Cẩn trọng với những dấu hiệu bệnh phụ nữ nguy hiểm
Xuất huyết âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, đi tiểu bất thường… là dấu hiệu của các bệnh lý buồng trứng, tử cung nhưng nhiều phụ nữ không để ý.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang cảnh báo nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm nhưng đôi khi không biểu hiện thành triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ, dễ gây nhầm lẫn với những bệnh thông thường nên chị em hay bỏ qua. Chẳng hạn như:
Xuất huyết âm đạo bất thường
Xuất huyết âm đạo bất thường hay còn gọi là rong huyết cảnh báo về các bệnh rối loạn hoóc-môn, u tuyến yên, bệnh lý về máu hoặc dùng thuốc kháng đông. Đây có thể là dấu hiệu bệnh lý tại buồng trứng, tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung chiếm hàng đầu trong các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ trên toàn thế giới. Bệnh lý này có tính chất tại chỗ, cục bộ nên nếu được phát hiện từ sớm thì khả năng chữa khỏi gần 98%.
Hàng năm Việt Nam có khoảng 2.500 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Các chuyên gia cho rằng con số này gia tăng hàng năm. Hầu hết phụ nữ bị bệnh này đều đến bệnh viện ở giai đoạn rất muộn. Do đó điều quan trọng nhất là chị em cần chủ động phổ cập kiến thức về bệnh lý này và chích ngừa đề phòng một số tuýp vi-rút Papilloma gây ra bệnh này.
Đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã có quan hệ tình dục, cần phải được thực hiện phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) theo lịch của bác sĩ phụ khoa. Việc này sẽ giúp tầm soát sớm ung thư cổ tử cung cải thiện chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ (Ảnh minh họa: Internet)
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh con. Một số chị em lơ là khi kinh không đều, kinh thưa, vô kinh, đặc biệt hiện tượng rong kinh (số ngày kinh kéo dài hơn bình thường), cường kinh (lượng kinh nhiều hơn bình thường) rất hay gặp ở bệnh lý u xơ tử cung.
U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển từ cơ tử cung. Đây là bệnh rất hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 30 đến 50 tuổi. Nguyên nhân của bệnh đang được tìm hiểu, trong đó có nhiều giả thuyết cho rằng u xơ tử cung có liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường, thực phẩm, rối loạn nội tiết, béo phì…
Video đang HOT
Căn bệnh u xơ tử cung sẽ gây ra rất nhiều biến chứng như mất máu, thiếu máu, suy kiệt, suy tim, hiếm muộn, vô sinh, đau hạ vị… Do vậy khi bị rối loạn kinh nguyệt ở mức khác xa bình thường, chị em nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Thống kinh
Đây là hiện tượng đau bụng kinh rất dữ dội trong những ngày hành kinh. Dấu hiệu này cũng thường gặp ở trong bệnh lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý lành tính, thường xảy ra ở phụ nữ từ 35 đến 50 tuổi, chiếm tỷ lệ dao động từ 5 đến 10%. Đây là tình trạng mô tuyến của lớp nội mạc tử cung hiện diện bên trong lớp cơ của tử cung. Ở tử cung người bình thường có 3 lớp: Tuyến, cơ và thanh mạc. Các lớp đó độc lập nhau thì không bao giờ có hiện tượng trên.
Đi tiểu bất thường
Mỗi ngày đi tiểu khoảng 6 lần, mỗi lần 300 ml là hợp lý với một cơ thể bình thường, uống đủ nước. Nếu làm việc văn phòng, ngồi máy lạnh, số lần tiểu của bạn sẽ nhiều hơn một người lao động ngoài trời bởi họ thường xuyên ra mồ hôi.
Tuy nhiên, nếu số lần đi tiểu khác xa mức bình thường, kể cả ít hay nhiều hơn, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn can thiệp kịp thời. Có thể bạn đang gặp vấn đề về đường tiết niệu hoặc bệnh lý như tiểu đường, u buồng trứng, u xơ tử cung gây chèn ép đường tiết niệu.
Vùng kín có mùi bất thường
Bình thường, dịch âm đạo tiết ra từ vùng kín là một chất ‘tẩy rửa’ tự nhiên giúp diệt khuẩn, cân bằng nội môi. Đó là một chất màu trắng hơi sệt như bột, không mùi, không ngứa, không hôi, PH âm đạo khoảng 4,2/5. Trong trường hợp phát hiện vùng kín có mùi hôi nặng dù đã vệ sinh kỹ, bạn nên thăm khám sớm tình trạng này, có thể do bạn bị viêm sinh dục hoặc bất thường ở cổ tử cung như ung thư cổ tử cung…
Riêng với phụ nữ mang thai, môi trường âm đạo có tính hơi axít, khi môi trường vùng này thay đổi dễ dẫn đến nhiễm nấm, gây cảm giác ngứa rát vùng âm hộ, âm đạo. Lời khuyên cho thai phụ khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở vùng kín nên khai báo trong quá trình khám thai định kỳ để nhờ bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.
Theo VNE
5 bệnh viêm nhiễm phụ khoa chị em thường gặp nhất
Không chỉ đem đến cảm giác khó chịu, những bệnh phụ khoa dưới đây còn khiến nàng phải đối mặt với nhiều nguy cơ.
1. Rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều như thức khuya nhiều, thường xuyên căng thẳng thần kinh, bị mắc bệnh rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị u xơ hoặc lạc nội mạc tử cung... Kinh nguyệt không đều có thể là chậm kinh, kinh thưa, rong kinh (kéo dài trên 7 ngày), kinh mau (chu kỳ kinh dưới 22 ngày), máu kinh thay đổi cả về màu sắc, lượng, mùi... Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi dậy thì bắt đầu hành kinh, đang ở trong độ tuổi sinh sản và kể cả độ tuổi mãn kinh.
Rối loạn kinh nguyệt khiến cho việc xác định thời gian rụng trứng không chính xác. Đây đồng thời là một trong những biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang hoặc một số bệnh phụ khoa về tử cung, buồng trứng... khiến người phụ nữ khó thụ thai, thậm chí là vô sinh. Ngoài ra, tình trạng này cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của phụ nữ, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn hoặc vi-rút xâm nhập vào cơ thể, gây nên các bệnh phụ khoa, đặc biệt ở vùng kín.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều như thức khuya nhiều, thường xuyên căng thẳng thần kinh, bị mắc bệnh rối loạn tuyến giáp... (Ảnh minh họa: Internet)
2. Bệnh ở tuyến vú
Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ thường mắc phải các bệnh về tuyến vú đó là do thói quen thức khuya thường xuyên. Thói quen xấu này là nguyên nhân khiến đồng hồ sinh học bị phá vỡ, ngăn cản quá trình sản xuất ra các loại hoóc-môn tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm còn làm hủy hoại một loại hoóc-môn có chức năng ức chế khối u, đặc biệt là khối u ở vú.
Những bệnh ở tuyến vú mà chị em có thể gặp là u xơ vú, tiết dịch đầu vú, tăng sản tuyến vú, ung thư vú... Đi ngủ sớm là biện pháp phòng tránh hữu hiệu các bệnh ở tuyến vú.
3. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đã lập gia đình. Nếu để lâu ngày mà không được chữa trị, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng như viêm tử cung, vòi trứng, hiếm muộn, thậm chí là vô sinh.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo thường là do tạp trùng (bacterial vaginosis), nấm men Candida và trùng roi Trichomonas vaginalis. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết, vệ sinh âm đạo sai cách, bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục...
Các biểu hiện khi bị viêm âm đạo là ngứa nhiều tại khu vực âm hộ trước, trong và sau khi có kinh, khí hư có màu trắng hoặc hơi vàng, nhiều khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo có màu hơi đỏ... Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các triệu chứng khác nhau. Khi bị viêm âm đạo, chị em cần làm vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch diệt khuẩn, sử dụng thuốc kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4. Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở nhiều phụ nữ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vệ sinh không sạch sẽ hoặc không đúng cách trong kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, khi thai nghén hoặc do bị nhiễm khuẩn sau khi bị sảy thai hay sinh con.
Viêm cổ tử cung thường có các biểu hiện dễ nhận thấy được như sau: Khí hư màu vàng, có mủ, có mùi khó chịu, dịch âm đạo màu xám, có cảm giác đau hoặc bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục, ra máu bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt.
Các biểu hiện khi bị viêm âm đạo là ngứa nhiều tại khu vực âm hộ trước, trong và sau khi có kinh, khí hư có màu trắng... (Ảnh minh họa: Internet)
Tình trạng viêm nhiễm sẽ làm thay đổi môi trường sinh lý tại âm đạo, cổ tử cung, gây ra rất nhiều bất lợi cho sự tồn tại và hoạt động của tinh trùng trong đường sinh dục nữ. Viêm nhiễm cổ tử cung nếu để lâu ngày không được điều trị còn có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ngược dòng, gây nên hiện tượng dính buồng tử cung và viêm tắc vòi trứng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
5. U xơ tử cung
U xơ tử cung (u xơ cơ tử cung, u cơ tử cung...) là một khối u lành tính phát triển trong lớp cơ tử cung. Đây là một bệnh phụ khoa thường gặp nhất trong các khối u của tử cung.
Một số triệu chứng của tình trạng u xơ tử cung là có sự tăng tiết dịch âm đạo, kinh nguyệt thay đổi, có cảm giác đau vòng eo và áp lực trong bàng quang. Bệnh u xơ cổ tử cung là một căn bệnh có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài mà không điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm điển hình là căn bệnh ung thư cổ tử cung và ảnh hưởng đến tính mạng.
Để phòng tránh các bệnh phụ khoa và đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe sinh sản, chị em phụ nữ nên thực hiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ, bỏ thói quen thức khuya, có lối sống lành mạnh và tập cho mình thói quen đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Theo SKĐS
Dấu hiệu ung thư buồng trứng thường bị bỏ qua Khó chịu ở bụng, đầy bụng, xuất huyết âm đạo, táo bón là triệu chứng phổ biến của ung thư buồng trứng mà chị em thường không chú ý. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang, buồng trứng là cơ quan sản sinh tế bào trứng, đồng thời cũng là cơ quan nội...