Cần trục cẩu bị lật khi cứu hộ tàu hỏa
Cần trục cứu hộ của đường sắt Việt Nam khi chuẩn bị cẩu toa tàu trật bánh sau tại khiến lái tàu tử vong, đã bị lật, gây thêm khó khăn trong việc giải tỏa, thông tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Cần trục màu vàng chuyên dụng của ngành đường sắt bị lật, gây thêm khó khăn cho công tác cứu hộ. Ảnh: Hoàng Táo
Khoảng 7h sáng 11/3, cần trục cứu hộ chuyên dụng di chuyển trên đường ray của ngành đường sắt khi đưa cần cẩu ra để chuẩn bị nâng toa tàu gặp nạn trong đêm đã bất ngờ bị lật. Theo nhiều nhân chứng, cần trục này chưa hạ chân đế nên mất thăng bằng khi vươn ra.
Tại hiện trường, cần trục bị đổ nghiêng về phía quốc lộ 1A. Đến 9h30, hai xe cẩu 100 tấn tiếp tục được ngành đường sắt điều từ TP Huế ra cứu hộ. Công việc ưu tiên là cứu hộ cần trục trước.
Nhiều cần cẩu hạng nhẹ khác cũng được huy động để đẩy nhanh tiến độ giải phóng hiện trường. Hiện, hai toa hành khách số 1 và 2 được cẩu hoàn toàn khỏi đường ray. Một toa khác vẫn nằm chắn ngang chính giữa đường tàu.
Có mặt tại hiện trường, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các lực lượng khẩn trương cứu hộ. “Cố gắng đến trước 12h trưa sẽ giải tỏa đường sắt để thông tàu. Công việc cứu hộ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối với nhân viên, người dân và người tham gia giao thông”, ông nói.
Đến 9h sáng nay, hành khách trên tàu SE5 gặp nạn đêm qua được vận chuyển bằng ôtô từ ga Quảng Trị vào ga Mỹ Chánh để tiếp tục hành trình. Ở ga Mỹ Chánh, một đoàn tàu tương tự chờ sẵn để tiếp nhận hành khách.
Video đang HOT
Theo quan sát của phóng viên, sáng sớm nay tại ga Đông Hà, hàng trăm hành khách đứng ngồi vì chậm chuyến do đường sắt tê liệt.
9h sáng nay, hàng chục chiếc xe các loại được ngành đường sắt huy động, đưa khách từ ga Quảng Trị vào ga Mỹ Chánh để tiếp tục hành trình. Ảnh: Hoàng Táo.
Trong đêm qua, hàng trăm nhân công ngành được huy động để sửa chữa tà vẹt hư hỏng, gá tạm bằng tà vẹt gỗ. Ông Nguyễn Quang Sáng, nhân viên Đội quản lý đường sắt số 3 (Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên) cho biết, 72 nhân công của đội có mặt từ đêm qua đến sáng nay. “Ngoài đội còn có nhân công của công ty từ Huế ra, lực lượng của hai ga, thông tin tín hiệu, toa xe… cùng tham gia khắc phục sự cố”.
Vị trí tai nạn nằm sát quốc lộ 1A nên hàng chục cảnh sát giao thông được huy động để điều tiết phương tiện. Hàng trăm người dân địa phương hiếu kỳ tụ tập quanh hiện trường theo dõi việc cứu hộ.
Theo_Hà Nội Mới
Bác đề xuất xây thêm tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM
- Bộ Giao thông vân tai vưa cho biêt không đông y vơi đê xuât cua Tông công ty Đường sắt Việt Nam về việc nghiên cứu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1 met chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh hiện tại.
Theo Bô Giao thông vân tai, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vân tai đã chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lập điều chỉnh Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050, Cục Đường sắt Việt Nam lập điều chỉnh Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050.
Hiện nay, Bộ Giao thông vân tai đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam nói trên, trong đó có nội dung sẽ nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam theo hướng trước mắt khai thác chạy tàu với tốc độ từ 160km/h - dưới 200km/h, kết hợp chạy chung tàu khách với tàu hàng, có chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng để về lâu dài tiếp tục nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận tải.
Như vậy, việc nghiên cứu xây dựng một tuyến đường sắt khổ 1 met chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM hiện tại như đề nghị của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là không phù hợp với định hướng phát triển đường sắt đã được Bộ đa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Vi vây, Bô Giao thông vân tai yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Chiến lược để được phê duyệt, không đề xuất mới những vấn đề không phù hợp với nội dung Chiến lược đã trình Thủ tướng Chính phủ.
"Căn cứ Chiến lược và Quy hoạch phát triển đường sắt được duyệt, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện các đề án, dự án xây dựng đường sắt trên trục Bắc - Nam với nội dung và bước đi thích hợp", văn ban cua Bô Giao thông gưi Tông công ty Đương săt Viêt Nam khăng đinh.
Bô Giao thông vân tai đa bac đê xuât cua Tông công ty Đương săt Viêt Nam vê viêc xây dưng thêm môt tuyên đương săt khô 1 met tư Ha Nôi - TPHCM. Anh: Internet
Trươc đo, Tông công ty Đương săt Viêt Nam đa trình Bộ GTVT đề xuất nghiên cứu xây thêm tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1m song song với đường sắt hiện tại nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong 36 năm tới.
Theo Tông công ty Đương săt Viêt Nam, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM có tổng chiều dài 1.726km, khổ 1m, được xây dựng từ thời Pháp thuộc với tiêu chuẩn kỹ thuật và vận tốc thấp... Hiện tại năng suất chạy tàu tối đa là 25 đôi tàu/ ngày đêm, có một số nút thắt chỉ khai thác tối đa 18 đôi tàu/ ngày đêm.
Từ thực tế trên, để phục vụ nhu cầu vận tải trước mắt và trong tương lai, Tông công ty Đương săt Viêt Nam đề nghị Bộ GTVT cho phép lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM hiện nay. Việc nghiên cứu nhằm làm rõ sự cần thiết phải xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt song song với tuyến đường sắt hiện tại cũng như lộ trình triển khai và phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất.
Theo đai diên Tông công ty Đương săt Viêt Nam, viêc xây dưng thêm môt tuyên đương săt khô 1 met tư Ha Nôi - TPHCM nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong thời gian chờ xây đường sắt tốc độ cao.
Cụ thể, phương án điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 mà Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ, mục tiêu giai đoạn đến năm 2020 là ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam hiện tại lên tốc độ chạy tàu bình quân 80-90km/g với tàu khách và 50-60km/g với tàu hàng.
Giai đoạn 2020-2030 sẽ chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng mới đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc -Nam với tốc độ khai thác từ 160-200km/g. Trong đó ưu tiên xây trước những đoạn có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và TP.HCM.
"Đến năm 2050 sẽ phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc - Nam và nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu khai thác (dự kiến 300-350km/g). Lúc này tuyến đường cũ (khổ 1m) sẽ chuyển sang vận tải hàng hóa là chủ yếu và tàu khách địa phương", đai diên Tông công ty Đương săt Viêt Nam cho biêt.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
15 năm nữa, đi tàu Hà Nội Sài Gòn hết 8 tiếng Đến năm 2030, tốc độ tàu thống nhất Bắc - Nam sẽ đạt vận tốc 200km/h, sau năm 2050 sẽ là 350km/h. Theo Quyết định điều chỉnh Chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng vừa phê duyệt, vận tải đường sắt Việt Nam sẽ phát triển qua 3 giai đoạn. Từ nay đến...