Cẩn trọng với dịch bệnh sau bão

Theo dõi VGT trên

Cùng với việc đang phải đối mặt với việc quay trở lại của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế như sởi, ho gà…, sau bão số 3 (Yagi), nhiều địa phương lại đứng trước nguy cơ các dịch bệnh sẽ bùng phát do điều kiện nguồn nước, vệ sinh môi trường không đảm bảo.

Cẩn trọng với dịch bệnh sau bão - Hình 1

Khám bệnh cho người dân sau bão số 3. Ảnh: BV Bãi Cháy.

Nhiều dịch bệnh trở lại

Việc TPHCM công bố dịch sởi cuối tháng 8 vừa qua, cùng đó số ca mắc ho gà tăng nhanh ở nhiều địa phương đã khiến cho người dân lo lắng. Bởi đã nhiều thập kỷ qua, những bệnh dịch này tưởng như đã không còn nguy cơ bùng phát khi trẻ em được tiêm chủng mở rộng. Thực tế này đặt ra một vấn đề rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với sự “trỗi dậy” của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế.

Trong đó, sốt rét, sởi, ho gà…Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những căn bệnh như sốt xuất huyết (SXH), bệnh phong, bệnh dại, các loại bệnh liên quan đến nấm, giun sán… đều là những căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên.

Thống kê của Bộ Y tế, năm 2023, nước ta ghi nhận hơn 172.000 ca mắc SXH, 43 trường hợp tử vong. Tính đến giữa tháng 8/2024, cả nước đã ghi nhận gần 53.000 ca mắc SXH, 6 ca tử vong. Đến cuối tháng 8/2024, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.

Cùng đó, chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, số ca mắc tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023… Điều đáng nói là lâu nay dịch bệnh chỉ xảy ra ở những vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện tiếp cận y tế còn thiếu thốn. Song vừa qua ở các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội, TPHCM nhiều trẻ em đã mắc ho gà, sởi…

Trước đó, ghi nhận từ các ca bệnh sởi tới điều trị, BS Dư Tuấn Quy – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM) cho biết, hầu hết các trẻ mắc sởi có biến chứng nặng do có bệnh nền như: teo đường mật bẩm sinh, viêm phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu. Đáng chú ý, tất cả các bệnh nhi này đều chưa được tiêm vaccine phòng sởi do chưa đến tuổi hoặc phụ huynh chưa cho đi tiêm.

Lấp khoảng trống miễn dịch

Lý giải về nguyên nhân khiến những dịch bệnh nói trên gia tăng trở lại, các chuyên gia y tế cho rằng chúng ta đang có “khoảng trống miễn dịch” trong cộng đồng. Đơn cử, TPHCM luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của khu vực phía Nam về tỷ lệ tiêm chủng vaccine.

Video đang HOT

Tuy nhiên, theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự gián đoạn vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng nên tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine nói chung và vaccine sởi nói riêng tại TPHCM trong những năm gần đây ở mức thấp. Tính đến hết tháng 4/2024, tỷ lệ trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi đối với lứa trẻ sinh từ năm 2018 đến 2021 trên địa bàn lần lượt là 93,2%; 90,1%; 91,7% và 93,6%. Mức bao phủ này đạt chỉ tiêu tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Y tế nhưng chưa đạt chỉ tiêu mà TPHCM đề ra là trên 95%. Đây cũng là tỷ lệ bao phủ cần thiết để có thể tạo miễn dịch cộng đồng theo khuyến cáo của WHO.

BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TPHCM cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp là nguyên nhân bệnh sởi và các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine quay trở lại. Theo BS Khanh, khi tiêm phòng không đúng, không đủ thì chỉ cần một vài ca bệnh thì nguy cơ sẽ lây lan thành dịch. Virus sởi lây lan rất nhanh và sẽ tấn công những người chưa được tiêm phòng như trẻ em chưa đủ tháng để tiêm, những người không thể tiêm phòng như trẻ bị bệnh tim, trẻ mắc bệnh mạn tính…

Nỗ lực lấp khoảng trống miễn dịch, cho đến trước thềm năm học mới 2024 – 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thông tin đã có khoảng 17.000 trẻ em trên địa bàn đã được tiêm vaccine phòng sởi. ThS.BS Nguyễn Đình Qui – Phó Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM nhấn mạnh: Kháng thể không thể bảo vệ trọn đời cho bệnh nhân, nên trẻ đã bị mắc sởi rồi vẫn có thể mắc lại. Trường hợp trẻ đã mắc bệnh sởi, sau 5 – 10 năm nên cho trẻ tiêm lại vaccine phòng sởi là tốt nhất. Đối với những trường hợp tiêm vaccine phòng sởi, sau khoảng 10 năm nên cho trẻ tiêm nhắc lại 1 lần.

