Canada bị tố giúp Mỹ nghe lén Hội nghị thượng đỉnh
CBC News dẫn thông tin từ cựu nhân viên CIA Edward Snowden, Mỹ đã nghe lén các thông tin diễn ra tại hội nghị thượng định của nhóm G8 và G20 ở Toronto năm 2010, dưới sự cho phép của Canada.
Nguồn tin dẫn các tài liệu cho thấy, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã sử dụng đại sứ quán Mỹ ở Ottawa, Canada làm chốt chỉ huy trong chiến dịch nghe lén trong khoảng một tuần diễn ra các hội nghị.
Cụ thể, thời gian diễn ra các hội nghị trên vào tháng 6/2010 và các hoạt động do thám được sự cho phép của Canada.
Tuy nhiên, tài liệu rò rỉ không đề cập những mục tiêu chính xác trong chiến dịch do thám của Mỹ, mà chỉ nhấn mạnh rằng các kế hoạch được “điều phối chặt chẽ với đối tác Canada”.
Các nhà ngoại giao tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Toronto, Canada năm 2010.
Trước đó, cơ quan tình báo Mỹ và Canada đã bị cáo buộc phối hợp tình báo Anh nghe lén các cuộc điện thoại và xâm nhập email của các nhà ngoại giao tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở thủ đô London hồi năm 2009.
Hiện, người phát ngôn Thủ tướng Canada chưa đưa ra bình luận nào về vụ do thám này.
Video đang HOT
Theo Tiền Phong
10 vùng vịnh kỳ vĩ nhất thế giới
Nauy, New Zealand, Greenland hay Alaska là những đất nước sở hữu những vùng vịnh vô cùng ấn tượng.
Vịnh Misty, Mỹ
Vịnh Misty nằm ở phía Nam Alaska. Các du thuyền lớn không thể đi qua vùng vịnh nhỏ hẹp có nhiều vách đá dốc này được. Tuy nhiên, du khách có thể chèo xuồng kayak để khám phá vịnh này mặc dù thủy triều và các cơn gió thường xuyên có thể làm chao đảo thuyền.
Vịnh băng Ilulissat, Greenland
Vịnh Ilulissat là vùng băng tuyết nằm gần thị trấn Ilulissat ở bờ biển phía Tây của Greenland. Vịnh chạy dài 40 km từ vùng băng tuyết trôi của Greenland đến vịnh Disko. Nơi đây có cảnh băng tuyết trôi nổi trên biển đẹp ngoạn mục. Cách vòng Bắc Cực 250 km, Vịnh băng Ilulissat là một điểm du lịch kỳ vĩ và độc đáo của vùng Alaska.
Vịnh Naeroy, Nauy
Là một nhánh của vịnh Sogne và là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, Nearoy được xem là một trong những phần đẹp nhất và hoang dã nhất của vịnh Sognefjord. Nearoy dài 17 km và điểm hẹp nhất của nó chỉ 250 m. Đi du lịch ở vùng đất này, chắc chắn du khách sẽ thích thú và ấn tượng với nhiều khung cảnh đẹp và các hoạt động giải trí vui nhộn.
Vịnh Doubtful Sound
Doubtful Sound là một trong những vịnh sâu và đẹp nhất của Newzealand. Nơi đây cho du khách cảm giác như được đắm chìm trong sự yên tĩnh tuyệt đối. Một điểm độc đáo Ở Doubtful Sound là mưa rất nhiều, nhưng thậm chí một ngày mưa dầm cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Milford hay Doubtful là một vùng đất thầm lặng nhưng rất đặc sắc, đang chờ con người khám phá.
Vịnh Hardanger
Dài 179 km, vịnh Hardanger là vịnh lớn thứ 3 thế giới.
Vịnh Sogne
Là vịnh dài nhất lục địa Âu Châu và được công nhận là di sản thế giới.
Vịnh Tracy Arm
Một sông băng lớn và kỳ vĩ đã tạo nên vịnh Tracy Arm này ở vùng Alaska, gần Juneau.
Vịnh Geiranger
Những đỉnh núi được bao phủ bởi tuyết, những thác nước đẹp như thiên đường với dòng nước xanh trong vắt, vịnh Geiranger không hổ danh là vịnh đẹp nhất thế giới. Geiranger có lẽ là vịnh đẹp nhất trong số tất cả các vịnh hẹp nổi tiếng của Na Uy. Xung quanh vịnh này là những dãy núi cao hùng vĩ có băng tuyết bao phủ, những thác nước, cây cỏ tươi tốt và mặt nước trong xanh thẳm... Du khách có thể đi tham quan khu vực này bằng tàu thuyền, chắc chắn thiên nhiên tươi đẹp và con người mến khách của vịnh Geiranger sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho bất kỳ ai.
Vịnh Lyse
Được hình thành bởi những hoạt động địa chất của sông băng từ kỷ băng hà, vịnh Lyse là một điểm đến nổi tiếng của vùng Tây Nam đất nước Nauy.
Vịnh Milford Sound
Nằm trong công viên quốc gia Fiordland, được bao quanh bởi những vách núi đá cao đến 1200m, Milford Sound là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của New Zealand. Milford Sound có những khung cảnh đường bờ biển đẹp nhất thế giới với những đỉnh núi cao và mặt nước trong xanh. Hàng năm, những trận mưa như trút nước thường xuyên sẽ làm cho vùng đảo phía Nam này thêm đẹp mắt bởi rất nhiều thác nước trắng xóa đổ xuống từ các vách núi đá cao
(Theo Yeudulich)