Canada lo ngại tình hình đại dịch COVID-19 trầm trọng hơn
Hiện, Canada đã áp đặt các biện pháp hạn chế mới đối với ba “điểm nóng” là Toronto, Ottawa và khu vực Peel trong ít nhất 28 ngày, theo đó người dân chỉ ra khỏi nhà khi thật cần thiết.
Trong khi Canada nghiêm cấm tất cả các hoạt động tụ tập đông người trong không gian hẹp như nhà hàng, quán bar, phòng tập thể thao, sòng bạc và rạp chiếu phim thì Libya và Paraguay lại nới lỏng một số biện pháp hạn chế.
Canada siết chặt các biện pháp hạn chế tại các “điểm nóng”
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, Ontario – tỉnh đông dân nhất nước này – vừa thông báo sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế mới đối với ba “điểm nóng” là Toronto, Ottawa và khu vực Peel.
Trong số các biện pháp hạn chế mới, có việc đóng cửa các quán ăn phục vụ trong nhà, các quán bar, phòng tập thể thao, sòng bạc và rạp chiếu phim.
Chính quyền Ontario cũng đề nghị người dân chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Các biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ 12 giờ 1 phút ngày 10/10 và kéo dài ít nhất 28 ngày.
Các trường học và các địa điểm tôn giáo vẫn mở cửa. Việc tụ tập ở không gian ngoài trời được giới hạn ở mức 25 người.
Tỉnh Ontario đã ghi nhận 939 ca nhiễm mới trong ngày 9/10 – mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Đáng chú ý là số ca nhiễm mới đã tăng trong 7 tuần liên tiếp, đặc biệt tăng mạnh ở Ottawa.
Còn tại tỉnh Quebec, Thủ hiến Francois Legault đã quyết định nâng cảnh báo dịch bệnh tại hầu hết các thành phố nhằm dọc sông St. Lawrence lên mức cao nhất.
Video đang HOT
Từ giữa tuần sau, việc đeo khẩu trang sẽ trở thành quy định bắt buộc tại các trường trung học thuộc các khu vực bị ảnh hưởng.
Thủ hiến Francois Legault đã kêu gọi người dân Quebec tránh tiếp xúc trong dịp lễ Tạ ơn cuối tuần này, khi trong 8 ngày qua thì có 7 ngày Quecbec ghi nhận số ca nhiễm mới vượt quá 1.000 ca.
Số liệu cập nhật trên trang web của Chính phủ Canada cho thấy số ca mắc COVID-19 ở nước này đã lên tới 178.117 ca, trong đó 9.585 ca tử vong.
Theo các mô hình dịch bệnh của Bộ Y tế Canada, đại dịch COVID-19 sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu người dân không hạn chế tiếp xúc. Theo các mô hình này, đến ngày 17/10, số ca mắc COVID-19 tại Canada sẽ dao động trong khoảng 188.150-197.830 ca, với khoảng 9.690-9.800 trường hợp đã tử vong.
Tuy nhiên, nếu người dân giảm tần suất tiếp xúc từ 25-35%, đại dịch tại hầu hết các địa phương của Canada sẽ được kiểm soát.
Libya mở cửa trở lại các cơ sở tôn giáo ở thủ đô
Trong khi đó, Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA), được Liên hợp quốc ủng hộ, đã cho mở cửa trở lại các thánh đường Hồi giáo ở thủ đô Tripoli và các thị trấn lân cận sau gần 7 tháng đóng cửa.
Tuy nhiên, các tín đồ phải đeo khẩu trang và tuân thủ quy định giãn cách xã hội khi đến các địa điểm tín ngưỡng này. Những cơ sở thờ tự không đảm bảo việc tuân thủ các biện pháp hạn chế phải đóng cửa trở lại.
[Cập nhật tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại một số quốc gia]
Kể từ khi ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên hồi giữa tháng Ba, Libya đã đóng cửa các thánh đường Hồi giáo trên cả nước và kêu gọi người dân cầu nguyện tại nhà.
Theo số liệu mới nhất, Libya đến nay ghi nhận hơn 41.000 ca mắc COVID-19 và 621 ca tử vong.
Paraguay nới lỏng các quy định phòng dịch COVID-19 với các nước láng giềng
Ngày 15/10 tới, Brazil và Paraguay sẽ mở cửa trở lại biên giới chung sau nhiều tháng tạm đóng cửa do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ, trong thông báo ngày 9/10, Cố vấn Cấp cao phụ trách quan hệ đối ngoại tại Phủ Tổng thống Paraguay Federico González cho biết chính phủ nước này sẽ mở cửa trở lại cầu Hữu nghị bắc qua sông Paraná nối thành phố Ciudad del Este với thành phố Foz do Iguacu của Brazil.
