Canada cho phép Airbus sử dụng titan của Nga
Ngày 23/4, Chính phủ Canada đã cho phép hãng chế tạo máy bay Airbus của châu Âu sử dụng titan của Nga trong hoạt động sản xuất, mặc dù lệnh cấm của Ottawa đối với mặt hàng kim loại chiến lược này trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt Moskva liên quan xung đột ở Ukraine vẫn đang có hiệu lực từ tháng 2 vừa qua.
Một nhà máy của Airbus tại Bremen, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo đó, các nhà máy của Airbus tại Canada được linh hoạt sử dụng titan. Airbus phụ thuộc phần lớn vào kim loại chiến lược này trong sản xuất các dòng máy bay phản lực tầm xa. Động thái trên của Ottawa có thể xoa dịu quan ngại của Airbus rằng hoạt động sản xuất chính của hãng có thể bị ảnh hưởng khi Canada áp đặt biện pháp cấm nhập khẩu titan của Nga.
Tháng 2 năm nay, Canada đã trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đưa công ty titan VSMPO-AVISMA của Nga vào danh sách những thực thể bị trừng phạt vì được cho là có quan hệ với tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga. Theo đó, Canada không cho phép nhập khẩu titan của VSMPO-AVISMA vào nước này.
Nhiều hãng hàng không quan ngại biện pháp trên có thể cản trở việc nhập khẩu vào Canada các dòng máy bay được sản xuất ở nước ngoài có thành phần titan của Nga. Airbus đã tìm cách để Chính phủ Canada cho phép hãng sử dụng titan của Nga.
Video đang HOT
Trong thông báo, cơ quan đại diện của Airbus tại Canada cho biết: “Airbus nắm rõ việc Chính quyền Ottawa đang áp đặt trừng phạt đối với công ty VSMPO-AVISMA và Airbus đã nhận được giấy phép cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất phù hợp với các lệnh trừng phạt hiện hành”. Tuy nhiên, thông báo không đề cập thêm chi tiết cũng như không nói rõ việc cho phép này sẽ kéo dài bao lâu. Chính phủ Canada cũng không bình luận thêm.
Airbus cũng đã cam kết đẩy nhanh các kế hoạch nhằm đa dạng hóa nguồn cung titan phục vụ quá trình sản xuất của hãng.
Khủng hoảng ở Haiti: Canada tích cực ủng hộ sứ mệnh LHQ
Chính phủ Canada cho biết nước này đã sơ tán thành công 153 công dân thuộc nhóm "dễ bị tổn thương nhất" từ Haiti sang Cộng hòa Dominicana trong một chiến dịch không vận tuần trước.
Canada cũng đã cử khoảng 70 binh sĩ đến Jamaica để huấn luyện một đội quân của Cộng đồng Caribe (Caricom) được cử đi làm nhiệm vụ ở Haiti.
Cảnh sát tuần tra tại thủ đô Port-au-Prince, Haiti, ngày 22/3/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, Chính phủ Canada sẽ triển khai nhiều chuyến bay để hồi hương công dân và thường trú nhân của nước này từ Haiti.
Bộ Ngoại giao Canada cho biết các hoạt động này sẽ được triển khai từ ngày 3/4 khi điều kiện an ninh và thời tiết cho phép. Những người có nhu cầu sơ tán sẽ được vận chuyển từ thủ đô Haiti đến một địa điểm "an toàn thứ cấp", sau đó sẽ tiếp tục tới thành phố Montréal của Canada trên các chuyến bay thuê bao và phải tự chi trả cho hoạt động này.
Chính phủ Canada cho biết nước này đã sơ tán thành công 153 công dân thuộc nhóm "dễ bị tổn thương nhất" từ Haiti sang Cộng hòa Dominicana trong một chiến dịch không vận tuần trước.
Canada cũng đã cử khoảng 70 binh sĩ đến Jamaica để huấn luyện một đội quân của Cộng đồng Caribe (Caricom) được cử đi làm nhiệm vụ ở Haiti.
Theo Bộ Quốc phòng Canada, khoảng 330 binh sĩ từ các quốc gia thành viên Caricom như Jamaica, Belize và Bahamas sẽ tham gia huấn luyện 1 tháng trong Chiến dịch Helios.
Trước đó, Mỹ cũng nhắc lại cam kết với người dân Haiti và khẳng định sẽ tiếp tục làm việc lâu dài với chính quyền của quốc gia Caribe này để "đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn". Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jon Finer khẳng định Washington sẽ làm việc với các bên liên quan của Haiti và các đối tác quốc tế để giải quyết tình trạng bất ổn, với mục tiêu chính là thúc đẩy quản trị an ninh và tiến bộ kinh tế tại Haiti.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn độc quyền với mạng Sky News của Anh, thủ lĩnh băng nhóm quyền lực nhất Haiti Jimmy Chérizier đã bác bỏ vai trò hòa giải của Caricom và cảnh báo rằng những ngày sắp tới sẽ còn tồi tệ hơn. Ông Chérizier đã yêu cầu cộng đồng quốc tế trình bày một kế hoạch chi tiết cho tương lai của đất nước Caribe này, nhấn mạnh rằng đây là biện pháp duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh và nhân đạo hiện nay.
Cuộc phỏng vấn được công bố sau khi Văn phòng Nhân quyền LHQ ngày 28/3 kêu gọi hành động "ngay lập tức" để giải quyết tình trạng "thảm họa" ở Haiti do cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đã khiến chính quyền "bên bờ vực sụp đổ". Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk nhấn mạnh rằng "giải quyết tình trạng bất ổn phải là một trong những ưu tiên chính để bảo vệ người dân và ngăn chặn thêm sự đau khổ".
Báo cáo của LHQ ghi nhận sự gia tăng số nạn nhân do bạo lực băng nhóm tại Haiti vào năm 2023, với tổng cộng 4.451 người thiệt mạng và 1.668 người bị thương. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2024 (tính đến ngày 22/3) đã có 1.554 người thiệt mạng và 826 người bị thương do bạo lực băng nhóm tại Haiti.
Thêm một cơ quan chính phủ Canada bị tấn công mạng Ngày 5/3, Cơ quan tình báo tài chính Canada FINTRAC - nơi giám sát các giao dịch bất hợp pháp của ngân hàng, đã thông báo việc hệ thống của họ phải tạm ngừng hoạt động do sự cố về mạng từ cuối tuần qua. Một trung tâm an ninh mạng. Ảnh minh họa: Transcosmos/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trong một...