Canada bỏ kế hoạch đánh thuế người chưa tiêm vaccine COVID-19
Thủ hiến Quebec (Canada) cho biết kế hoạch đánh thuế người chưa tiêm vaccine COVID-19 gây tranh cãi và sẽ chỉ làm chia rẽ người dân Canada thêm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em tại Montreal, Quebec, Canada, ngày 24/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, trước đó, tỉnh Quebec đã có kế hoạch áp dụng thuế y tế đặc biệt với những người dân từ chối tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh hiện cho rằng ý tưởng này sẽ chỉ khiến mọi người cảm thấy bị gạt ra ngoài xã hội.
Thủ hiến Quebec Francois Legault nói với các phóng viên ngày 1/2: “Tôi phải đảm bảo rằng tôi bảo vệ sức khỏe của người Quebec, nhưng tôi cũng phải bảo vệ hòa bình trong xã hội của chúng ta. Trong tuần trước, phản ứng của mọi người đã gia tăng. Tôi hiểu rằng điều này gây chia rẽ Quebec và ngay bây giờ chúng ta cần hòa giải”.
Trong khi đó, cơ quan y tế của tỉnh Quebec cho biết tỉnh này đã ghi nhận tỷ lệ tiêm chủng gia tăng sau khi kế hoạch thuế được công bố vào giữa tháng 1.
Theo đề xuất “đóng góp y tế” này, Quebec sẽ phạt những cư dân không tiêm chủng từ 50 đến 100 USD. Ông Legault ban đầu nói rằng chính sách này nhằm nói với những người không tiêm chủng rằng sẽ có một cái giá phải trả và bù đắp cho những hy sinh mà những người còn lại phải chịu.
Cho đến nay, khoảng 84% những người đủ điều kiện ở Quebec đã được tiêm chủng đầy đủ, chỉ trên mức trung bình của cả nước.
Video đang HOT
Tỉnh Ontario, nơi đông dân nhất của Canada, trước đây đã phản đối một loại thuế tương tự, cho rằng chính sách này là trừng phạt một cách vô lý. Thủ hiến Doug Ford cho biết chính quyền của ông sẽ thực hiện một cách tiếp cận khác, mặc dù ông đã kêu gọi người dân tiêm vaccine.
Quyết định hủy bỏ đề xuất trên của Quebec được đưa ra trong bối cảnh xảy ra cuộc tranh cãi lớn về vaccine ở biên giới Canada, nơi các lái xe tải đã tụ tập để phản đối các quy định về tiêm chủng ở cả Canada và Mỹ trong những ngày gần đây.
Một đoạn đường biên giới ở Coutts, Alberta đã có khoảng 100 xe tải tập trung cản trở giao thông. Chính quyền Alberta đã chỉ trích cuộc biểu tình và yêu cầu các lái xe chấm thúc ngay lập tức. Cảnh sát tuyên bố cuộc tụ tập là bất hợp pháp và cam kết sẽ hành động để ngăn chặn.
Thủ đô Ottawa của Canada cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình lớn, khi hàng nghìn người tham gia Đoàn xe Tự do để phản đối yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine.
Làn sóng biến thể Omicron đầu tiên làm lộ điểm yếu của vaccine công nghệ mRNA
Nghiên cứu một số ca mắc COVID-19 sau tiêm vaccine cho thấy các mũi tiêm tăng cường bằng vaccine công nghệ mRNA như vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất đã không ngăn chặn được biến thể Omicron.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Montreal, Quebec, Canada, ngày 24/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cape Town và Đại học Stellenbosch ở Nam Phi đã cho biết thông tin trên trong phát hiện được công bố mới đây trên tạp chí The Lancet.
Các nhà nghiên cứu cho biết 7 du khách người Đức đến Cape Town ở Nam Phi đã nhiễm COVID-19 có triệu chứng từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2021 mặc dù đã được tiêm mũi tăng cường.