Cùng đó, ghi nhận quá trình điều trị cho bệnh nhi mắc ho gà tại các cơ sở y tế thời gian qua, các chuyên gia y tế cảnh báo người lớn không nên chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh này. Nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, không có miễn dịch đầy đủ nguy cơ mắc bệnh và lây lan rất cao. Theo BS Bùi Thu Phương – Khoa Nhi (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), cho tới nay, bệnh ho gà vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới dù tiêm chủng đã được phủ rộng. Chu kỳ dịch khoảng 2-5 năm, xảy ra lẻ tẻ ở tất các các nước, nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi, các ca bệnh nặng và tử vong hay gặp ở trẻ độ tuổi bú mẹ, tỉ lệ tử vong tăng cao hơn ở các nước đang phát triển.

Đề phòng bệnh ho gà cho trẻ, theo BS Phương, trẻ nhập viện cần được thực hiện các biện pháp dự phòng chuẩn, các biện pháp dự phòng lây qua đường hô hấp được khuyến cáo ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh.

Nên cách ly trẻ 3 – 4 tuần để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, giảm các kích thích cho trẻ và tránh các mối lo lắng bị lây bệnh cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra cần dự phòng sau phơi nhiễm bằng kháng sinh cho những người trong gia đình tiếp xúc gần với trẻ và những người chăm sóc trẻ ở bất kỳ tuổi nào, tiền sử tiêm phòng và có triệu chứng hay không. Thực hiện đúng và đầy đủ khuyến cáo về tiêm phòng ho gà trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Mũi 1 lúc trẻ 2 tháng tuổi, mũi 2, 3, 4 lần lượt khi trẻ được 3, 4 và 18 tháng tuổi.

Chủ động ngừa dịch bệnh sau bão, lũ

Theo các chuyên gia y tế, sau bão lũ sẽ là nguy cơ dịch bệnh bùng phát. PGS.TS Trần Đắc Phu – cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khuyến cáo, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi mưa bão rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, thực phẩm, điều kiện vệ sinh không bảo đảm. Bên cạnh đó, nước ăn chân hoặc các bệnh lý da liễu khác, cảm lạnh, cúm, đau mắt cũng là những vấn đề thường gặp. Đồng thời, môi trường ẩm ướt, nước tù đọng ở các vật dụng như lốp xe, vỏ chai lọ, chậu cây, chum vại… cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản. Bệnh SXH rất dễ lây lan và bùng phát. Mùa mưa bão hằng năm cũng là đỉnh dịch SXH ở nhiều nơi.

Cách phòng, chống bệnh SXH là tiêu diệt nơi muỗi có thể đẻ trứng và hình thành loăng quăng. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ ao tù nước đọng để không cho muỗi sinh sản. Đặc biệt, không để rác chất đống quanh nhà và hãy đậy kín thùng rác.

Ghi nhận trên địa bàn TP Hà Nội, ngay sau mưa bão, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế tiếp tục kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh. Ông Nguyễn Đình Hưng – Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho hay: Ngành y tế sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, đồng thời yêu cầu các đơn vị triển khai kế hoạch vệ sinh môi trường. Cụ thể, nước rút đến đâu, khơi thông dòng chảy, tổng vệ sinh môi trường đến đó, với mục tiêu không để dịch bệnh lây lan và bùng phát. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa bão, nhất là người dân sinh sống trong vùng ngập lụt có nguy cơ bùng phát các bệnh dịch thường gặp trong và sau mưa bão (tiêu hóa, da liễu, SXH, đau mắt đỏ…).

Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ

Theo chuyên gia, sau mưa lũ nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nhiều căn bệnh dễ dàng lây nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, cúm,...

Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tính đến cuối tháng 8/2024, ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Sau mưa lũ, nguy cơ xuất hiện các bệnh truyền nhiễm tăng cao.

Bộ Y tế lo ngại, sau mưa lũ lại trùng vào thời điểm cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học; nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Dự báo thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh; kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tại các địa phương khác trong cả nước cũng xuất hiện rải rác các ca bệnh sốt xuất huyết, sởi, ho gà...

Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, sau lũ lụt, các bệnh có nguy cơ gặp cao nhất là tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm...

Ở các vùng sau mưa, lũ lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể. Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy cấp. Trẻ em còn có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng.

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét.

Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.

Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị. Đau mắt đỏ cũng dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.

Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao hơn trong mùa mưa lũ.

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da.

