Cần xử phạt bác sĩ viết đơn thuốc không ai đọc được
“Tình trạng chữ viết cẩu thả của các thầy thuốc kiểu này có ngày chữa bệnh thành hại bệnh nhân”, một độc giả nêu ý kiến.
Lời tòa soạn
Theo yêu cầu của Bộ Y tế, trước 30/6, tất cả cơ sở khám, chữa bệnh phải thực hiện việc kê đơn thuốc điện tử. Theo đó, lộ trình này được đặt ra với bệnh viện từ hạng 3 trở lên phải hoàn thành trong năm 2022, trong khi các cơ sở khám chữa bệnh khác (như trạm y tế, các cơ sở y tế tư nhân…) thì muộn hơn, hoàn thành trước tháng 7/2023.
Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng đơn thuốc kê tay vẫn còn tồn tại, thậm chí nhiều đơn thuốc khiến bệnh nhân, dược sĩ không thể đọc được.
Để phản ánh vấn đề này, VietNamNet tạo diễn đàn Vì sao cần “xóa sổ” đơn thuốc viết tay không ai đọc được của bác sĩ.
Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả cơ sở y tế hoàn thành đơn thuốc điện tử trước 30/6, nhưng đến tháng 7, vẫn có bác sĩ bệnh viện trung ương viết đơn thuốc khiến người dân và nhân viên nhà thuốc không dịch được. Sau bài viết “Bao giờ hết cảnh không đọc được chữ bác sĩ trên đơn thuốc?”, VietNamNet nhận được rất nhiều ý kiến độc giả về vấn đề này.
Không dịch được đơn, cấp sai thuốc, uống sai liều thì… nguy to!
“Tôi nghĩ đơn thuốc viết tay giờ cũng không còn nhiều, thỉnh thoảng mới gặp, nhưng không phải không có. Nhiều bác sĩ viết tay cũng đẹp, ít nhất là dễ đọc, không hiểu nhầm. Nhưng thật sự là có lúc tôi không dịch ra chữ bác sĩ”, độc giả T.B chia sẻ.
Video đang HOT
Vị độc giả chia sẻ câu chuyện đi khám dinh dưỡng của chính bản thân hồi tháng 2. “Bác sĩ khám rất thích, kê đơn luôn vào sổ y bạ, hướng dẫn đồ ăn thức uống đầy đủ, nhưng về nhà đọc thì không dịch ra được hết ký tự, may ra hiệu thuốc, dược sĩ họ nhìn thuốc quen nên luận được. Sợ nhất với việc không dịch được đơn là cấp sai thuốc, uống sai liều, thế thì nguy to”, độc giả nêu ý kiến.
Độc giả Thinh Duc cũng cho hay: “Việt Nam có câu sai một ly đi một dặm, nếu tình trạng chữ viết cẩu thả của các thầy thuốc kiểu này có ngày chữa bệnh thành hại bệnh nhân”.
Ngoài đề nghị lãnh đạo các bệnh viện cần kiểm tra, nhắc nhở về đơn thuốc, chữ viết cho bác sĩ ngày càng đúng và chân phương hơn, vị độc giả đề xuất “Hãy viết và treo khẩu hiệu ‘Nét chữ là nết người’ trước các phòng khám của bệnh viện để nhắc nhở các bác sĩ viết chữ kê đơn thuốc cẩn thận.
Trong khi đó, nhiều độc giả bày tỏ cần luật hóa kỹ năng này tránh trường hợp hiểu nhầm, khó hiểu đơn thuốc dẫn đến sai sót, mất thời gian của nhiều người.
Độc giả Phương Nguyễn nêu ý kiến nên có quy chế rõ ràng trong việc chữ viết của cán bộ, bác sĩ… Còn độc giả Nguyễn Trường Thanh cho rằng: “Bộ Y tế chỉ cần quy định xử phạt bác sĩ viết đơn thuốc bằng tay. Mức độ phạt tăng dần cho những lần tái phạm sau thì ngay lập tức, tất cả các nơi khám, chữa bệnh đều sắm máy tính và máy in liền”.
“Theo tôi cứ phạt thật nặng trường hợp nào ghi đơn bằng tay, không dịch, không luận ra đươc, từ bệnh viện công tới phòng khám tư nhân”, độc giả T.T nêu quan điểm.
“Rõ ràng Bộ Y tế đã yêu cầu bệnh viện từ hạng 3 trở lên sẽ hoàn thành đơn thuốc điện tử trước ngày 31/12/2022; các cơ sở khám, chữa bệnh khác hoàn thành trước 30/6/2023, nhưng đến tháng 7 vẫn có bác sĩ bệnh viện tuyến Trung ương viết đơn thuốc bằng tay khiến dân không dịch ra, nhà thuốc không dịch ra, thì không chấp nhận được”, người này thẳng thắn.
Phạt tiền 1-2 triệu đồng nếu không ghi đầy đủ, rõ ràng tên thuốc
Theo Điều 21 Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc bệnh án các thông tin về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng thuốc khi kê đơn thuốc theo quy định của pháp luật”.
