Cần xây dựng cơ chế đặc thù cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp là rất mới với các cơ quan nhà nước, môi trường kinh doanh ở Việt Nam nhưng là điều hết sức cần thiết để phát huy trí tuệ của người Việt Nam. Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ xây dựng đề án và sẽ trình Chính phủ vào tháng 9 tới.
Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Hồng Quất – Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KHCN), đơn vị chủ trì Đề án cho biết: Đề án sẽ chú trọng xây dựng Quỹ đầu tư về khoa học công nghệ để tạo nguồn vốn cho các doanh nhân khởi nghiệp và nghiên cứu, đầu tư áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thưa ông, việc xây dựng Đề án cần xuất phát từ việc trải nghiệm thực tế để tránh việc “ngồi phòng lạnh” đưa ra những quy định khó khăn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nền tảng để Bộ KHCN lấy thước đo để xây dựng Đề án ở đây là gì?
Cục trưởng Phạm Hồng Quất: Ngày 4/6/2013, Bộ trưởng Bộ KHCN phê duyệt Đề án tổng thể thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam giai đoạn 2013-2018. Mục tiêu của Đề án là thúc đẩy thương mại hóa công nghệ ưu tiên thuộc các lĩnh vực năng lượng, y sinh, cơ khí, tự động hóa, vật liệu mới, công nghệ thông tin và viễn thông theo mô hình Thung lũng Silicon và xây dựng mối quan hệ giữa Quỹ đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp khởi nghiệp.
Cục trưởng Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Phạm Hồng Quất
Đề án mang tính chất từ một mô hình thí điểm đó là đưa các thành tố quan trọng nhất của hệ sinh thái từ Hoa kỳ và hướng tới việc xây dựng hệ thống thúc đẩy cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam, các quỹ đầu tư theo mô hình Thung lũng Silicon.
Sau hơn một năm hoạt động cho thấy tác động về mặt xã hội rất lớn, các cộng đồng khởi nghiệp đã có được những người “cầm cờ” và sự cam kết của Chính phủ hỗ trợ các bạn trẻ có đam mê và đặc biệt là các tầng lớp cao trong giới tri thức trẻ đã kết hợp với nhau để tìm ra một thị trường, mà đôi khi những nhà đầu tư, quản lý truyền thống không nhìn thấy được; họ kết nối được với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là ở Silicon.
Chính phủ thấy đây là một mô hình hay và đã đến thời điểm cần phải xây dựng một chương trình quốc gia để hỗ trợ đó là hệ sinh thái Khởi nghiệp sáng tạo. Đât cũng là cơ hội để chúng tôi nâng dự án của mình lên tầm quốc gia.
Hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ là một sân chơi rộng mở, đặc biệt là kết nối với cộng đồng quốc tế cho các bạn trẻ khởi nghiệp, đồng thời tạo ra một mạng lưới các nhà đầu tư “thiên thần” trong nước, các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài cũng sẽ được thuận lợi hơn khi đầu tư.
Sau hơn 1 năm mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam hoạt động thì những bước tiến rõ nét nhất ở đây là gì, thưa ông?
Cục trưởng Phạm Hồng Quất: Đề án Thung lũng Silicon tại Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống các BA (tổ chức thúc đẩy kinh doanh) và mạng lưới các nhà đầu tư “thiên thần”, nhà tư vấn khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm theo mô hình của Hoa kỳ tại Việt Nam để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ trong một số lĩnh vực tiềm năng như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nông nghiệp, y tế….
Video đang HOT
Hệ thống Siloncon Valley tại Mỹ
Bước tiến rõ nét nhất đó là chúng ta đã vượt qua được một số rào cản hiện có của cơ chế chính sách để Đề án tiếp tục sống và chạy được, để hỗ trợ được các bạn trẻ khởi nghiệp.