TS.Phạm Thị Minh Phương, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.

Đặc biệt, trong thời điểm mưa lũ, các bệnh về da hay gặp nhất là các bệnh về da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Bệnh da do nấm hay gặp nhất là nấm kẽ bàn chân, nấm móng chân. Nguyên nhân chủ yếu do người dân lội nước nhiều, làn da bị mềm đi, khả năng bảo vệ trước môi trường giảm, khi đó tác nhân bên ngoài môi trường như nấm dễ chui vào. Nấm dễ phát triển trong môi trường nóng ẩm nên trong mùa mưa lũ, người dân dễ bị nấm kẽ, nấm bàn chân, nấm móng chân...

Để phòng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ.

Cùng với đó đưa ra hướng dẫn, sau mưa lũ, ngập lụt cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó.

Ngành Y tế sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn...

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đối với bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống. Vì thế, để phòng ngừa những bệnh này, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.

Sau mưa lũ, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm.

Ngoài Chloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được.

Theo bác sỹ Bùi Thị Việt Hoa, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec, để hạn chế dịch bệnh lây lan trong tình hình mưa bão, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Ngoài ra, cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và tiêm chủng đầy đủ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển việnNạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện
09:16:29 20/12/2024
Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"
22:41:14 19/12/2024
Cô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chítCô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chít
21:33:24 20/12/2024
Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễmBệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm
08:56:40 20/12/2024
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặngHà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
17:29:11 20/12/2024
Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nềTiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề
20:04:01 20/12/2024
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cựcĐiều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực
12:43:05 21/12/2024
Chi 5 triệu đồng để được làm học sinh trong một ngày ở Nhật BảnChi 5 triệu đồng để được làm học sinh trong một ngày ở Nhật Bản
22:20:09 19/12/2024

Tin đang nóng

Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợClip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ
14:25:41 21/12/2024
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024
16:37:38 21/12/2024
Sao Việt 21/12: Midu tận hưởng bình yên bên chồng đại giaSao Việt 21/12: Midu tận hưởng bình yên bên chồng đại gia
16:16:45 21/12/2024
Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?
14:13:31 21/12/2024
Hoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giâyHoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giây
14:29:19 21/12/2024
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏBức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ
18:02:04 21/12/2024
Phá két sắt lấy tiền, vàng, mua ô tô đưa bạn gái đi chơiPhá két sắt lấy tiền, vàng, mua ô tô đưa bạn gái đi chơi
17:39:09 21/12/2024

Tin mới nhất

Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

12:39:12 21/12/2024
Ung thư là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội điều trị khỏi, kéo dài thời gian sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giai đoạn bệnh.
Ba không trước khi massage

Ba không trước khi massage

12:32:20 21/12/2024
Massage thúc đẩy tuần hoàn, đẩy dịch của cơ thể đi khắp nơi, đào thải lượng chất lỏng dư thừa nhanh hơn. Bạn sẽ ở trong trạng thái thư giãn sâu, hạ huyết áp, giảm mức độ hormone gây căng thẳng, tăng các hormone hưng phấn.
Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

12:30:29 21/12/2024
Chỉ với 10 phút đi bộ mỗi ngày với một số thay đổi, bạn sẽ có thêm nhiều lợi ích sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

12:20:34 21/12/2024
Cà phê lâu nay được cho là có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự thật có phải vậy?
Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

12:09:34 21/12/2024
Người dân được khuyến nghị tránh đốt than trong phòng kín, ưu tiên các phương pháp sưởi an toàn như máy sưởi điện và nâng cao nhận thức để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.
Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc

Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc

20:37:13 20/12/2024
Cùng ngày, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gần như đảo ngược mức tăng của hai tuần trước đó, cho thấy thị trường lao động đang tiếp tục chậm lại.
Nam Phi ra cảnh báo về bệnh rubella sau khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc

Nam Phi ra cảnh báo về bệnh rubella sau khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc

20:35:36 20/12/2024
Bộ trên lưu ý mặc dù là một bệnh loại nhẹ và có thể tự khỏi ở trẻ em, song nguy cơ lây lan của rubella vẫn cao, đặc biệt là ở những người chưa được tiêm vaccine hoặc chưa từng tiếp xúc với virus gây bệnh.
Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ

Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ

19:56:40 20/12/2024
Khi thấy người bị đột quỵ đầu tiên phải gọi cấp cứu ngay lập tức, không tự ý sơ cứu và cho uống bất cứ thuốc gì.
Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

17:28:14 20/12/2024
Còn tại Việt Nam, HPV gây ra hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.000 ca tử vong mỗi năm. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44.

