Cần xem xét trách nhiệm cá nhân về các dự án giao thông lớn vừa hoàn thành đã hỏng
Hiện tượng nhiều dự án giao thông có mức đầu tư lớn liên tục gặp sự cố về chất lượng, có dự án mới đưa vào khai thác đã hư hỏng… gây lo lắng cho người dân và tăng chi phí của xã hội để khắc phục hậu quả…
Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV cho thấy nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vẫn còn tồn tại.
Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV do bà Nguyễn Thanh Hải, trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội trình bày sáng 21/10 cho biết, ngày 07/01/2016, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 24 thí điểm taxi công nghệ tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh.
Tuy nhiên, đến nay, đã gần 4 năm, Bộ vẫn chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của loại hình taxi này, dẫn đến xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh giữa nhiều hãng taxi, taxi công nghệ hoạt động cả ở các địa phương không được thí điểm, gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước và ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
“Theo trả lời, Bộ GTVT cho biết, Bộ đang “sửa đổi, bổ sung Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”, trong đó có liên quan đến taxi công nghệ. Đây là vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm, kiến nghị Bộ GTVT khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi trong năm 2019″ – bà Nguyễn Thanh Hải nêu rõ.
Chất lượng của các công trình giao thông cũng là vấn đề đã được cử tri đặt ra tại nhiều kỳ họp, theo Trưởng Ban Dân nguyện. Theo đó, mặc dù Bộ cũng đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục nhưng cử tri cho rằng còn chưa hiệu quả, hiện tượng nhiều dự án giao thông có mức đầu tư lớn liên tục gặp sự cố về chất lượng, có dự án mới đưa vào khai thác đã hư hỏng… gây lo lắng cho người dân và tăng chi phí của xã hội để khắc phục hậu quả…
“Kiến nghị Bộ sớm đánh giá chính xác nguyên nhân tìm giải pháp khắc phục và xem xét trách nhiệm cá nhân, đơn vị khi để xảy ra tình trạng trên” – Trưởng Ban Dân nguyện nói.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thanh Hải cũng cho biết, cử tri một số địa phương: Quảng Nam, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên,… phản ánh về công tác quản lý, bảo trì đối với đoạn quốc lộ đi qua địa phương hiện không rõ cơ quan chịu trách nhiệm dẫn đến tình trạng xuống cấp.
Trả lời, Bộ GTVT nêu, do chưa có sự thống nhất giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính trong việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ UBND tỉnh về Bộ GTVT quản lý đối với các tuyến đường này nên đã dừng việc sửa chữa định kỳ từ năm 2018 do chưa được cấp kinh phí…
“Một số Đoàn ĐBQH cho rằng do các tuyến đường trên không được bảo trì kịp thời nên các phương tiện qua lại khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, kiến nghị các Bộ khẩn trương phối hợp giải quyết dứt điểm ngay tình trạng nêu trên vì đây là vấn đề lớn liên quan đến 4.700 km đường chạy qua địa phận 42 tỉnh, thành phố” – Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nêu.
Liên quan đến lĩnh vực giáo dục, Báo cáo cho biết, vấn đề lạm thu đã được cử tri nhiều địa phương đề cập và được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Bộ GD&ĐT quan tâm phối hợp với các địa phương giải quyết dứt điểm vì đây là vấn đề ảnh hưởng đến hầu hết mọi gia đình có con đang đi học.
Theo Báo cáo giám sát, mặc dù Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhưng hiện tượng thu trái quy định vẫn diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều hình thức mới để vận động tiếp nhận tài trợ từ phụ huynh dưới danh nghĩa xã hội hóa giáo dục, “ép” phụ huynh tự nguyện tài trợ qua Ban đại diện cha mẹ học sinh qua các thầy cô giáo. Mục đích tài trợ thường không rõ ràng, như yêu cầu sửa sang cơ sở vật chất, làm mái che, sân chơi, sửa cổng trường, nhà vệ sinh, hệ thống điện, mua máy chiếu, mua mực in,…
“Việc chi tiêu, quản lý số tiền này trong một số trường hợp còn chưa minh bạch, gây bất bình trong dư luận phụ huynh, đặc biệt là gây lo lắng, áp lực lớn đối với những gia đình người lao động, làm công ăn lương, hoặc có thu nhập thấp, không ổn định vì số tiền đóng góp trong một số trường hợp không phải là nhỏ” – Trưởng Ban Dân nguyện nêu rõ.
Nhấn mạnh đây là hiện tượng đã tồn tại quá lâu, cử tri liên tục kiến nghị nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, Trưởng Ban Dân nguyện kiến nghị Bộ GD&ĐT tăng cường thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành, phối hợp chặt chẽ với địa phương để phát hiện xử lý, trường hợp cần thiết kiến nghị Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra chuyên đề nội dung trên.