Chúng ta cũng đã làm được một số sự kiện trên cơ sở một số sản phẩm rất chất lượng mà mình tư vấn để cộng đồng quốc tế biết đến tiềm năng khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam. Trước chưa ai biết Việt Nam là một thị trường khởi nghiệp mà chỉ biết đến chúng ta có một đội ngũ sinh viên tài năng nhưng có thể đi làm thuê ở đâu đó. Bây giờ chúng ta đã có tên trên bản đồ thế giới.
Điều quan trọng nhất đó là Đề án đã tạo một niềm tin cho giới khởi nghiệp. Ý nghĩa về mặt xã hội đối với việc này là rất lớn. Hiện nay dự án có 5 nhóm được nhận quỹ đầu tư tiếp theo và chắc chắn sẽ mang lại một lợi ích kinh tế rất cao. Như vậy chúng ta đã tạo niềm tin là có một cơ quan, hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp để họ có thể làm giàu bằng chính trí tuệ của mình.
Hiện này có rất nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài đi vào Việt Nam, tuy nhiên cơ chế ràng buộc về quản lý, pháp lý của chúng ta đã gây khó khăn cho họ dẫn đến hiệu quả chưa được tốt như mong đợi. Ông nghĩ sao về điều đó?
Cục trưởng Phạm Hồng Quất: Điều này phản ánh rất đúng tình hình thực tế hiện nay. Ngay như bản thân chúng tôi ở trong Đề án Thung lũng Silicon tại Việt Nam có Bộ Khoa học và Công nghệ đứng ra bão lãnh để các nhà đầu tư tư nhân thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm Việt Nam nhưng cũng phải mất 2 năm mới xin được giấy phép thành lập, bây giờ lại phải xin giấy phép hoạt động. Quỹ này mặc dù đã có tiền, doanh nghiệp khởi nghiệp đã có nhưng chưa thể hoạt động được vì chưa biết dùng cơ chế nào để đầu tư, rút vốn, thuế. Như vậy, nước ngoài đầu tư vào đương nhiên là phải khó khăn.
Đối với nước ngoài thì khi vào Việt Nam họ rất quan tâm đến cơ chế, giấy phép, mục đích sử dụng, rút tiền ra như thế nào… Chính vì thế chúng ta cũng phải có sự cởi mở và ít nhất cơ chế của Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam phải tương đồng với các nước xung quanh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ cộng đồng Startup (những người khởi nghiệp trẻ)
Ngày 12/8, các doanh nghiệp trẻ đã cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Tại buổi gặp này, nhiều bạn đã bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc về thủ tục pháp lý “rườm rà” khi tiếp cận với nguồn vốn hoặc các tổ chức đầu tư. Đây cũng sẽ là những khó khăn khi chúng ta thực hiện Đề án. Theo ông thì chúng ta nên làm gì để giải quyết bất cập này?
Cục trưởng Phạm Hồng Quất: Theo tôi, các quỹ đầu tư mang tính hỗ trợ khởi nghiệp thì cần phải được thực hiện đơn giản và minh bạch. Điều này liên quan đến việc người quản lý quỹ là ai, cơ chế cấp phát phép là như thế nào?…
Khi tôi sang Singapore thì tất cả thuyết trình của họ chỉ thực hiện trong vòng 5 phút. Tức là nhóm khởi nghiệp đam mê, nghiên cứu đưa ra các bản thuyết trình chỉ trình bày trong 5 phút. Sau khi qua vòng loại và vào vòng trong thì có thể bị phỏng vấn cả ngày. Như ở chúng ta hiện nay, việc tiếp cận hồ sơ có thể cả ngày, thậm chí cả tháng. Vì thế, cơ chế cấp cho dự án đầu tư nghiên cứu truyền thống nó không hề tương thích cho đổi mới sáng tạo
Vấn đề ở chỗ là người cầm tiền phải biết nhìn nhận và đánh giá được dự án, mà không ai khác đó chính là các nhà đầu tư chứ không phải là những nhà quản lý.
