‘Cần tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự’
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi tất cả theo nhiều chiều hướng, nhưng theo chiều tích cực nhất, nó tiếp thêm động lực chưa từng có để Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số và bắt kịp cách mạng lần thứ tư.
Doanh nghiệp tự bơi
Phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 13, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra một điểm cốt lõi: Kinh tế số Việt Nam thời gian qua cơ bản là phát triển tự phát, nhưng phát triển khá nhanh, là do hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao; là do người Việt Nam ham mê công nghệ, thích sử dụng công nghệ vào loại cao nhất trong khu vực; là do dân số trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ; là do tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đây là lợi thế Việt Nam khi chuyển đổi số.
Đó là một nhận định chân thực về tình huống người dân và doanh nghiệp đã tự thân chuyển đổi rất nhanh để thích nghi với đại dịch Covid-19 đang càn quét khắp thế giới.
Một khảo sát mới đây của Google, Temasek và Brain&Company minh chứng điều này. Theo đó, dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhu cầu sử dụng Internet của người dân Việt Nam bùng nổ. Tất cả các ngành đều tăng trưởng mạnh so với năm trước: thương mại điện tử tăng 46%, truyền thông trực tuyến tăng 18%…
Đầu tư vào lĩnh vực Internet ở Việt Nam năm vừa rồi cũng bùng nổ với 151 giao dịch có tổng giá trị 935 triệu USD. Với tốc độ trung bình đạt 27% trong giai đoạn 2015-2020, Việt Nam được xếp hạng thứ 2 ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, quy mô kinh tế số ước đạt 14 tỷ USD trong năm 2020.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Vậy, vai trò của Nhà nước ở đâu trong bước chuyển đổi đó? Nhà nước phải là nhân tố đi đầu để dẫn dắt, thúc đẩy quá trình chuyển đổi!
Chất lượng thể chế là thách thức
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra những điểm yếu này khi ký Quyết định 2289/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030: Ở nước ta, đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế so với nhiều nền kinh tế ở giai đoạn phát triển tương tự; và về tổng thể, nền kinh tế chưa thực sự sẵn sàng tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tăng trưởng kinh tế chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học công nghệ, chỉ số kinh tế tri thức thấp hơn trung bình của thế giới. Chất lượng thể chế cũng là thách thức, hiện ở vị trí 89/141 nền kinh tế trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (năm 2019).
Báo cáo kinh tế – xã hội của Đại hội 13 cũng thừa nhận hạn chế, yếu kém này khi khẳng định, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Trình độ khoa học, công nghệ quốc gia nhìn chung còn khoảng cách so với nhóm đầu khu vực. Doanh nghiệp chưa thực sự là trung tâm, đóng vai trò quyết định cho đổi mới sáng tạo.
Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới. Thiếu cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp thực hiện đổi mới, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là các công nghệ tiên tiến, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra một cách tiếp cận thẳng thắn và bứt phá cho góc độ quản lý nhà nước.
Thay đổi tư duy quản lý
Công nghệ số sẽ sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức hoặc thay thế mô hình kinh doanh cũ. Thí dụ, Uber đang thách thức taxi, Fintech thách thức ngân hàng truyền thống.
Cho phép tài khoản viễn thông di động thanh toán mua hàng hoá sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân, nhưng lại thách thức ngân hàng.
“Vấn đề là chúng ta có dám chấp nhận các mô hình kinh doanh mới này hay không. Nếu dám chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng không có giá trị nhiều”, ông khẳng định.
Bởi vậy, chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, chấp nhận các công nghệ mới làm thay đổi căn bản các ngành. Đó thường là sự sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ. Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về, người tài trên toàn cầu sẽ về, và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện, và cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ số xuất khẩu được.
Ông Hùng nói: “Nhưng phải là sự chấp nhận sớm, sớm hơn người khác. Đi sau người khác, đi cùng người khác thì sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng Việt Nam. Khi chấp nhận cái mới, chúng ta có thể mất một số thứ. Nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất, đó là cơ hội của chúng ta”.
Cách tiếp cận chính sách theo cách truyền thống thì thường là: Quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước áp dụng, gọi là cách tiếp cận sandbox: Cái gì không biết quản thế nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng. Sau đó mới hình thành chính sách, hình thành qui định để quản lý.
Đây là một trong những cách tiếp cận chính sách phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phù hợp để đón nhận các mô hình kinh doanh mới, để đón nhận các sáng tạo đổi mới.
Ông nói tại Đại hội: “Khi cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0 xảy ra thì tương lai sẽ không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội bứt phá. Nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận”.
Hà Tĩnh quyết tâm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII sớm đi vào thực tiễn
Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công đã mang đến khí thế mới, tinh thần mới để đất nước nói chung, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh nói riêng tự tin bước vào chặng đường mới.
Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Thành công của đại hội không chỉ thông qua được nghị quyết hay bầu ra Ban Chấp hành mới mà quan trọng hơn là phải đưa nghị quyết đi vào cuộc sống, thể chế hóa, cụ thể hóa thành chủ trương, chỉ đạo quyết liệt từ trên xuống, làm sao cho nước giàu, dân mạnh. Cần chỉ đạo thống nhất, phải tạo ra của cải vật chất, nước phải giàu, dân phải mạnh, đó mới là mục tiêu quan trọng nhất".
