Cẩn trọng với hiện tượng “nhào nặn” báo cáo tài chính cuối năm
“Tuy tình trạng doanh nghiệp niêm yết thao túng báo cáo tài chính từ đầu năm 2019 đến nay có phần bớt phức tạp, nhưng do chất lượng quản trị công ty còn nhiều yếu kém, nên vẫn tiềm ẩn những rủi ro đáng ngại…”, ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán quản trị công chứng Australia tại Việt Nam chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán.
Năm 2019 sắp qua đi và hiện là thời điểm các công ty niêm yết chuẩn bị lập báo cáo tài chính năm. Một câu hỏi đặt ra là liệu tình trạng chênh lệch số liệu giữa báo cáo tài chính do doanh nghiệp tự lập và công bố với báo cáo sau kiểm toán, thậm chí từ lãi thành lỗ, hoặc ngược lại có tiếp tục tái diễn. Ông có thể chia sẻ góc nhìn về điều này?
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở một thị trường mới nổi, gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết, các công ty đại chúng là phổ biến.
Trong đó, càng những công ty quy mô vừa (mid-cap) và quy mô nhỏ (penny) thì càng có xu hướng “nhào nặn” báo cáo tài chính.
Với các công ty lớn, những kỹ thuật gian lận và quản trị lợi nhuận tinh vi được họ sử dụng như là các công cụ để tác động đến nhận thức và hành vi của người sử dụng báo cáo tài chính.
Phương pháp phát hiện gian lận báo cáo tài chính luôn là thách thức lớn đối với bất kỳ chuyên gia nào trong lĩnh vực phân tích tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán…
Ở Việt Nam, trong vòng một năm qua, tình trạng doanh nghiệp thao túng báo cáo tài chính có phần bớt “ nóng”, nhờ chất lượng quản trị công ty được cải thiện, khả năng giám sát của thị trường tốt hơn nhưng vẫn đáng quan ngại.
áng ngại là vì sao, ông có thể nêu dẫn chứng cụ thể?
Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán quản trị công chứng Australia tại Việt Nam.
Cái gốc của tình trạng doanh nghiệp thao túng báo cáo tài chính ở Việt Nam phức tạp là do chất lượng quản trị công ty còn nhiều yếu kém.
iều này thể hiện qua kết quả chấm điểm trong chương trình thẻ điểm quản trị công ty ở khu vực ASEAN.
Trong đó, nhiều năm liền, Việt Nam xếp ở vị trí cuối cùng trong tổng số 6 nước được chấm điểm, gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia.
Trong số nguyên nhân khiến cho chất lượng quản trị công ty ở Việt Nam còn yếu kém, có lý do nhiều thành viên hội đồng quản trị ở các công ty, kể cả công ty niêm yết lớn không hiểu rõ vai trò của mình là gì, họ ngồi trong hội đồng quản trị để làm những gì theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt.
Video đang HOT
Trong nhiều trường hợp, họ hiểu rằng mình chỉ đại diện cho phần vốn của họ hoặc cho những người bầu họ vào hội đồng quản trị, mà quên mất rằng, một thành viên hội đồng quản trị chuyên nghiệp là phải đại diện cho quyền lợi của tất cả cổ đông.
Tính hình thức trong hoạt động của thành viên hội đồng quản trị độc lập có phải là một trong những nguyên nhân khiến cho chất lượng quản trị công ty ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, dẫn đến dễ phát sinh nhiều sai phạm trong hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có thao túng báo cáo tài chính?
Chất lượng quản trị công ty ở Việt Nam còn yếu kém do vai trò của thành viên hội đồng quản trị độc lập còn nhiều hạn chế, bởi mô hình quản trị hiện tại chưa giúp cho họ gia tăng vai trò giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu các công ty thay đổi mô hình quản trị tiên tiến theo khuyến nghị của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thì thành viên hội đồng quản trị độc lập mới có công cụ, quyền lực để giám sát. Chẳng hạn, họ sẽ nắm ủy ban kiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp.
ương nhiên, việc hoàn thiện quy định pháp lý về các vấn đề này là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải được thực thi trên thực tế.
Nếu tình trạng thành viên hội đồng quản trị độc lập xuất hiện ở các doanh nghiệp theo kiểu điểm mặt, trình tên cho có, để đáp ứng về mặt hình thức tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2017/N-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng thì một mặt sẽ khó nâng cao chất lượng hoạt động của thành viên hội đồng quản trị độc lập, mặt khác khiến cho chất lượng quản trị công ty chậm được cải thiện.
