Cẩn trọng với paracetamol
Nhiều người có thói quen sử dụng paracetamol mỗi khi nhức đầu. Thói quen này sẽ rất nguy hiểm trong mùa World Cup, khi dùng rượu, bia quá mức
Ở Úc, nhà thuốc tây nơi tôi làm việc có rất nhiều khách hàng VN đến mua thuốc, trong số đó có anh Hà. Lần gần đây nhất tôi còn nhớ là anh Hà đến để mua một lọ thuốc Tylenol.
Sau ngày khai mạc World Cup, vợ anh Hà gặp tôi báo tin chồng chị đang nằm viện trong tình trạng rất nguy kịch. Tiếp đó, nhà thuốc chúng tôi nhận được một báo cáo từ bệnh viện mà anh Hà đang điều trị (ở Úc có hệ thống quản lý y tế rất chặt chẽ nên giữa bệnh viện, nhà thuốc, bác sĩ phòng mạch luôn liên lạc với nhau mỗi khi có tai biến xảy ra).
Uống Paracetamol sau khi uống rượu, bia rất nguy hiểm. Ảnh: TL
Dễ mua và… dễ ngộ độc
Theo báo cáo này, sau trận khai mạc World Cup với kết quả đội tuyển nước chủ nhà Nam Phi mà anh yêu mến cầm hòa được Mexico, anh Hà tổ chức bữa tiệc lai rai với những người đồng hương và cũng là những người đang làm công cho gia đình anh. Đến khuya, anh Hà nhức đầu dữ dội, cảm giác buồn nôn rồi “cho chó ăn chè” và có những triệu chứng giống như cúm. Anh Hà lấy thuốc Tylenol ra uống.
Sáng hôm sau, anh Hà vẫn không ngừng nôn mửa và da trở vàng nên phải vào bệnh viện. Xét nghiệm máu ngay lúc cấp cứu cho thấy nồng độ men gan và bilirubin rất cao, chứng tỏ anh Hà có những dấu hiệu không ổn về gan (bilirubin trong máu cao sẽ làm cho da và mắt trở nên vàng).
Các bác sĩ điều trị nhận định có hai khả năng xảy ra. Thứ nhất, anh Hà có thể bị nhiễm trùng gan, viêm gan (chẳng hạn hepatitis A hoặc B). Thứ hai, có thể bị tổn thương gan do dược phẩm gây ra. Cuộc hội chẩn cùng những xét nghiệm đã loại bỏ khả năng thứ nhất. Có nghĩa là anh Hà đã bị ngộ độc thuốc Tylenol.
Video đang HOT
Tylenol có thành phần hoạt chất chính là paracetamol (ở Mỹ gọi là acetaminophen), là thứ thuốc mà hiện nay ở nhiều nước, kể cả nước ta, cũng dễ mua đến nỗi có người ví von là có thể tìm thấy chúng trong cặp học sinh, giỏ xách của mấy bà đi chợ, thậm chí ở ngăn tủ nhà bếp.
Chớ coi thường liều thấp
Paracetamol được cho là lành tính nhất trong các loại thuốc giảm đau. Nhưng paracetamol đã “quật” ngã anh Hà, vì có thể anh vẫn dùng liều lượng như bình thường nhưng ngặt nỗi là cơ thể của anh lần này không hề bình thường do đã dùng quá nhiều rượu, bia.
Về lý thuyết thì cơ thể chỉ bị ngộ độc paracetamol khi dùng quá liều lượng. Nhưng đừng nghĩ là paracetamol không gây ngộ độc cho gan ở liều thấp vì còn tùy vào từng cơ địa. Một liều đơn (uống một lần) 3-4 g paracetamol hoặc 4-6 g (uống “lai rai” trong vòng 24 giờ) vẫn có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong đối với một số người. Đ
đặc biệt hơn nữa nếu trong trường hợp cơ thể có… rượu, bia. Rượu, bia làm tăng độc tính của paracetamol. Nếu đã uống rượu, bia mà bị nhức đầu thì tốt nhất là nên tìm cách khác để giải quyết chứ không nên dùng paracetamol, nếu không còncách nào khác mà phải dùng thì chớ có dùng quá 2 g trong vòng 24 giờ. Anh Hà là một thí dụ điển hình của sự tương tác giữa rượu với hàm lượng paracetamol (Tylenol) mà anh đã uống trong ngày ấy.