Đối với mô hình quỹ, tôi cho rằng, đầu tiên phải chọn người đã có kinh nghiệm để xem xét các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thì mới quản lý hiệu quả được. Cơ chế đó phải là cơ chế đặc thù. Hiện nay tất cả quỹ của chúng ta mang tính chất nghiên cứu, mang tính chất truyền thống, hội đồng. Nhiều vòng thẩm định, hồ sơ dày cộm, không ai có thể đáp ứng được, thậm chí còn làm nản chí những người muốn xin tiền hoặc những người xứng đáng thì lại không được chọn bởi người thẩm định nhìn quá sâu vào kỹ thuật công nghệ, trong đó quên mất bài toán thị trường và đầu tư mới là chính trong các mục tiêu.
Xin cảm ơn ông !
Theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN đóng vai trò quan trọng trong việc thương mại hóa công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước.
Nhà nước có chủ trương thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua các nội dung chính như xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm phát triển môi trường khởi nghiệp, đầu tư cho khởi nghiệp tại Việt Nam; Xây dựng Quỹ đầu tư khởi nghiệp quốc gia với định hướng của nhà nước và vai trò góp vốn, quản lý của tư nhân để hỗ trợ tài chính cho các dự án khởi nghiệp, cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, các tổ chức đào tạo khởi nghiệp, đào tạo đầu tư khởi nghiệp và các dự án hỗ trợ khởi nghiệp tiềm năng khác.
Xây dựng hệ thống chứng nhận chất lượng cho các nhà đầu tư thiên thần, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh, các tổ chức đào tạo khởi nghiệp, đào tạo huấn luyện viên khởi nghiệp, đào tạo nhà đầu tư khởi nghiệp; Xây dựng, chứng nhận và hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo khởi nghiệp tại các trường đại học và trường phổ thông; Hỗ trợ các sự kiện khởi nghiệp cấp quốc gia và cấp địa phương; Hình thành và phát triển các gói hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở vật chất – kỹ thuật; Hình thành và phát triển mạng lưới thông tin kết nối các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp…
Nguyễn Hùng (thực hiện)
Theo Dantri
Hàng loạt tổ chức, cá nhân gian lận kinh doanh xăng dầu "sa lưới"
Nhiều cá nhân gian lận, tiếp tay cho các cơ sở kinh doanh xăng dầu làm ăn gian dối đã bị cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An xử lý, lập lại trật tự trong kinh doanh xăng dầu.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, để lập lại trật tự trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cơ quan chức năng của tỉnh này đã ra quân, phối hợp và xử lý hàng loạt các sai phạm liên quan đến kinh doanh xăng dầu. Nhiều cơ sở, cá nhân bán thiết bị hỗ trợ gian lận kinh doanh xăng dầu cũng bị xử lý.
Cụ thể, qua thanh tra, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã phát hiện nhiều hành vi gian lận về đo lường, đặc biệt là hành vi thay thế IC chương trình nhằm điều chỉnh sai số phương tiện đo có lợi cho người bán (sai số: 4,4 %). Đây là hành vi gian lận tinh vi, lần đầu tiên được phát hiện.
Nhiều cơ sở xăng dầu ở Nghệ An bị xử lý vì làm ăn gian dối. Ảnh: TĐC Nghệ An
Để có thể đi sâu điều tra, xử lý tận gốc đường dây cung cấp lắp đặt thiết bị gian lận, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Phòng PC46 Công an tỉnh Nghệ An thành lập chuyên án 114C đấu tranh làm rõ các hành vi gian lận, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Thực hiện chuyên án, Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra 51 cơ sở, phát hiện 23 cơ sở vi phạm và tiến hành xử phạt với tổng số tiền xử phạt lên đến 1.395.185.000 đồng (Một tỷ, ba trăm chín mươi lăm triệu, một trăm tám mươi lăm ngàn đồng), trong đó: 18 cơ sở vi phạm về đo lường, với số tiền xử phạt là: 1.120.000.000 đồng (Một tỷ, một trăm hai mươi triệu đồng); 05 cơ sở vi phạm về chất lượng, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính 275.182.000 đồng (hai trăm bảy mươi lăm triệu một trăm tám mươi hai nghìn đồng).
