Cẩn trọng với dịch cúm A/H1N1 đang vào mùa
Cúm A/H1N1 là một loại bệnh dễ lây lan và phát triển trong mùa lạnh. Vì vậy, việc chủ đông phòng tránh cũng như có những biện pháp bảo vệ sức khỏe là điều cần thiết.
Những điều cần biết về bệnh cúm A/H1N1
Theo các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc, bệnh cúm A/H1N1 là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A (H1N1) gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền nhanh qua đường hô hấp, chủ yếu do tiếp xức với các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng “bắn” ra ngoài không khí hoặc những đồ vật bị nhiễm virus từ người bệnh sau đó đưa lên mũi, miệng.
Bệnh lây lay nhanh từ người này qua người khác, trong thời gian 1 ngày và thường ủ bệnh sau khoảng 7 ngày sau kể từ khi nhiễm virus cúm A/H1N1 mới bắt đầu có các triệu chứng.
Virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang…; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C.
Cúm A/H1N1 là một loại bệnh dễ lây lan và phát triển trong mùa lạnh (ảnh: internet)
Mùa đông, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi để cho virus cúm A/H1N1 phát triển và lây lan thành dịch bệnh nếu như không có biện pháp phòng tránh cũng như kiểm soát tốt.
Việc chủ động phòng chống bệnh cúm A/H1N1 là một việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh cúm A/H1N1 để đi thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời tránh nguy cơ tử vong do cúm A/H1N1 gây ra.
Video đang HOT
Ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức mỏi,… là những dấu hiệu của bệnh cúm. Các virus cúm sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt tiến triển nhanh ở trẻ em, phụ nữ có thai, người già, những người suy giảm miễn dịch. Khi có các biểu hiện nặng như sốt cao liên tục, ho nhiều, khó thở, tức ngực,… nên đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời nhằm giảm mức độ diễn biến nặng của bệnh.
Nên đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời nhằm giảm mức độ diễn biến nặng của bệnh (ảnh: internet)
Cách phòng tránh bệnh cúm A/H1N1
Cách tốt nhất để phòng chống dịch cúm A/H1N1 là người dân cần thực hiện đúng theo khuyến cáo của ngành Y tế với các biện pháp như sau: Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…nên đi thăm khám sớm với bác sĩ. Đeo khẩu trang y tế và hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc những nơi đông người, những khu vực nghi ngờ có người nhiễm cúm. Vệ sinh phòng ngủ và môi trường sống sạch sẽ. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu…. Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Vân Anh
Theo phapluatplus
Ho khan, sổ mũi khi nào cần vào viện ngay
Cúm mùa (A/H1N1) là loại cúm thường gặp ở Việt Nam, do virus gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải nước mũi, nước bọt người bệnh hắt hơi, bệnh có thể thành dịch.
Bệnh nhân điều trị cúm tại BV Bạch Mai. Ảnh Dương Ngọc TTX
Nguy kịch vì cúm
Bệnh nhân L.Đ.C (nam, 64 tuổi, ở Sơn Tây, Hà Nội) được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng khó thở, ý thức chậm, đã được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp.
Theo lời kể của người nhà, trước đó 6 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, ho khan, khó thở kèm tức ngực, đi khám tại tuyến cơ sở được chẩn đoán viêm phổi, kê đơn điều trị nhưng tình trạng không cải thiện.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi biến chứng ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp). Mặc dù được điều trị tích cực với các kỹ thuật hiện đại nhất song tiên lượng sống của bệnh nhân còn rất dè dặt.
Theo PGS. TS Đào Xuân Cơ - Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai bệnh cúm mùa là loại cúm thường gặp ở Việt Nam, do vi rút gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại...) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu...).
PGS Cơ cho biết, đa số các trường hợp cúm mùa sẽ tự khỏi. Ở giai đoạn đầu bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn ... Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể lên tới 4 - 8 ngày, nhiệt độ thường tăng nhanh và cao đến 40 - 41 độ C.
Cảnh báo bệnh
Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo dịch cúm mùa.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20-30% trẻ em và 5-10% người lớn mắc bệnh cúm; trung bình các vụ dịch cúm gây bệnh cho khoảng 500-800 triệu người/năm, trong đó khoảng 5 triệu trường hợp bị bệnh cúm nặng và 250.000 - 500.000 trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận 1,6-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm. Bộ Y tế cho biết, sử dụng vắc xin cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả làm giảm 89% nguy cơ lây nhiễm cúm ở người khỏe mạnh, 78% số ngày nghỉ việc ở những người có độ tuổi làm việc, giảm 57% nguy cơ nhập viện và 67% nguy cơ tử vong ở tuổi già, giảm 85% nguy cơ bị hội chứng cúm và giảm 41% nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa bao gồm: phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, nhân viên y tế.
Nhóm nhân viên y tế (NVYT) là một trong số các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất và cũng là một trong những mắt xích liên quan đến việc lây truyền vi rút cúm sang nhóm bệnh nhân được họ chăm sóc và điều trị.
Theo lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
3. Tiêm vắc xin cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.
4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Theo infonet
Đã có trường hợp tử vong do cúm A/H1N1,bác sĩ khuyên làm điều này để phòng bệnh Cúm là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc đường hô hấp dưới do vi-rút cúm gây ra. Theo đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh vừa có 2 trường hợp tử vong có nhiễm cúm A/H1N1. Theo đó, bệnh nhân đầu tiên tử vong có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, chán...