Mùa World Cup khó mà tin các tín đồ túc cầu sẽ không dùng rượu, bia để cùng lăn theo nhịp bóng, thức khuya mà dùng nhiều rượu bia dễ gì tránh được những cơn nhức đầu. Biết trước như thế thì phải liệu cách mà phòng tránh, chớ có dại để phải “chữa cháy” bằng paracetamol.
Theo NLĐ
Mùa World cup và nỗi khổ của những teen mê độ
Một số teen bắt chước bạn bè lao vào những vụ cá độ bóng đá. Ban đầu chỉ là 1 chầu café, 1 bữa ăn sáng... Nhưng thành quen, thành ham, teen bắt đầu lao vào những lần cá lớn hơn và khi dừng lại thì đã thành "Chúa Chổm".
Mê độ là không phân biệt giới tính?
Ngày bé, chuyện buột miệng hứng chí cá cược với nhau không có gì là lạ. Thế nên, lớn hơn một chút, cái hứng chí của nhiều teen cũng tăng theo. Nhất là khi đến với môn thể thao vua thì nhiều teen lại càng... "máu".
Bắt đầu từ những lần cá nhỏ 50k -100k tại trường học, nhiều teen trở thành những tay cá quen. Thanh Tùng, 17 tuổi chia sẻ: "Mình thỉnh thoảng cũng hay cá cược với bạn bè mỗi khi xem đá bóng. Ngày trước mình chẳng biết cá độ là gì đâu. Nhưng mấy thằng bạn cùng lớp cứ rủ rê, từ chối thì bọn nó chê... nhát, đàn bà. Nghe tức quá nên bắt đầu cá thử. Mình thấy thắng thì vui, còn thua thì cũng buồn".
Cũng như Thanh Tùng, nhiều teenboy bị bạn bè rủ rê nên nảy sinh những lần cá độ nhỏ rồi lớn dần. Cá lớn, teen tìm đến chủ bóng và số tiền mỗi lần tăng dần lên đến vài triệu, hay vài chục triệu. Lớn nhỏ tùy theo độ "máu" của từng người.
Còn với một số teengirl thì lại có những lí do bi hài hơn. Mỹ Dung (trường THPT Hùng Vương) chia sẻ: "Ngày xưa mình ghét bóng đá, ghét cá độ lắm. Nhưng vì bạn trai mình mê nên mình cũng phải tìm hiểu để biết. Lâu dần thấy cũng vui, nhưng nếu lún sâu thì cũng "hơi bị mệt"". Có teen thì lại nghe theo những lời tiên đoán hên xui kiểu: "Cứ cá đi, nghe tao thể nào cũng lời. Mỗi đứa 1 nửa, mày thua tao cũng thua mà". Chưa hết, một số teen còn chia sẻ rằng: "Coi bóng đá mà cá độ sẽ có hứng thú hơn". Đủ thứ lí do nhưng dường như ít lí do nào có vẻ "hợp lí"???
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Thắng không thể bỏ, mà thua lại càng muốn chơi
Có thể khẳng định, những teen thường xuyên cá độ chưa ai không từng vài-chục lần thua. Tất nhiên, không phải lúc nào teen cũng thua, nhưng hầu hết chẳng mấy teen toàn thắng trong canh bạc đỏ đen, lên xuống theo số trời này. Thiết nghĩ, nếu ai cũng thắng, thì chủ nợ đâu còn hành nghề làm gì (?).
