Canada mua công nghệ “Vòm sắt” của Israel để tăng cường phòng không
Ngày 29-7, Bộ Quốc phòng Canada cho biết nước này sẽ mua công nghệ radar tương tự như hệ thống phòng không “ Vòm sắt” ( Iron Dome) của Israel để tăng cường khả năng phòng không.
“Giống như công nghệ radar Vòm sắt rất thành công của Israel, hệ thống radar tầm trung sẽ có thể theo dõi ngay lập tức hỏa lực của đối phương nhằm vào binh lính Canada và đảm bảo an toàn cho họ trong các hoạt động”, Bộ trưởng Quốc phòng Jason Kenney cho biết.
Theo một tuyên bố của bộ quốc phòng nước này, các hệ thống radar mới của Canada sẽ có khả năng đồng thời xác định nhiều “mối đe dọa từ trên không”, theo dõi “hỏa lực gián tiếp”, định vị vị trí của đối phương cũng như tính toán “điểm rơi của đầu đạn”.
Hệ thống phòng thủ tên lửa “Vòm sắt” của Israel
Nhà cung cấp quốc phòng Rheinmetall của Canada đã giành được hợp đồng chế tạo khoảng 10 hệ thống radar tầm trung trị giá lên tới 243,3 triệu USD. Tập đoàn Rheinmetall sẽ hợp tác với một nhà thầu phụ của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) là Công ty ELTA Systems để tiếp nhận công nghệ radar “Vòm sắt” ngay trong năm 2017.
Hệ thống này là đủ linh hoạt để đáp ứng một loạt yêu cầu nhiệm vụ. Hệ thống có thể vận chuyển bằng đường không, cơ động cao, và có thể triển khai nhanh chóng. Người sử dụng có thể vận hành hệ thống từ xa thông qua khả năng kết nối tích hợp của hệ thống.
Ngoài ra, theo Bộ Quốc phòng Canada, hệ thống radar này còn có thể hoạt động được cả ban ngày lẫn ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết, do vậy, có thể nhận biết biết được các vật thể bay trên chiến trường trong thời gian thực.
“Vòm sắt” của Israel là một hệ thống phòng thủ tên lửa đã được biên chế hoạt động từ năm 2011. Hệ thống phòng không này được phát triển nhằm bảo vệ nước này chống lại các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa tiềm năng từ Iran, cũng như Syria và lực lượng Hezbollah ở Lebanon.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc muốn lập "Thiên mệnh" trên Biển Đông
Trung Quốc muốn sửa đổi luật pháp quốc tế hiện hành liên quan tới vùng phòng không để lập ra một "Thiên mệnh" mới trên Biển Đông. Nói cách khác, Bắc Kinh muốn độc chiếm vùng biển chiến lược này.
Cabo Verde là một đảo quốc nhỏ bé nằm ngoài khơi Tây Phi nhưng lại nắm giữ một vị trí đắc địa. Theo bản báo cáo của Vụ Nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ, Cabo Verde là một trong 27 quốc gia (bao gồm Trung Quốc) trong tổng số 167 nước tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), tuyên bố có khả năng áp đặt quy định hoặc cấm các hoạt động quân sự nước ngoài diễn ra ở bên ngoài lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
Trong khi đó, lâu nay, Mỹ luôn cho rằng UNCLOS được dùng để phân định EEZ và triển khai các quy tắc luật pháp quốc tế hiện hành, chỉ xác định quyền chủ quyền liên quan tới các hoạt động kinh tế nằm trong EEZ cũng như tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không.
Trung Quốc âm mưu thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông để giám sát toàn bộ hoạt động của các máy bay quốc tế đi qua vùng biển chiến lược này.
Bài bình luận của ông Roncevert Almond, một luật sư quốc tế từng tham gia cố vấn về những vấn đề pháp lý liên quan tới vùng nhận diện phòng không cho Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung, cho rằng tuyên bố của một đảo quốc nhỏ bé nằm ở Đại Tây Dương như Cabo Verde có thể làm dậy sóng trên Biển Đông.
Liên quan tới những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc đang vận dụng phương pháp thanh gươm và lá chắn thì Mỹ và các nước đồng minh ở Thái Bình Dương lại đang cố gắng dùng các hiệp ước như UNCLOS để giải quyết các tranh chấp.
Cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông cũng đang nóng dần ở Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc (LHQ) tại The Hague.
Hồi tháng 1/2013, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa LHQ yêu cầu ra phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là vô giá trị và đi ngược lại luật pháp quốc tế. Manila cho rằng một số khu vực Trung Quốc đòi chủ quyền nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 mà cả hai nước đều phê chuẩn.
Tới tháng 12/2014, Bắc Kinh đã cho công bố "Bản tuyên bố lập trường", từ chối tham gia tiến trình tranh tụng tại Tòa án Trọng tài. Song quyết định của Trung Quốc không ngăn cản Tòa án Trọng tài tiếp tục thu thập thông tin và bằng chứng về những hành động trái phép của Bắc Kinh trên Biển Đông. Đặc biệt, Tòa Trọng tài đã nhóm họp từ ngày 7 -13/7 để nghe Philippines trình bày về vụ kiện yêu cầu bác bỏ yêu sách "đường chín đoạn" phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo dự kiến, kết luận của Tòa án sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến độ nạo vét, cải tạo và xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và bãi cạn Scarborough trên Biển Đông. Cụ thể, Bắc Kinh đã tự tạo thêm 809 hecta đất trên những bãi đá ngầm vốn thuộc chủ quyền của các quốc gia trong khu vực và nằm ngay trên các tuyến đường biển và đường không quan trọng. Trong "Bản tuyên bố lập trường", Trung Quốc ngang nhiên cho rằng: "Các hành động của nước này trên Biển Đông đã diễn ra từ hơn 2.000 năm trước".