Xuân Hưng
Theo VNMedia.vn
Hạn chế tổng hợp những kiến nghị của cử tri đã được các bộ, ngành giải đáp
Cuối giờ sáng ngày 21/10, Quốc hội nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân và Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Ông Trần Thanh Mẫn báo cáo trước Quốc hội.
3.526 ý kiến, kiến nghị gửi về Mặt trận Tổ quốc
Trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, từ sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 3.526 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước.
Trong các ý kiến gửi về, cử tri, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước thời gian qua.
Cử tri, nhân dân phấn khởi, tin tưởng và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều vấn đề cử tri, nhân dân băn khoăn, lo lắng như: Tác động của chiến tranh thương mại giữa một số nước lớn; những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; quan liêu, tham nhũng, lãng phí mới được ngăn chặn ở mức độ nhất định; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương chưa triệt để gây bức xúc trong nhân dân; biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long; tình trạng sạt, lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng; đời sống người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng ...
Ông Mẫn cũng cho biết, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi nhận việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp khắc phục những vướng mắc, hạn chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
Tuy nhiên, còn một số nội dung mà cử tri, nhân dân và Đoàn Chủ tịch đã kiến nghị tại nhiều kỳ họp Quốc hội nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Trưởng Ban Dân nguyện cho biết đã tiếp nhận 2.251 kiến nghị cử tri thông qua các cuộc tiếp xúc.
Đã giải quyết 99,42% kiến nghị
Tiếp sau phần trình bày của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Theo đó, thông qua 1.688 cuộc tiếp xúc trước và sau kỳ họp thứ 7 của đại biểu Quốc hội với cử tri và nhân dân cả nước, trong đó có 1.463 cuộc tiếp xúc cử tri định kỳ (chiếm 86,7%), còn lại là 132 cuộc tiếp xúc cử tri theo nhóm đối tượng, 93 cuộc tiếp xúc theo chuyên đề, lĩnh vực, đã tiếp nhận 2.251 kiến nghị.
Sau khi phân loại, xử lý các kiến nghị trùng nội dung, đã tổng hợp được 2.224 kiến nghị của cử tri, trong đó, có 51 kiến nghị liên quan đến các hoạt động của Quốc hội (chiếm 2,29%); 2.127 kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, bộ, ngành (chiếm 95,64%); 36 kiến nghị liên quan đến công tác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (chiếm 1,62%); 10 kiến nghị liên quan đến công tác của các cơ quan, tổ chức khác ở trung ương (chiếm 0,45%). Các kiến nghị này đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết và trả lời cử tri theo quy định, đến nay đã có 2.211 kiến nghị được xem xét, giải quyết và trả lời theo quy định, đạt 99,42% tổng số kiến nghị đã chuyển đến.
Đối với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhìn chung, cử tri đều cho rằng hoạt động của Quốc hội thời gian qua đã có nhiều cải tiến, đổi mới thiết thực và hiệu quả trong các hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của cử tri.
Cử tri cũng đánh giá cao việc Quốc hội lựa chọn các vấn đề "nóng" được nhân dân quan tâm để tiến hành chất vấn. Cử tri cho rằng các nghị quyết của Quốc hội đã được triển khai nghiêm túc, nhiều cam kết, lời hứa đã được thực hiện và mang lại những kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở kết quả giám sát, thay mặt Thường vụ Quốc hội, bà Hải cũng đề nghị các đại biểu tăng cường khai thác các văn bản trả lời kiến nghị cử tri của các bộ, ngành tại mục ý kiến cử tri trên ứng dụng phần mềm cung cấp thông tin, tài liệu tới đại biểu Quốc hội thông qua các thiết bị di động để có thể giải đáp ngay cho cử tri tại buổi tiếp xúc cử tri các kiến nghị đã được bộ, ngành trả lời từ các kỳ họp trước, hạn chế việc tiếp tục tổng hợp những kiến nghị này tới các cơ quan yêu cầu trả lời khiến cử tri phải chờ đợi lâu, đồng thời gây quá tải lên các cơ quan này; tăng cường tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng để tiếp thu được những kiến nghị mang tính chuyên môn, chuyên sâu phục vụ công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo tính khả thi của pháp luật trong thực tiễn.
Hồng Vân
Theo HQ Online
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 26-9, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu oàn đại biểu cấp cao QH Việt Nam đã tới thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm CHDCND Lào, theo lời mời của Chủ tịch QH Lào Pa-ny Y-a-tho-tu. Tham gia oàn có các đồng chí Ủy viên T.Ư ảng, Ủy viên Ủy ban...