Thường tâm trạng các teen khi thắng thì hăng máu, muốn cá tiếp mong sẽ chiến thắng ở nhiều lần sau. Ít teen nào khi thắng lại dừng lại, vì khi ấy teen thường nghĩ: "Mình đang hên mà, tiếp thôi". Hay những lời khích bác của bạn bè kiểu: "Thắng thì chơi tiếp đi, chơi bằng tiền ăn được ấy, có mất đi cũng không tiếc, của thiên trả địa thôi".
Ấy thế mà đến khi thua các teen cũng chẳng thể dừng được. Tâm trạng của các teen, nhất là các teenboy đều muốn gỡ khi thua. Tất nhiên, ai thua lại chẳng muốn gỡ, nhưng gỡ quá nhiều thì thường "chùn tay". Cuối cùng, đến lúc kịp tỉnh táo dừng lại thì nợ nần cũng đã ngập đầu.
Rồi đến cảnh nợ nần, chạy chọt
Dịp World Cup đến, nhiều teen đặt lịch "làm ăn", hi vọng kiếm chác chút ít từ kinh nghiệm "bóng bánh" lâu nay. Cứ mỗi trận đá banh đến thì trước những quán café hay những nơi có tivi lớn, rất nhiều các anh chàng, cô nàng ngồi thiền hàng nhiều giờ đồng hồ trước và sau trận. Tốn nhiều thời gian đến vậy vì trước khi cá độ một trận bóng nào các bạn í cũng phải "tham khảo" các loại báo thể thao để theo dõi sát sao tỷ số, bình luận, dự đoán các trận rồi gọi điện thoại khắp nơi xem dân chúng "Tài- Sửu" ra sao, đội nào chấp đội nào bao nhiêu trái.
Hên, xui cùng trái bóng thì chuyện nợ nần là điều tất nhiên. Khi vướng vào "những khoản nợ khó nói" ấy, các teen thường giấu gia đình và cố tìm cách chi trả. Đến khi không còn đủ vốn thì đành quay sang nói dối gia đình, lấy tiền học phí đi cá, vay mượn khắp nơi, cầm cố đủ kiểu. Thậm chí có tặng, được cho cái gì, đến lúc bí quá thì đành đem "sale off". Nhiều anh chàng có chút nhan sắc còn không ngại đi... cưa gái để được bao.
Một số bạn còn bị dân anh chị "truy sát". Những trận đòn no và còn đến tận nhà để đòi phụ huynh. Lúc ấy thì... chẳng còn gì để mất. Nhiều chuyện tình cảm củng trở nên sứt mẻ vì không thể can ngăn người yêu mình với cá độ. Có teenboy còn trở nên sống dựa dẫm vào bạn gái cũng vì những trận thua không gỡ nổi. Thật chẳng đáng chút nào!
Tai tiếng khắp nơi
Khi dính vào chuyện cá độ thì nhiều teen trở nên mê mẩn, khó có thể rút tay ra. Dần lâu, nó trở thành tiếng xấu. Chẳng một ai nào dám đặt cược cuộc đời mình cho một anh chàng, hay cô nàng mê độ. Ở trường, ở lớp hay gia đình, một người đam mê cờ bạc cũng chẳng thể nào được tin tưởng và giao cho những vị trí quan trọng.
Mê bóng đá không có nghĩa là phải cá độ. Bóng đá sẽ không còn là môn thể thao vua nếu các teen không biết dừng lại trước sự lôi kéo của những trò cờ bạc. Hãy tránh xa trò chơi đỏ đen nguy hiểm này, teen nhé!
Theo PLXH
Sinh viên 'đốt tiền' trên lưng cha mẹ Trút tiền cho cá độ. Chập chững vào mùa World Cup mà nhiều sinh viên đã quên thi để đi cá độ. Thường có cả sinh viên đứng ra làm chủ kèo. "Cá độ coi mới thích, mới hồi hộp, đau tim chứ còn ngồi không coi chán lắm"- Quốc Khánh, SV ĐH Bách Khoa, Q.10 (TP HCM), một tay cá độ bóng...