Theo ông, có cách nào để đẩy lùi tình trạng doanh nghiệp thao túng báo cáo tài chính, nhằm tăng tính tin cậy và minh bạch trên thị trường chứng khoán, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư?
ầu tiên là cần sự thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo cấp cao tại các doanh nghiệp, đặc biệt là từ chủ tịch hội đồng quản trị cho đến các thành viên hội đồng quản trị về vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lượng quản trị đối với sự phát triển bền vững của công ty, cũng như nhận thức chuẩn mực theo thông lệ quốc tế về vai trò của thành viên hội đồng quản trị.
Từ đó, công ty sẽ được cấu trúc theo các thông lệ tốt và phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp. ây là nền tảng cho doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt, phát triển bền vững, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh và đương nhiên, nhờ đó sẽ giảm thiểu hành vi thao túng báo cáo tài chính vì những toan tính có lợi cho doanh nghiệp nhưng lại có hại cho thị trường, cho nhà đầu tư, các cổ đông.
Các gian lận trong báo cáo tài chính vốn được che giấu rất tinh vi, vì vậy, đòi hỏi các đơn vị kiểm toán, nhà đầu tư, các cổ đông… phải có kiến thức chuyên sâu mới phát hiện được.
Cụ thể là cần hiểu về phương pháp phát hiện gian lận, bao gồm kỹ thuật về quản trị lợi nhuận hay còn gọi là kế toán sáng tạo, để biết được liệu doanh nghiệp có sử dụng những biện pháp “nhào nặn” báo cáo tài chính hay không, lợi nhuận bị bóp méo theo xu hướng nào, doanh nghiệp áp dụng những phương pháp hay cách thức bóp méo số liệu trên báo cáo tài chính thế nào, khi nào thì họ áp dụng các phương pháp này…
Về phía cơ quan quản lý, để đấu tranh hiệu quả với hiện tượng thao túng báo cáo tài chính, một mặt cần tăng cường hoàn thiện các cơ chế, chính sách theo hướng chặt chẽ, minh bạch để ngăn ngừa hành vi thao túng báo cáo tài chính, mặt khác cần tăng nặng chế tài xử lý vi phạt; đồng thời, gia tăng các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm để đảm bảo tính răn đe.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 2/12
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.
Tin doanh nghiệp
L10 - Công ty cổ phần Lilama 10 - Công bố Nghị quyết HĐQT thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020. Theo đó, công ty đề ra kế hoạch sản lượng 1.197 tỷ đồng, doanh thu 1.080 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 20 tỷ đồng.
PAC - CTCP Pin Ắc quy Miền Nam - Ngày 05/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2019, ngày đăng ký cuối cùng là 06/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 25/12/2019.
VPB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Thông báo phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ nhân viên (ESOP) từ nguồn cổ phiếu quỹ. VPBank sẽ phát hành chào bán 31 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 1,288% số cổ phiếu đang lưu hành cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp. Thời gian thực hiện dự kiến là trong năm 2019, sau khi được Ủy ban Chứng khoán thông qua và đảm bảo phù hợp theo qui định của pháp luật.
VHC - CTCP Vĩnh Hoàn - Ngày 29/11, HĐQT đã có nghị quyết thông qua việc trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1, tức cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu được nhận 01 cổ phiếu mới, tương đương VHC phát hành hơn 90,97 triệu cổ phiếu trong đợt này. Ngày đăng ký cuối cùng chốt dự kiến vào 31/12/2019.
CSV - CTCP Hóa chất cơ bản miền Nam - Ngày 12/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2019, ngày đăng ký cuối cùng là 13/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/12/2019.
HBC - CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình - Ngày 29/11, HĐQT đã có nghị quyết thông qua việc tạm dừng kế hoạch phát hành 1,3 triệu cổ phiếu ESOP. Cùng ngày, HBC đã có quyết định thông qua việc mua 10 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ.
SCR - CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Ngày 17/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 18/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền cổ phiếu theo tỷ lệ 8%, tương đương SCR sẽ phát hành thêm hơn 27,13 triệu cổ phiếu mới trong đợt này.
THG - CTCP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang - Ngày 24/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019, ngày đăng ký cuối cùng là 25/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 08/1/2020.
BAX - Công ty Cổ phần Thống Nhất - Đã thông qua việc chi tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 30%/mệnh giá (1 cổ phần được nhận 3.000 đồng). Với 8,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty dự chi số tiền 24,6 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng vào 20/12 và thời gian thanh toán dự kiến là 19/2/2020.
