Cận vệ của Mao Trạch Đông ‘bỏ phố về rừng’
Từ bỏ cuộc sống nhàn nhã do nhà nước chu toàn ở thủ đô, người cận vệ năm xưa của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông về quê làm “tổng chỉ huy đàn gia súc”.
Người cận vệ năm xưa của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong căn phòng điều hành nông trại 300 con bò ở huyện Vân Phù, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc – Ảnh chụp màn hình China Daily
Ở tuổi 83, vị đại tá về hưu Lý Liên Thanh (Li Lianqing) coi việc gõ mõ gọi gia súc về chuồng mỗi buổi hoàng hôn là thú vui lớn nhất trong đời.
Thi thoảng quay lại Bắc Kinh thăm vợ con, phu nhân của người mang biệt danh “tổng chỉ huy đàn gia súc” phàn nàn với chồng: “người ông sặc mùi cứt bò”.
Thời oanh liệt
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Huệ Lai, huyện Yết Dương, tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc, năm 1951 ông Lý gia nhập quân ngũ.
Sáu năm sau, ở tuổi 25, ông Lý được gọi vào biệt đội bảo vệ an ninh cho Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Năm 1976, Mao qua đời, ông Lý tiếp tục phục vụ trong đội cận vệ của đại tướng Diệp Kiếm Anh – người từng là Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc vụ viện – cho đến khi ông Diệp qua đời năm 1986.
Về nghỉ hưu, ông Lý được nhà nước chu cấp đầy đủ với một căn nhà rộng hơn 200 m2 ở ngay thủ đô Bắc Kinh.
Tờ China Daily cho hay, cách đây 7 năm, bất ngờ ông Lý “rửa tay gác kiếm”, từ bỏ cuộc sống an nhàn cùng vợ con ở thủ đô, quay về làng Huệ Lai, sau khi một phụ nữ ở quê nói với ông rằng nhà từ đường của dòng họ ông trở nên xuống cấp, hoang lạnh.
Sau khi về quê, ông Lý quyết định ở lại luôn nơi này. Ông đem toàn bộ số tiền dành dụm cả đời được 1,2 triệu nhân dân tệ (hơn 4 tỉ đồng) và vay mượn hơn 100.000 tệ nữa để sửa sang lại ngôi nhà tổ và đắp đường, đào mương trong xóm, trong làng.
Video đang HOT
Sau khi chỉnh trang làng xóm, ông Lý vượt sông Tây Giang qua huyện Vân Phù lập một trại gia súc vào năm 2010.
Được giúp sức bởi người cháu ngoại của em trai, nông trại của ông Lý nhận được vốn đầu tư từ nhiều doanh nhân khác.
Một số nhà máy lân cận cũng cho công nhân đến giúp ông Lý miễn phí. Thậm chí, một bác sĩ thú y địa phương còn tình nguyện đến khám bệnh cho lũ gia súc mà không lấy thù lao.
Nông trại của ông Lý rộng 20 ha và hiện có đến 300 con bò sữa lẫn bò giống, mỗi năm đem lại cho địa phương khoản thu nhập 300.000 tệ (1 tỉ đồng) thông qua việc thuê mướn nhân công, mua rơm cỏ cho gia súc và cho thuê đất.
“Nhờ nông trại mà đất đai ở làng này không bị bỏ hoang. Thật đáng khâm phục người lính già nay chấp nhận về sinh sống ở làng quê đồi núi hẻo lánh này”, người cháu tên Hà Bình Quân tự hào nói về ông ngoại thứ của mình.
Trong 2 năm giúp ông ở nông trại, theo tờ China Daily, Hà Bình Quân và ông Lý chia nhau một cái giường tầng bằng gỗ trong căn phòng rộng chỉ 10 m2, hoàn toàn đối lập với căn nhà sang trọng của ông Lý ở Bắc Kinh.
Con gái ông Lý được nói là đã bật khóc khi lên thăm cha.