Vùng phòng không trên Biển Đông
Mới đây, Bắc Kinh đã ra tuyên bố đe dọa tạo ra một trật tự mới trên không bằng việc đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông. Vùng phòng không này sẽ chồng lấn lên những khu vực thuộc không phận quốc tế và bao trùm cả vùng lãnh thổ, vùng biển đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa các trong khu vực cũng như những địa điểm mà Trung Quốc trái phép chiếm đóng trên Biển Đông.
Giới chức Mỹ nhận định mục đích của hành động cải tạo đất trái phép mà Trung Quốc đang tiến hành bao gồm cả việc xây một đường băng, nhằm tăng khả năng triển khai các cuộc tuần tra trên không phận Biển Đông để giúp Bắc Kinh kiểm soát cả một khu vực rộng lớn nằm ngoài vùng bờ biển nước này.
Theo luật pháp quốc tế hiện hành, vùng nhận dạng phòng không không có nghĩa là mở rộng không phận chủ quyền. Ngoài ra, vùng phòng không cũng không được xem là công cụ để tuyên bố chủ quyền với một lãnh thổ mới hay một khu vực đang xảy ra tranh chấp.
Thay vào đó, vùng phòng không là không phận nằm gần kề nhưng không nằm ngoài không phận hay lãnh thổ của một quốc gia. Tại khu vực này, hoạt động của các máy bay sẽ được xác minh, kiểm soát và điều phối nhằm đảm bảo lợi ích an ninh của quốc gia đó. Theo luật pháp quốc tế hiện hành và Điều 51 trong Hiến chương LHQ, vùng phòng không còn liên quan tới quyền phòng vệ. Do đó, phạm vi địa lý và thi hành luật lệ trong vùng phòng không cần tuân theo các quy tắc cần thiết và cân xứng. Còn việc thiết lập một vùng an ninh mập mờ trong không phận quốc tế hay liên quan tới vùng đặc quyền kinh tế sẽ là không phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế như quyền tự do hàng không.
Quân đội Philippines công bố bức ảnh chụp Trung Quốc xây dựng trái phép tại bãi đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) trên Biển Đông.
Đây là lý do vì sao luật pháp và chính sách của Mỹ giới hạn quản lý vùng phòng không đối với các máy bay muốn bay tới hoặc rời khỏi không phận và lãnh thổ quốc gia của Mỹ.
Trái lại, Trung Quốc muốn sửa đổi luật pháp quốc tế hiện hành liên quan tới vùng phòng không để lập ra một "Thiên mệnh" mới trên Biển Đông. Nói cách khác, sự xuất hiện của vùng phòng không trên Biển Đông sẽ dẫn tới việc Trung Quốc áp đặt các quy định đối với vùng "lãnh thổ không tranh chấp" cũng như "các quyền và quyền tài phán" trên toàn bộ vùng biển chiến lược này. Ví dụ, nếu vùng phòng không được thiết lập, nó sẽ bao trùm toàn bộ khu vực nằm trong tấm bản đồ "đường chín đoạn" phi lý mà Bắc Kinh đơn phương công bố gồm tất cả những hòn đảo nằm trên Biển Đông. Khu vực này tương đương 22% diện tích lãnh thổ đất liền hiện thời của Trung Quốc và bao trùm gần như toàn bộ không phận trên Biển Đông.
Nếu Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng phòng không bao gồm cả các khu vực nằm trong bản đồ "đường chín đoạn" và tiếp tục duy trì lập trường "chủ quyền không tranh cãi" trên Biển Đông, không phận trong vùng phòng không sẽ được quản lý và bảo vệ giống như vùng không phận của quốc gia này. Nói cách khác, việc Trung Quốc tạo ra vùng phòng không sẽ "làm phức tạp thêm và leo thang các tranh chấp chủ quyền" trên Biển Đông cũng như đe dọa nền "hòa bình và ổn định" trong khu vực như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) hồi năm 2002, đã đề cập.
Theo luật sư Almond, Mỹ và các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cần có hành động quyết đoán hơn để đáp trả Trung Quốc trong việc thực thi quyền tự do hàng không và hàng hải.
Một số câu hỏi đặt ra là: Liệu Bắc Kinh có dám điều máy bay ngáng đường và bắn hạ các máy bay dân sự của Philippines hay máy bay của Hải quân Mỹ khi đi qua vùng phòng không mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố trên Biển Đông? Liệu các hãng máy bay nước ngoài có phải trả phí khi bay qua "lãnh thổ" của Trung Quốc? Nếu Trung Quốc không có hành động ngăn cản máy bay dân sự và quân sự nước ngoài, Bắc Kinh sẽ tự nhận vùng phòng không này không phải là không phận thuộc chủ quyền của Trung Quốc?
Nói tóm lại, việc sử dụng vùng phòng không để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông là hành động đi ngược lại quy định của luật pháp quốc tế hiện hành. Và đây cũng là một trò chơi cá cược nguy hiểm đối với một cường quốc mới nổi như Trung Quốc, ông Almond kết luận.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Infonet
Hệ thống Iron Dome Israel thử nghiệm thành công năng lực đánh chặn UAV Trong chiến tranh phi đối xứng, cấp bách xây dựng năng lực đánh chặn các mục tiêu trên không như UAV là nhu cầu chung của các nước. Hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 17 tháng 7 đưa tin, hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của công...