Có thể bạn quan tâm

Đào hố chôn rác, đụng túi nhựa chứa cả trăm viên đạn

Đào hố chôn rác, đụng túi nhựa chứa cả trăm viên đạn

Pháp luật

19:32:46 21/12/2024
Ngày 21/12, Công an huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) cho biết, vừa tiếp nhận 120 viên đạn quân dụng và quả nổ do người dân ở thị trấn Long Hồ tự nguyện mang đến giao nộp.
Người phụ nữ hơn 50 năm chờ đợi mối tình đầu, mặc váy cưới ở tuổi 83

Người phụ nữ hơn 50 năm chờ đợi mối tình đầu, mặc váy cưới ở tuổi 83

Netizen

19:29:54 21/12/2024
Sau hơn 50 năm chờ đợi mối tình đầu, cuối cùng bà Li Danni cũng được khoác lên mình bộ váy cưới lộng lẫy, lên xe hoa cùng người mình yêu thương.
Leo lên lầu cao để sửa điều hòa cho khách, tôi hốt hoảng khi thấy vợ mình ở nhà nghỉ bên cạnh

Leo lên lầu cao để sửa điều hòa cho khách, tôi hốt hoảng khi thấy vợ mình ở nhà nghỉ bên cạnh

Góc tâm tình

19:28:52 21/12/2024
Chẳng ngờ vợ tôi lại thế này, tôi biết phải làm sao đây? Nếu tôi ly hôn vợ thì con tôi ai chăm lo? Nếu giữ vợ ở lại thì tôi quá đau lòng và thất vọng.
Sắc màu cuộc sống: Thám tử hôn nhân Dịch vụ mới đang lên tại Ấn Độ

Sắc màu cuộc sống: Thám tử hôn nhân Dịch vụ mới đang lên tại Ấn Độ

Thế giới

19:23:37 21/12/2024
Đây là một dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ tại Ấn Độ, nơi tình yêu tự do dần chiếm ưu thế, nhưng chưa hoàn toàn thay thế được các giá trị truyền thống.
Chu Thanh Huyền lộ nhan sắc thật qua "cam thường" của mẹ Quang Hải, bế con trai lên Việt Trì cổ vũ ĐT Việt Nam

Chu Thanh Huyền lộ nhan sắc thật qua "cam thường" của mẹ Quang Hải, bế con trai lên Việt Trì cổ vũ ĐT Việt Nam

Sao thể thao

19:20:59 21/12/2024
Nàng WAG Chu Thanh Huyền tiếp tục đưa con trai từ Hà Nội lên Phú Thọ để trực tiếp cổ vũ, tiếp lửa cho tiền vệ Quang Hải và các đồng đội.
Trang phục màu trung tính, phong cách đỉnh cao của thời trang

Trang phục màu trung tính, phong cách đỉnh cao của thời trang

Thời trang

19:17:34 21/12/2024
Từ công sở, dạo phố đến những buổi gặp gỡ quan trọng, với khả năng kết hợp linh hoạt cùng phụ kiện, trang phục màu trung tính luôn là lựa chọn hoàn hảo để thể hiện gu thời trang thanh thoát và tinh tế của người mặc.
Mỹ phẩm chứa vitamin E có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Mỹ phẩm chứa vitamin E có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Làm đẹp

19:12:13 21/12/2024
Khi da bị tổn thương như bỏng, chấn thương hoặc sẹo sau phẫu thuật, vitamin E có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương bằng cách thúc đẩy quá trình tái tạo của lớp biểu bì.
Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Ẩm thực

18:56:03 21/12/2024
Để có một bữa tối ngon miệng làm nhanh và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ nhỏ thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn cơm tối dưới đây nhé!
Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sao việt

17:59:07 21/12/2024
Sự hưởng ứng mạnh mẽ của khán giả trước những xu hướng mà Sơn Tùng M-TP khởi xướng đã chứng minh sức hút của nam ca sĩ vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
"Quốc bảo nhan sắc" thua vụ kiện 4,4 tỷ đồng vì lí do không ngờ

"Quốc bảo nhan sắc" thua vụ kiện 4,4 tỷ đồng vì lí do không ngờ

Sao châu á

17:05:21 21/12/2024
Nữ diễn viên Lee Young Ae theo đuổi vụ kiện chống lại CEO kênh YouTube Open Sympathy TV Jung Cheon Soo từ tháng 10 năm ngoái.
10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

Phim âu mỹ

16:35:04 21/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến một loạt các bộ phim đạt doanh thu cao tại phòng vé toàn cầu, khẳng định sức hút không ngừng của ngành công nghiệp điện ảnh trong việc thu hút khán giả đến rạp.