Tất cả các trường hợp đều nhiễm bệnh nhẹ hoặc trung bình, cho thấy mũi tiêm tăng cường có thể chống lại ca bệnh nặng, tử vong và nhập viện.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chứng minh Omicron có khả năng né tránh miễn dịch cho dù người nhiễm bệnh đã tiêm loại vaccine COVID-19 mạnh nhất. Các tác giả cho biết điều này cho thấy cần thiết phải tiếp tục chống đại dịch bằng các biện pháp khác bên cạnh việc tiêm chủng, chẳng hạn như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.
Các mũi tiêm dường như tạo ra rào bảo vệ chống lại Omicron ở các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch chứ không chỉ tạo kháng thể, ví dụ như tế bào T. Tới nay, dữ liệu về ca nhập viện và tử vong cho thấy tỷ lệ ít nghiêm trọng hơn so với biến thể Delta.
Biến thể Omicron lây lan nhanh chóng trên toàn cầu đã khiến Anh, Mỹ, Nam Phi và các quốc gia khác đẩy mạnh các chương trình tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy hạn chế của các kế hoạch tiêm tăng cường.
Vaccine được sản xuất bằng công nghệ mRNA mới đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong đại dịch COVID-19. Các mũi tiêm "hướng dẫn" các tế bào tạo ra lượng kháng thể cao để "khóa" protein gai - bộ phận của virus giúp nó xâm nhập tế bào con người.
Dữ liệu sơ bộ từ một thử nghiệm ở Israel với 154 nhân viên y tế cho thấy rằng liều tiêm thứ tư của vaccine Pfizer không thể ngăn ngừa nhiễm Omicron. Tuy nhiên, những người trong thử nghiệm có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Dữ liệu từ Anh cũng cho thấy vaccine có khả năng đáng kể trong việc ngăn chặn ca có triệu chứng và nhập viện sau khi tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, có thể người trên 65 tuổi cần thêm mũi thứ tư.
Trong nghiên cứu ở Cape Town, có bốn trong số những người Đức đang tham gia đào tạo tại các bệnh viện địa phương, ba người đang đi nghỉ và tất cả đều ở độ tuổi từ 25 đến 39. Năm người là nữ, hai người là nam và không ai bị béo phì.
Năm người đã được tiêm ba liều vaccine Pfizer-BioNTech và một người đã được tiêm vaccine Moderna cũng bằng công nghệ mRNA và tiêm mũi tăng cường Pfizer. Một người khác được tiêm một liều vaccine AstraZeneca, sau đó là hai mũi Pfizer. Họ chưa mắc COVID-19 trước đó. Năm đối tượng được tiêm liều nhắc lại vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11/2021.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Nhóm người Đức này là cơ hội duy nhất để nghiên cứu các ca nhiễm Omicron "vượt rào" ở những cá nhân đã tiêm mũi tăng cường bằng vaccine mRNA".
Họ cho biết tất cả các đối tượng đều bắt đầu xuất hiện các triệu chứng hô hấp trong khoảng thời gian từ ngày 30/11 đến ngày 2/12/2021 và cuối cùng là mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình.
Các nhà nghiên cứu cho biết phản ứng mạnh mẽ từ các tế bào T đã được phát hiện ở các đối tượng. Họ nói: "Diễn biến bệnh nhẹ đến trung bình cho thấy rằng việc tiêm phòng đầy đủ sau đó là một liều nhắc lại vẫn giúp bảo vệ tốt trước ca bệnh nặng do Omicron gây ra".
Họ cho biết sẽ cần đến những loại vaccine tốt hơn để ngăn chặn các ca nhiễm Omicron có triệu chứng.
Người chưa tiêm vaccine COVID-19 sẽ bị áp thuế đặc biệt ở Canada Tỉnh Quebec ở Canada yêu cầu người dân chưa tiêm vaccine COVID-19 đóng góp đáng kể cho hệ thống y tế nhà nước trong bối cảnh ca mắc gia tăng Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine COVID-19 tại Toronto, Canada, ngày 3/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Theo đài RT, sau khi cấm những người từ chối tiêm vaccine COVID-19 vào các cửa hàng rượu...