Canada: Cát dầu cần sự hỗ trợ của chính phủ nhằm mục đích gì?
Ngành công nghiệp dầu mỏ của Canada đang vận hành một trong những cách bơm dầu thô tốn nhiều khí thải nhất thế giới.
Gần đây ngành công nghiệp dầu mỏ đã cam kết làm sao để cát dầu không phát thải ròng vào năm 2050.
Chính phủ liên bang của Canada có một phần vai trò trong việc hỗ trợ cát dầu ròng bằng không. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Nhưng ngành công nghiệp này cho biết họ không thể làm điều đó một mình vì hàng tỷ USD sẽ cần đầu tư để khử carbon trong các hoạt động khai thác cát dầu. Chính phủ liên bang của Canada có một phần vai trò trong việc hỗ trợ cát dầu ròng bằng không và chính phủ sẽ chi trả phần lớn chi phí để làm cho ngành công nghiệp trở nên “xanh hơn”, các giám đốc điều hành hàng đầu tại các công ty dầu mỏ lớn của Canada cho biết.
Sự hỗ trợ của chính phủ liên bang bao gồm cả ngân quỹ, cho các công nghệ để giữ giấy phép của cát dầu hoạt động trong một thế giới lo ngại thảm họa khí hậu sắp xảy ra, nghe có vẻ trái ngược với trực giác. Tuy nhiên, dầu thô, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Canada, lĩnh vực này phải nhắc đến nhà tuyển dụng lớn đặc biệt là ở tỉnh Alberta.
Vì vậy, đặt cược tốt nhất của Canada trong việc cắt giảm lượng khí thải từ cát dầu và đạt được mục tiêu nền kinh tế không phát thải ròng vào năm 2050, có thể là tài trợ và hỗ trợ đầu tư vào các công nghệ để cắt giảm lượng khí thải carbon trong động cơ kinh tế quan trọng của nước này.
Các CEO của Suncor và Cenovus cho biết Canada sẽ cần tới 75 tỷ USD để thực hiện các hoạt động kinh doanh cát dầu không phát thải vào năm 2050. Chính phủ sẽ cần phải tăng cường và có khả năng tài trợ tới 2/3 chi phí đó, Giám đốc điều hành Suncor Mark Little và Giám đốc điều hành của Cenovus Energy, Alex Pourbaix, nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn.
Ông Joe Biden có thể hủy dự án Keystone XL trong ngày đầu nhậm chức
Kênh CBC News của Mỹ ngày 17/1 dẫn các nguồn tin cho hay Tổng thống đắc cử Joe Biden dự kiến hủy giấy phép xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL trị giá 9 tỷ USD với Canada ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức. Đây cũng là một trong số các cam kết mà ông Biden đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
Hệ thống đường ống dẫn dầu Keystone XL vận chuyển dầu mỏ của tỉnh bang Alberta (Canada) tới các cơ sở lọc dầu ở khu vực Midwest (Mỹ). Ảnh: HBR/TTXVN
Theo nguồn tin trên, trong danh sách các sắc lệnh hành pháp dự kiến được đưa ra trong ngày đầu tiên ông Biden nhậm chức (ngày 20/1 tới) có nội dung "hủy giấy phép đường ồng dẫn dầu Keystone XL".
Dự án trên của tập đoàn TC Energy Corp., có công suất vận chuyển 830.000 thùng dầu/ngày từ tỉnh Alberta của Canada tới Nebraska - nơi Keyston XL gặp đường ống Keystone để từ đó vận chuyển dầu tới các nơi trên đất Mỹ.
Dự án đã được các cơ quan chức năng của Canada phê duyệt từ năm 2010, nhưng đã bị chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama chặn lại năm 2015 với lý do phía Canada được hưởng lợi ích kinh tế nhiều hơn trong khi dự án làm gia tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn dự án này hồi năm 2017. Nhiều nhà hoạt động môi trường đã phản đối mạnh mẽ dự án này và đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ.
Phản ứng trước thông tin Mỹ hủy dự án trên, Thủ hiến tỉnh Alberta của Canada, Jason Kenney, cho rằng việc này sẽ đẩy nhiều người lao động của cả hai nước vào cảnh thất nghiệp, làm suy yếu mối quan hệ song phương và làm tổn hại an ninh quốc gia của Mỹ vì phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu dầu của OPEC. Ông Kenney cho biết nếu chính quyền mới tại Mỹ hủy bỏ dự án này, tỉnh Alberta cùng với TC sẽ tính đến biện pháp pháp lý.
Cùng ngày, các nguồn thạo tin cho hay Tổng thống đắc cử Biden sẽ đề cử ông Rohit Chopra, thành viên của Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC), đảm nhận cương vị người đứng đầu Cục bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB). Ông Chopra đã được coi là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí điều hành CFPB, vốn đã bị suy yếu dưới thời chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump.
Chương trình nghị sự của Tổng thống đắc cử Biden đang là tâm điểm chú ý của thế giới vì trước đó ông đã cam kết đảo ngược một số chính sách của chính quyền tiềm nhiệm. Giới quan sát nhận định Tổng thống đắc cử Biden phải đối mặt với hàng loạt cuộc khủng hoảng, bao gồm đại dịch COVID-19, nền kinh tế đang tụt dốc, biến đổi khí hậu và căng thẳng chủng tộc.
Ông Biden muốn Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD mà ông công bố mới đây, và đẩy nhanh tiến độ chủng ngừa COVID-19 cho người dân. Theo ông Ron Klain, Chánh văn phòng Nhà Trắng của chính quyền sắp tới, ông Biden có thể đưa ra hàng loạt sắc lệnh hành pháp ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1 mà không cần sự thông qua của quốc hội, bao gồm đưa Mỹ trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và chấm dứt lệnh cấm nhập cảnh áp dụng với các quốc gia có đa số dân là người Hồi giáo.
Quan hệ Trung Quốc - Canada lại thêm "nóng" Một tòa án Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên bản án tử hình với một công dân Canada bị cáo buộc phạm tội buôn ma túy. Vụ việc khiến quan hệ vốn căng thẳng giữa 2 nước càng thêm "nóng". Công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg tại một phiên tòa ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hồi năm 2019 (Ảnh:...