Bên cạnh hình thức xử phạt chính bằng tiền, Đoàn Thanh tra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu của 12 cơ sở có hành vi thay thế IC chương trình, 01 cơ sở tác động vào nguồn điện để xóa sai số cột đo.
Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành bắt giữ 4 đối tượng bán IC chương trình giả cho các cơ sở kinh doanh xăng dầu tại Nghệ An (trong đó có 01 đối tượng ở Hà Nội), thu giữ hơn 200 IC chương trình, 02 thiết bị nạp chương trình.
Ngày 25/11/2014, Cơ quan điều tra khởi tố bắt giam 2 tháng về tội "Truy cập bất hợp pháp vào thiết bị số của người khác" đối với Trần Lê Đức - Giám đốc Công ty TNHH Hệ thống điện tử số Việt Nam (VDSC),
Nguyễn Anh Tuấn (34 tuổi, ngụ huyện Quỳnh Lưu) và Bùi Thế Ái (45 tuổi, ngụ TP.Vinh) cùng về tội "Truy cập bất hợp pháp vào thiết bị số của người khác", theo điều 226A - Bộ luật Hình sự. Nghi can Nguyễn Sơn Hải (41 tuổi, ngụ huyện Diễn Châu, Nghệ An) cùng cá nhân đứng đầu các cơ sở kinh doanh xăng dầu bị bắt quả tang đang tiếp tục bị điều tra về tội "lừa dối khách hàng".
Trước đó, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh xăng dầu, đồng thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Bảo vệ quyền và lợi ích người tiêu dùng, đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Ngày 02/10/2014 Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định số 1182/QĐ-KHCN-TTra ngày 02/10/2014 thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa và sở hữu công nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Ngày 11/12/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 4628/BKHCN-TTra gửi Giám đốc các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh/thành phố đề nghị tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra gian lận đo lường trong kinh doanh xăng dầu. Công văn của Bộ Khoa học và Công nghệ đã nêu rõ về hiện tượng sử dụng chíp điện tử (IC) để làm sai số đối với cột đo nhiên liệu đang xảy ra ở một số tỉnh/thành phố gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Cụ thể, theo báo cáo kết quả thanh tra về đo lường, chất lượng xăng dầu của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Nghệ An và thông tin phản ánh của các cơ quan báo chí, từ ngày 03/10/2014 - 15/11/2014, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an tỉnh Nghệ An đã kiểm tra, phát hiện, bắt quả tang 11 cơ sở kinh doanh xăng dầu sử dụng chíp điện tử (IC) chạy được 2 chương trình sai - đúng để gian lận, bớt xén xăng dầu của người mua (sai số vượt giới hạn cho pháp từ 4-11%). Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng đã tạm giữ 4 đối tượng lắp đặt IC cho các cột đo xăng dầuvà thu giữ tang vật. Các đối tượng khai đã bán và lắp đặt IC để làm sai lệch kết quả đo lường cho nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.... Như vậy, hiện tượng gian lận đo lường nói trên không chỉ xảy ra ở tỉnh Nghệ An mà xảy ra tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Do đó, để bảo vệ quyền, lợi ích người tiêu dùng và tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương, Bộ Khoc học và Công nghệ đề nghị Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh/thành phố chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở chủ động, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn có nghi ngờ vi phạm. Các lực lượng chức năng cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đo lường trong kinh doanh xăng dầu, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo NTD
Thu hẹp hàm lượng vàng: Được một, mất mười! - Việc thu hẹp hàm lượng vàng xuống chỉ còn 4 loại so với 18 loại như hiện nay vừa trái với quy định nhà nước vừa đi ngược với xu hướng thị trường vàng thế giới. Hàm lượng vàng phải được ghi rõ khi giao dịch mua bán. Ảnh minh họa Theo hướng dẫn và quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BKHCN (Thông...