Trong khi đó, ông Lý vẫn ngày ngày miệt mài đẩy xe cỏ, hì hục múc từng xẻng phân bò.
“Rất nhiều người, kể cả đồng đội cũ, chẳng thể nào hiểu nổi tại sao tôi lại chọn sống trong cái nông trại đầy phân gia súc này thay vì hưởng thụ cuộc sống hưu trí nhàn nhã với sự chăm lo chu toàn của nhà nước”, ông Lý nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Southern Metropolis Daily trước đây.
“Tôi nói với họ rằng, đó chỉ là một vấn đề của lương tâm mà thôi. Con người không thể làm được điều gì nếu họ chỉ nghĩ cho riêng bản thân mình”, ông nói thêm.
Một người dân Trung Quốc chụp ảnh những bức tượng ông Mao Trạch Đông – Ảnh: AFP
Vì nhân dân phục vụ
Tờ China Daily cho hay, trên bức tường căn phòng điều hành của nông trại, ông Lý treo một bức chân dung lớn của Mao Trạch Đông cùng với nhiều hình ảnh ông chụp cùng Chủ tịch Mao và đại tướng Diệp Kiếm Anh.
Ngay cổng vào nông trang, ông Lý trương một tấm bảng lớn mang dòng chữ “Vì nhân dân phục vụ”, câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Mao lúc sinh thời, bên cạnh lá cờ Trung Quốc.
“Con người ta nên tỏa sáng ngày nào mình còn sống. Phục vụ nhân dân là điều cần thiết ở mọi nơi. Đó là điều tôi học được từ Chủ tịch Mao”, người cựu binh 83 tuổi triết lý.
“Tôi chỉnh trang xóm làng và lập trang trại không phải để nổi tiếng, mà đó là việc tôi nghĩ tôi nên làm cho đất nước, cho Đảng và cho nhân dân”, ông Lý vẫn nồng nhiệt tinh thần xung kích.
Một công nhân ở nông trang tên Hà Chí Minh cho hay, tuy già nhưng ông Lý vẫn giữ kỷ luật và thói quen rất “nhà binh”: “Ông ấy luôn nhắc nhở chúng tôi về kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Ông sẽ quát tháo nếu chúng tôi vứt nông cụ hay rơm cỏ bừa bãi. Có điều, ông ấy không nóng lâu”.
Mỗi buổi sáng, ông Lý thức dậy lúc 5 giờ, hít đất 100 cái và múa võ 10 phút trước khi đi nấu đồ ăn sáng cho công nhân. Sau đó, ông mở tivi xem chương trình Con người và Thiên nhiên mà ông ưa thích.
“Việc nhà nông giáo dục con người ta rất nhiều, kể cả đối với cá nhân tôi”, ông Lý thổ lộ.
Ông cho biết hồi còn bé ông cũng thường giúp cha cắt cỏ chăn bò. Nhưng để quản lý một nông trại lớn và hiện đại là một thách thức không nhỏ.
Bây giờ thì ông có thể nhìn con bò mà biết khi nào nó sẽ chuyển dạ sinh con.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc người đời sẽ nói gì sau khi tôi chết. Nhưng tôi tin là sẽ có người gánh vác công việc tôi đang làm hôm nay”, ông Lý nói với niềm tin của người lính.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai "kết bè kéo cánh"
Truyền thông Trung Quốc lần đầu công khai nói rằng cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang đã "kết bè kéo cánh" với nhau. Hai "hổ lớn đã sa lưới" từng muốn "điều chỉnh" chính sách mở cửa kinh tế của lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Chu Vĩnh Khang (trái) và Bạc Hy Lai (phải) từ lâu đã là đồng minh của nhau. (Ảnh: Getty Image)
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng số ra ngày 15/1 trích dẫn một bài báo trên tuần báo Phoenix cho hay 2 nhân vật này đã "kết bè kéo cánh" và quyết tâm sẽ "chơi một canh bạc lớn". Đây là lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc công khai cáo buộc hai quan chức "vang bóng một thời" đã liên kết với nhau, dù từ lâu họ đã được xem là các đồng minh thân thiết.