LIX - CTCP Bột Giặt Lix - Đã thông qua Nghị quyết tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 25% (2,500 đồng/cp). Ngày 13/12/2019 LIX sẽ chốt danh sách cổ đông và trả cổ tức vào ngày 30/12/2019.
GKM - CTCP Gạch Khang Minh - Ngày 17/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 18/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5% (cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu được nhận 01 cổ phiếu mới).
CDN - CTCP Cảng Đà Nẵng - Ngày 04/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 05/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 4%, thanh toán bắt đầu từ ngày 15/12/2019.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
HNG - CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) cổ đông lớn đã mua bất thành 5 triệu cổ phiếu HNG đăng ký mua từ ngày 31/10 đến 29/11 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Ngay sao đó, từ ngày từ ngày 04/12 đến 02/1/2020 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, Thao co đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu HNG. Qua đó, muốn nâng sở hữu tại HNG từ hơn 291,38 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 26,29% lên 296,38 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 26,74%.
PNJ - CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - Ông Lê Hữu Hạnh, Thành viên HĐQT, đã mua 106.000 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 2.416.266 cp. Giao dịch thực hiện ngày 28/11/2019.
Cũng liên quan đến cổ phiếu PNJ, ông Robert Alan Willett, Thành viên HĐQT, đã mua 400.000 cp. Trước giao dịch ông Robert không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện ngày 26/11/2019. Đây đều là các giao dịch thực hiện quyền mua cổ phiếu ESOP.
GTN - CTCP GTNfoods - CTCP Invest Tây Đại Dương đã bán 3.026.000 cp, giảm lượng sở hữu từ 45.000.000 cp (tỷ lệ 18%) xuống 41.974.000 cp (tỷ lệ 16,79%). Giao dịch thực hiện ngày 25/11/2019. Tiếp đó ngày 26/11 Invest Tây Đại Dương bán thêm 6.974.000 cp, giảm lượng sở hữu xuống còn 35 triệu cp (tỷ lệ 14,01%).
RCC - CTCP Tổng công ty công trình đường sắt- Ông Nguyễn Hải Huy, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 1.825.753 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.922.753 cp (tỷ lệ 12,44%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 25/11/2019.
Cũng liên quan đến cổ phiếu RCC, cùng ngày, ông Bùi Quang Thi, nhà đầu tư cá nhân, đã bán toàn bộ 1.825.753 cp (tỷ lệ 11,81%) và không còn là cổ đông lớn.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
CEE - CTCP Xây dựng hạ tầng CII - CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII), Công ty mẹ đăng ký mua 2,5 triệu cổ phiếu CEE từ ngày 05/12 đến 03/1/2020 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, CII sẽ nâng sở hữu tại CEE lên hơn 26,87 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 68,04%.
HNG - CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - CTCP Ô tô Trường Hải đăng ký mua 5 triệu cp. Trước giao dịch ô tô Trường Hải sở hữu 291.388.000 cp (tỷ lệ 26,29%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 4/12/2019 đến 2/1/2020.
DHC - CTCP Đông Hải Bến Tre - Bà Hồ Thị Ngọc Song, Phó TGĐ, đăng ký mua 162.000 cp theo chương trình ESOP. Trước giao dịch bà Song sở hữu 93.608 cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 4/12 đến 18/12/2019.
NTT - CTCP Dệt may Nha Trang - Ông Trần Văn Việt, Ủy viên HĐQT, đăng ký bán toàn bộ 4 triệu cp (tỷ lệ 21,62%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 3/12 đến 25/12/2019.
T12 - CTCP Thương mại dịch vụ Tràng Thi - Ông Vũ Trọng Tuấn, Giám đốc, đăng ký mua 3,3 triệu cp. Trước giao dịch ông Tuấn không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 3/12 đến 31/12/2019.
TVP - CTCP Dược phẩm TV.Pharm - Ông Hà Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 250.000 cp. Trước giao dịch ông Sơn sở hữu 286.345 cp (tỷ lệ 2,58%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 3/12 đến 31/12/2019.
Trần Dũng
Theo Tài chính Plus
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 29/11 Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán. Tin doanh nghiệp L10 - CTCP Lilama 10 - Đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 1.080 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 20 tỷ đồng, vay tín dụng hơn 827 tỷ đồng. TDT - Công ty cổ...