Theo một số bác sĩ, điều này khó áp dụng vì quy định “không ghi đầy đủ, rõ ràng” khá mù mờ. Về nguyên tắc, đơn thuốc nào cũng ghi đầy đủ các thông tin cần yêu cầu trên. Vấn đề là việc viết tay khiến bệnh nhân khó đọc, khó dịch, nhưng bác sĩ, dược sĩ vẫn dịch ra được thì khó xử phạt.
Tác dụng của đơn thuốc điện tử
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho hay mô hình lý tưởng tại nhiều nước phát triển, bác sĩ thường có thư ký y khoa tại phòng khám. Khi bác sĩ chẩn đoán, kê đơn cho người bệnh, trợ lý sẽ là người đánh máy, in đơn cho bệnh nhân.
Điều này sẽ giúp bác sĩ tận dụng tối đa thời gian để khám, điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tại nước ta, không phải bác sĩ khám nào cũng có điều dưỡng, trợ lý, hỗ trợ việc đánh máy, in đơn thuốc.
Một bác sĩ ngoại khoa công tác tại bệnh viện hạng I của Hà Nội cho hay đặc biệt là với các bác sĩ ngoại, vừa phải đeo găng tay để kiểm tra vết thương, có khi lại thay băng, vệ sinh hộ bệnh nhân, rồi lại tháo găng tay ra bàn kê đơn thuốc, thì vất vả cho bác sĩ.
Tại hầu hết cơ sở y tế, phần lớn đơn thuốc đều đã được đánh máy, in ra. Nhưng nếu chỉ có đơn thuốc đánh máy chưa phải là hoàn thành đơn thuốc điện tử mà mới là “yêu cầu tối thiểu”, hỗ trợ quá trình viết đơn.
Đơn thuốc điện tử bao gồm việc máy hỗ trợ trong quá trình ra quyết định chọn thuốc kê đơn của thầy thuốc, máy hỗ trợ trong quy trình viêt đơn, chuyển đơn thuốc đến hiệu thuốc, hỗ trợ trong lưu trữ đơn…
Đơn thuốc điện tử được soạn trên phần mềm kê đơn, có phần mềm hỗ trợ danh mục thuốc và xác định tương tác thuốc, liên thông trực tiếp hay qua mã đơn giữa phòng khám và hệ thống nhà thuốc, có hệ thống lưu trữ điện tử.
Bác sĩ Cấp nhìn nhận đơn thuốc điện tử là xu thế và cần thiết, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Ông chia sẻ với đơn thuốc viết tay, đôi khi bác sĩ viết vội, viết tắt, khiến người bệnh không đọc được mà chỉ có dược sĩ đọc được. Đơn thuốc điện tử sẽ giúp tránh được những khả năng nhà thuốc vụ lợi, bán thuốc không đúng đơn…
Khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo
Đoàn thiện nguyện do Công ty cổ phần Dược phẩm Phong Phú (PP.Pharco) tổ chức khám bệnh, phát thuốc, tặng quà cho người dân xã Phú Cần, H.Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, hôm 26.11 (ảnh).
Chuyến từ thiện với gần 40 y bác sĩ, dược sĩ tại TP.HCM của công ty và Hội chữ thập đỏ, y tế tại địa phương tham gia. Với tinh thần tương thân tương ái cùng tôn chỉ hoạt động luôn hướng đến lợi ích cộng đồng, PP.Pharco tổ chức chương trình thiện nguyện với chủ đề "Ấm tình quê hương", nhằm chăm sóc sức khỏe, động viên tinh thần người dân.
Ngoài khám bệnh, phát thuốc miễn phí, tư vấn chăm sóc sức khỏe, đoàn còn tặng 500 chiếc chăn ấm cho 500 người dân cư trú tại địa phương, với tổng chi phí gần 200 triệu đồng.
Những năm qua, Công ty cổ phần Dược phẩm Phong Phú luôn dành một phần ngân sách, thời gian cho các hoạt động thiện nguyện: thăm hỏi, tặng quà, đồng hành cùng nhiều đơn vị trong khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí tại các chùa, các trung tâm nuôi dưỡng người già, trẻ em mồ côi khuyết tật...
Đại diện chính quyền xã Phú Cần cho biết xã có số hộ gia đình khó khăn cao trong huyện, đa phần là đồng bào dân tộc Khmer... Đoàn thiện nguyện từ TP.HCM đến khám bệnh, phát quà cho bà con là niềm vui lớn của người dân và chính quyền xã.
Triển lãm 'Y liệu hộ thân' chỉ ra 24 sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh phổ biến Nắm bắt được những bất cập về kiến thức y tế thường thức của người dân Việt Nam, triển lãm "Y liệu hộ thân" đã chọn lọc ra 24 thông tin về những quan niệm sai lầm thường gặp nhất để người tham dự có thể tìm thấy những "lời giải" chính xác hơn cho việc điều trị những căn bệnh và triệu...