Theo tuần báo Phoenix, họ Chu và họ Bạc từng bí mật họp mặt và cùng thống nhất sẽ "điều chỉnh" chính sách cải cách và mở cửa kinh tế do phó cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đề xướng trong những năm 1970.
Chính sách của Đặng Tiểu Bình đã giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều thập niên qua. Năm 2013, Bộ Chính trị nước này từng khẳng định rằng đường lối của ông Đặng "cần phải được tiếp tục và không bao giờ dừng lại".
Theo Phoenix, Chu Vĩnh Khang hồi năm 2012 đã báo động cho Bạc Hy Lai về việc giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, "cánh tay phải" của Bạc, đang tị nạn ở lãnh sứ quán Mỹ tại Thành Đô. Tuy nhiên, sau đó, những "bê bối động trời" của ông Bạc vẫn bị vỡ lở.
Chu Vĩnh Khang hiện là thành viên cấp cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc bị điều tra, kể từ sau khi "Bè lũ bốn tên", trong đó có vợ của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, bị xét xử năm 1980. Bộ Chính trị Trung Quốc tháng 12 năm ngoái đã quyết định khai trừ đảng đối với cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang. Ông Chu bị cáo buộc nhiều tội, từ nhận hối lộ tới rò rỉ bí mật quốc gia.
Ông Chu từng là người đứng đầu tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) trong thập niên 1990 và giữ chức Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên năm 1999-2002. Sau đó, ông đảm nhận vị trí Bộ trưởng Công an trước khi được bầu vào Bộ Chính trị. Ông đã về hưu trong một cuộc chuyển giao quyền lực năm 2012.
Trong khi đó, cựu Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai từng được mệnh danh là "người hùng" của thành phố Đại Liên, một "ngôi sao sáng" trên bầu trời chính trị Trung Quốc. Cha Bạc Hy Lai là một trong "bát đại nguyên lão" của giai đoạn cải cách kinh tế Trung Quốc và từng nắm giữ chức vụ Phó thủ tướng dưới thời Đặng Tiểu Bình.
Tuy nhiên, tháng 9/2013, chính trị gia họ Bạc đã chính thức trở thành một "thế tử ngã ngựa" vì các tội danh nhận hối lộ, tham nhũng và lạm quyền, đồng thời ông còn dính líu đến vụ án giết người của vợ. Ông Bạc đã tạo ra một trong những bê bối chính trị "động trời" nhất ở Trung Quốc suốt nhiều thập niên qua.
Đầu tháng này, trong một bài viết được đăng tải trên một trang tin trực thuộc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã nêu tên một số quan chức cấp cao đã "ngã ngựa" là có dính líu tới cái gọi là "Nhóm Sơn Tây", "Nhóm Bí thư" và "Nhóm dầu khí"- nhóm do Chu Vĩnh Khang đứng đầu.
Bộ chính trị Trung Quốc đã khẳng định sẽ không dung thứ cho các quan chức lập ra các nhóm chính trị vì mục đích kinh doanh cá nhân. Hiện chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với mục tiêu bài trừ tham quan, từ "hạng ruồi" cho tới "những con hổ" quyền lực vẫn được thực hiện rất tích cực.
Thoa Phạm
Theo SCMP
Đánh Chu Vĩnh Khang: Sấm động trong đời sống chính trị Trung Quốc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nỗ lực cấu trúc ban lãnh đạo không tham nhũng. Ngày 6/12, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin Chu Vĩnh Khang bị khai trừ khỏi đảng và truy tố với nhiều tội danh, Tân Hoa xã đã liệt kê những lĩnh vực trong đó hai tội danh chủ yếu mà Chu đã vi...