Đại hội XIII của Đảng là sự kiện chính trị đặc biệt trọng đại của đất nước đánh dấu một giai đoạn phát triển với những định hướng mới đối với tương lai quốc gia, dân tộc. (Trong ảnh: Trung tâm Hội nghị Quốc gia - nơi diễn ra sự kiện trọng đại của Đảng).
Thấm nhuần tinh thần đó, ngay sau thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai ngay các kế hoạch học tập, quán triệt nội dung nghị quyết đại hội để làm "kim chỉ nam" cho các chương trình hành động tiếp theo.
Chỉ một ngày sau khi đại hội bế mạc, ngày 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến đến 15 điểm cầu trong toàn tỉnh nhằm thông tin nhanh nhất, toàn diện nhất về kết quả đại hội đến đảng bộ các huyện, thị, thành và đơn vị trực thuộc. Sau hội nghị toàn tỉnh, mỗi đơn vị, địa phương tùy theo tình hình thực tiễn sẽ xây dựng các kế hoạch học tập, quán triệt nội dung nghị quyết phù hợp.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh thông tin nhanh kết quả Đại hội XIII vào ngày 3/2.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Vũ Quang Tô Minh Hoài cho biết: "Ngay khi có báo cáo nhanh kết quả Đại hội XIII của Đảng do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cung cấp, Vũ Quang đã chỉ đạo lồng ghép nội dung này đồng loạt với sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 gắn với kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng tại 167/167 chi bộ trực thuộc cơ sở. Tới đây, khi có kế hoạch cụ thể về quán triệt, học tập nghị quyết, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai trên địa bàn một cách chặt chẽ, nghiêm túc".
Sau khi tiếp thu thông tin qua hội nghị báo cáo viên Trung ương do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, các ban tuyên giáo cấp huyện đã lên kế hoạch tuyên truyền về kết quả Đại hội XIII của Đảng. Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Hương Khê Hoàng Quốc Nhã cho biết: "Chúng tôi đang lên dự thảo kế hoạch tuyên truyền, phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên để ngay sau tết Nguyên đán sẽ lan tỏa tinh thần, nội dung Đại hội XIII đến cán bộ, đảng viên, Nhân dân trên địa bàn".
Triển khai Nghị quyết Đại hội XIII phù hợp thực tiễn
Cùng với học tập, quán triệt các nội dung, kết quả từ Đại hội XIII của Đảng, dựa trên các mục tiêu, phương hướng, chỉ tiêu được thông qua tại đại hội, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, đồng thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng bổ sung những nội dung mới trong nghị quyết vào chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
Dựa trên các mục tiêu, phương hướng, chỉ tiêu được thông qua tại Đại hội XIII, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết.
Bí thư Thị ủy Hồng Lĩnh Đặng Thanh Hải chia sẻ: "Việc triển khai nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII sẽ được Đảng bộ thị xã gắn chặt với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ VII cũng như nghị quyết đại hội Đảng cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nội dung nghị quyết đại hội cấp cơ sở chính là từng bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ngoài ra, đối với một số nội dung mới, chúng tôi sẽ bổ sung phù hợp trong quá trình xây dựng chương trình hành động sắp tới".
Một số địa phương trong tỉnh đã kịp thời thông tin đến cán bộ, đảng viên về kết quả Đại hội XIII. (Trong ảnh: Chi bộ 2, xã Ân Phú (Vũ Quang) tổ chức sinh hoạt chuyên đề gắn với thông tin kết quả Đại hội XIII).
Theo ông Trần Quang Tuấn, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ: "Qua nghiên cứu các văn kiện và theo dõi kết quả của Đại hội XIII, tôi nhận thấy, 3 mũi đột phá chiến lược liên quan đến phát triển kinh tế, xây dựng nguồn nhân lực và phát huy văn hóa con người Đức Thọ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXX đã xác định cũng nằm trong các nội dung đột phá chiến lược được Đại hội XIII xác định với tầm nhìn lớn hơn, bao quát hơn. Điều đó càng khẳng định tính đúng đắn mà các nội dung Nghị quyết Đảng bộ huyện đã xác định. Đây là động lực để huyện càng quyết liệt triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội trong thời gian tới".
Trao đổi về nội dung này, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh: "Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu của Đại hội XIII, các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh tùy theo tình hình thực tiễn vận dụng linh hoạt để xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn; qua đó, từng bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mang tinh thần đổi mới, khát vọng phát triển đất nước lan tỏa đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân, quyết tâm đưa nghị quyết sớm trở thành hiện thực trên quê hương Hà Tĩnh.
Phê duyệt dự án đầu tư 2.150 tỷ đồng lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông Đó là số kinh phí vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 165/QĐ-TTg để đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính tại tại TP.HCM, TP Hà Nội và toàn tuyến quốc lộ 1. Thủ tướng Chính phủ ký quyết...