, Thủ tướng Israel Naftali Bennett thông báo nước này sẽ tiêm vaccine COVID-19 liều thứ 4 cho những người trên 60 tuổi và đội ngũ nhân viên y tế, trong bối cảnh biến thể Omicron đang gây ra làn sóng lây nhiễm mạnh tại nước này, với gần 5.000 ca/ngày.
Trong một diễn biến khác, Bộ Y tế Israel thông báo từ ngày 2/1 cho phép nhập cảnh du khách đã tiêm chủng đầy đủ và đến từ các quốc gia "màu cam" có nguy cơ dịch thấp. Đây là động thái mở cửa một phần của Israel sau 5 tuần đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Du khách cũng sẽ phải có kết quả xét nghiệm PCR hoặc test nhanh âm tính trước khi lên máy bay cũng như phải thực hiện một xét nghiệm PCR nữa khi đến, đồng thời phải cách ly 24 giờ hoặc cho đến khi nhận được kết quả.
Với những quốc gia có nguy cơ cao về dịch COVID-19, được xếp loại "màu đỏ", Israel vẫn giữ quy định cấm nhập cảnh cũng như cấm công dân nước này đến những quốc gia đó. Tính đến ngày 3/1, trong danh sách "màu đỏ" của Israel có Anh, Ethiopia, Mexico, Thụy Sĩ, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Mỹ.
Ngày 3/1, Israel ghi nhận 6.562 ca mắc COVID-19 mới, gần gấp đôi con số trung bình mỗi ngày trong tuần trước.
Cuba đẩy nhanh tiến độ tiêm liều tăng cường ngừa COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Bộ trưởng Y tế Cuba Ángel Portal Miranda ngày 29/12 cho biết nước này đặt mục tiêu hoàn thành tiêm liều vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho tất cả các cá nhân đủ điều kiện trong tháng 1/2022 nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Nhân viên y tế tiêm...