Canada muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trong bối cảnh mới
Hơn một năm sau khi triển khai Chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương, Canada đã nhận thấy tầm quan trọng của khu vực đối với an ninh và sự thịnh vượng của mình.
Đây là một trong những lý do chính để Bộ Các vấn đề toàn cầu phối hợp với Tổ chức Cooperation Canada triển khai diễn đàn tham vấn chính sách nhằm nâng cao nhận thức của xã hội đối với Chiến lược mới, qua đó khuyến khích người Canada tham gia tích cực hơn vào tiến trình này.
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được coi là có tầm quan trọng đáng kể đối với Canada bởi khu vực này chiếm 40% GDP thế giới và là nơi sinh sống của hơn 2/3 dân số toàn cầu, với những nền kinh tế năng động và tăng trưởng nhanh nhất. Là quốc gia Thái Bình Dương, ngoài việc có chung 25.000km bờ biển, người Canada còn có những mối quan hệ về kinh tế thương mại và lịch sử văn hóa lâu đời với người dân khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thứ trưởng MacLennan phát biểu khai mạc.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Canada, Thứ trưởng phát triển quốc tế Christopher MacLennan cho biết Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đang hướng tới một mối quan hệ mới với khu vực này. Đây là sự thừa nhận rằng Canada là quốc gia Thái Bình Dương cần có vai trò trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai. Chiến lược mới huy động sự tham gia của nhiều bộ ngành và tổ chức trong xã hội Canada, với hy vọng sẽ tối đa hóa vai trò của mình trong khu vực và có thể đóng góp tốt nhất cho hòa bình, an ninh và sự thịnh vượng cho khu vực cũng như cho Canada để cùng giải quyết các thách thức. Việc ưu tiên triển khai Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ góp phần giúp Canada tăng trưởng và thịnh vượng lâu dài. Chiến lược cũng mang lại lợi ích cho tất cả mọi người dân thông qua việc đa dạng hóa quan hệ giữa hai bên.
Giám đốc Kate Higgins của Tổ chức Cooperation Canada nhận xét Chiến lược này thực sự là cơ hội để tăng cường đầu tư, hợp tác, đồng thời củng cố quan hệ kết nối người dân Canada với khu vực. Trong hợp tác quốc tế và hỗ trợ nhân đạo, ông cho rằng sẽ có nhiều cơ hội rộng mở hơn để thúc đẩy viện trợ quốc tế, ứng phó thảm họa và các cuộc khủng hoảng nhân đạo thông qua chiến lược này.
Video đang HOT
Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương dự kiến kéo dài 10 năm và trong 5 năm đầu, Canada sẽ chi 2,3 tỷ CAD để thúc đẩy việc thực hiện 5 mục tiêu: Thúc đẩy hòa bình và an ninh; Mở rộng thương mại và đầu tư; Kết nối và đầu tư vào con người; Xây dựng tương lai xanh, bền vững; Củng cố các mối quan hệ đối tác.
Theo bà Higgins, mục tiêu đầu tư và kết nối con người là một phần quan trọng của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do có thể góp phần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục như giữa Canada và Việt Nam hiện nay. Chiến lược có thể góp phần củng cố mối quan hệ của cộng đồng doanh nghiệp Canada và Việt Nam hoặc cũng có thể thúc đẩy hợp tác về hòa bình và an ninh giữa các nước trong khu vực. Mặc dù chiến lược hướng tới nhiều mục tiêu, nhưng việc kết nối con người có thể được coi là cốt lõi.
Thực tế mục tiêu này đang đóng vai trò là bệ phóng để triển khai các sáng kiến của Canada tới khu vực như Sáng kiến cửa ngõ thương mại của Canada tại Đông Nam Á hay Sáng kiến biến Canada trở thành đối tác tích cực, trong đó thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN đối với khu vực này.