Bộ Y tế Paraguay sẽ đánh giá và đưa ra các quyết định liên quan đến dịch tễ học trong thời gian tới.
Ngoài ra, Chính phủ Paraguay cũng đã vạch ra một kế hoạch mở cửa biên giới với Argentina. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có phản hồi nào từ phía chính phủ quốc gia láng giềng.
Cố vấn González cũng thông báo Paraguay sẽ mở cửa trở lại Sân bay Quốc tế Silvio Pettirossi tại thủ đô Asunción cũng như Sân bay Guaraní vào ngày 21/10 tới.
Việc nối lại các chuyến bay sẽ được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt về sức khỏe để tránh sự lây lan của bệnh COVID-19.
Người đứng đầu Tổng cục Hàng không dân dụng quốc gia Paraguay Félix Kanazawa đảm bảo rằng các sân bay Silvio Pettirossi và Guaraní đã sẵn sàng đón các chuyến bay quốc tế, đồng thời khẳng định các máy bay đến và đi từ hai sân bay này sẽ được khử trùng bằng một hệ thống tương tự như hệ thống được sử dụng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện.
Ngoài ra, hành khách sẽ được yêu cầu cách ly 14 ngày tại nhà sau khi rời sân bay.
Paraguay đã ra lệnh đóng cửa biên giới của mình vào cuối tháng 3/2020 sau khi ghi nhận những trường hợp đầu tiên mắc COVID-19.
Tính đến nay, quốc gia Nam Mỹ này này đã ghi nhận 47.316 trường hợp nhiễm CVID-19, trong đó có 1.012 ca tử vong./.
Thiết bị bán sang Thổ Nhĩ Kỳ 'dính líu' xung đột Armenia-Azerbaijan, Canada cấm cửa xuất khẩu, Ankara nói gì?
Ngày 5/10, Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne cho biết, Ottawa dừng cấp phép xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh có thông tin rằng thiết bị quân sự của Canada được sử dụng trong cuộc giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực Nagorno-Karabakh.
Máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất trang bị thiết bị cảm biến L3Harris WESCAM của Canada. (Nguồn: Defense Express)
Tuần trước, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, Bộ các vấn đề toàn cầu (GAC) đang xem xét thông tin cho rằng, các lực lượng của Azerbaijan đang sử dụng máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, trang bị thiết bị cảm biến L3Harris WESCAM của Canada.
Theo Ngoại trưởng Champagne, trong khuôn khổ cơ chế kiểm soát xuất khẩu và do chiến sự ở khu vực trên vẫn leo thang, Canada dừng cấp phép xuất khẩu các sản phẩm liên quan sang Thổ Nhĩ Kỳ, để có thêm thời gian đánh giá vụ việc.
Ngoại trưởng Canada cũng kêu gọi các bên dừng ngay lập tức hành động chiến sự tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh và ngồi vào bàn đàm phán.
Phản ứng lại động thái này, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã ra tuyên bố chỉ trích quyết định của Canada và cho biết: "Chúng tôi hy vọng Canada sẽ theo đuổi một chính sách tránh xa tiêu chuẩn kép và hành động mà không chịu sự ảnh hưởng của những nhóm người chống Thổ Nhĩ Kỳ tại nước họ".
Tuyên bố này cũng khẳng định: "Trong khi Canada không nhìn thấy bất kỳ sự tổn hại nào trong việc xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia có vai trò quân sự trong cuộc khủng hoảng tại Yemen... và còn mô tả thương vụ đó như là một đóng góp cho an ninh khu vực, thì không thể có bất kỳ lời giải thích nào khác cho việc nước này ngăn cản xuất khẩu vũ khí cho một đồng minh NATO của họ".
Canada kêu gọi NATO theo dõi Trung Quốc trong 'thông điệp mạnh mẽ' gửi đến ông Tập Cận Bình Canada đã trở thành quốc gia mới nhất quan tâm đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông khi Ottawa thúc giục NATO theo dõi các động thái của Bắc Kinh trong một "thông điệp mạnh mẽ về phòng thủ và răn đe" chống lại "ngoại giao con tin". Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Biển Đông là khu vực có nhiều tranh chấp...