Giám đốc TB Nguyen của Hội đồng kinh doanh Canada-ASEAN chia sẻ với phóng viên TTXVN rằng, trong Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, thương mại và đầu tư vào khu vực, đặc biệt là ASEAN, cũng là một mục tiêu quan trọng. Nhưng điều quan trọng hơn đối với doanh nhân Canada là phải hiểu rõ văn hóa, lịch sử và sự kết nối giữa con người trong khu vực này để từ đó có thể thích ứng với thị trường và hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp của ASEAN. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp của cả hai phía Canada và ASEAN.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong ASEAN và lâu nay luôn được coi là cửa ngõ để vào khu vực này đối với doanh nghiệp Canada. Hai nước vừa kết thúc một năm đầy sôi động với hàng loạt các hoạt động nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thứ trưởng MacLennan nhận định Việt Nam là quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và điều này khiến Việt Nam trở thành điểm đến cực kỳ quan trọng đối với Canada. Hai nước đã có quan hệ truyền thống tốt đẹp lâu nay, trong đó Việt Nam vẫn nhận được sự hỗ trợ phát triển trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, Canada đang muốn tìm cách phát triển quan hệ trở nên mạnh mẽ và hiện đại hơn trên những lĩnh vực, từ an ninh, an toàn tới biến đổi khí hậu, và quan trọng nhất là thúc đẩy thương mại vốn đã rất mạnh, nhưng còn nhiều tiềm năng, trong tương lai.
Việt Nam và cơ hội đầu tư của doanh nghiệp Quebec
Sau 5 năm thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyến Thái Bình Dương (CPTPP), kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Canada đã tăng từ 3,86 tỷ USD năm 2018 lên tới 7,03 tỷ USD năm 2022.
Riêng nửa đầu năm 2023, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Canada đã đạt 3,6 tỷ USD, khiến nhiều doanh nghiệp ở tỉnh bang Quebec rất quan tâm.
Quang cảnh buổi Hội thảo "Việt Nam, cánh cửa vào Ấn Độ-Thái Bình Dương của doanh nghiệp Quebec".
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, sự quan tâm nói trên được thể hiện qua việc tham gia đông đảo của cả đại diện chính quyền, doanh nghiệp, các công ty tư vấn trong các hội thảo và diễn đàn về chủ đề "Việt Nam, cánh cửa vào Ấn Độ-Thái Bình Dương cho các doanh nghiệp Quebec". Những sự kiện này được coi là cơ hội để đánh giá lại mức độ nhận biết về CPTPP, sơ kết việc thực hiện hiệp định và lập kế hoạch trong tương lai cho doanh nghiệp Canada.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Vụ trưởng khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương Gabriel Chartier của Bộ Quan hệ quốc tế và Pháp ngữ Quebec cho biết từ năm 2021, cơ quan này đã bắt đầu khởi động Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của mình, trong đó xác định Việt Nam và các nước châu Á là khu vực quan trọng để mở rộng các hoạt động kinh doanh tại đó. Cơ quan đầu tư quốc tế Quebec được thành lập chịu trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh muốn làm ăn và phát triển kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện Việt Nam và Quebec đang có khoảng 125 dự án hợp tác giữa hai bên. Quan hệ thương mại song phương đã đạt hơn 1,5 tỷ USD, trong đó Quebec chủ yếu xuất khẩu hàng điện tử, nông sản và thiết bị y tế sang Việt Nam, đồng thời nhập khẩu từ Việt Nam hàng điện máy, giày dép và quần áo. Hai bên đang dự kiến sẽ triển khai những dự án hợp tác mới, góp phần làm đa dạng thêm các mối quan hệ hợp tác trên mọi mặt từ văn hóa, phát triển bền vững đến nghiên cứu công nghệ.
Đánh giá về tiềm năng thị trường Việt Nam, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương George Monize của Cơ quan phát triển xuất khẩu nhà nước Canada (EDC) cho biết Việt Nam thực sự là một thị trường tuyệt vời. Hai bên đã đạt thương mại song phương hơn 7 tỷ USD trong một thời gian ngắn, với ba điểm hấp dẫn về Việt Nam. Đó là quy mô trong số các nước ASEAN, tốc độ tăng trưởng GDP và tầng lớp trung lưu đang phát triển.
Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương được EDC đánh giá là điểm đến quan trọng để doanh nghiệp Canada tìm kiếm cơ hội đa dạng thương mại hóa. Khu vực này là nơi có những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và có khối thương mại lớn thứ hai đối với hàng hóa dịch vụ của Canada. Quy mô của khu vực này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tiềm năng chưa được khai thác đối với các nhà xuất khẩu Canada.
Đối với tỉnh bang Quebec, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hiện là thị trường xuất khẩu quốc tế lớn thứ hai và cũng là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất những năm qua. Kể từ khi triển khai CPTPP, Quebec đã hỗ trợ cho hơn 250 doanh nghiệp của tỉnh bang này mở rộng hoạt động sang Việt Nam.
Ông Remy Franzoni, Chủ tịch Groupe Engram - công ty tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Quebec, nhận xét Việt Nam có thế mạnh về công nghệ và điện tử. Ông cho biết khi đề cập tới Việt Nam với khách hàng của mình, mọi người rất tò mò và hứng thú về cơ hội hợp tác. Theo ông, đã có sự thay đổi lớn trong nhận thức của mọi người về Việt Nam, về cơ hội mới bên ngoài các thị trường truyền thống.
Quan hệ Việt Nam-Canada đang góp phần hiện thực hóa Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Canada và quan hệ đối tác chiến lược của Canada với ASEAN. Chính phủ Canada cũng như chính quyền Quebec luôn dành ưu tiên cho Việt Nam và coi Việt Nam là điểm giao cắt mới trong chuỗi giá trị toàn cầu bởi những tiềm năng trong một số lĩnh vực mũi nhọn. Quebec hiện có một nền kinh tế năng động và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực như hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và năng lượng tái tạo.
Ông Franzoni cho rằng còn rất nhiều tiềm năng mà hai bên mới đang chỉ chạm vào phần trên cùng. Theo ông, hai bên cần tiếp tục nâng cao chuyên môn của mình trong các ngành công nghiệp khác nhau. Phía Quebec hiện mới chỉ đáp ứng được trong một số lĩnh vực cụ thể, còn rất nhiều cơ hội. Ông cũng bày tỏ hy vọng hai bên sẽ tiếp tục phối hợp tốt để đi tới thành công và mang lại nhiều lợi ích cho Canada và Việt Nam.
Đại diện chính quyền và doanh nghiệp Quebec chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo "Việt Nam, cảnh cửa vào Ấn Độ-Thái Bình Dương của doanh nghiệp Quebec".
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khu vực ASEAN và là điểm đến hàng đầu đối với hàng hóa Canada xuất khẩu vào ASEAN. Do vậy, Việt Nam được đánh giá có thể đóng vai trò cửa ngõ cho các công ty Canada muốn phát triển tại khu vực này, nơi đang có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới và sẽ là trung tâm tiêu dùng của thế giới vào năm 2030 nhờ quy mô thị trường.
Ông Monzie chia sẻ với phóng viên TTXVN rằng EDC hiện xây dựng một trung tâm hỗ trợ xuất khẩu tại Đông Nam Á. Do rất khó để có thể đưa ra một quyết định tín dụng từ phía bên kia của bán cầu và cũng rất khó để có thể hiểu được về văn hóa cũng như những chuẩn mực vì mọi chuyện phải có thời gian, song EDC đang cố gắng xây dựng quan hệ, xây dựng một trung tâm hỗ trợ các hoạt động để có thể thực hiện nghĩa vụ của mình với khách hàng Canada cũng như Việt Nam.
Canada siết chặt thị thực du học Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 22/1, Chính phủ Canada đã công bố các biện pháp mới nhằm hạn chế và ngăn chặn việc lạm dụng chương trình sinh viên quốc tế thông qua thị thực du học đang được áp dụng tại quốc gia này. Người dân di chuyển trên đường phố tại Toronto, Ontario, Canada, ngày 16/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN Trong...