Cẩn trọng với bài thuốc chữa Covid-19 trên mạng
Trên nhiều trang mạng xã hội hiện nay đang lan truyền nhiều “thần dược” khẳng định chữa khỏi virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19
Các chuyên gia y tế cho rằng các “bài thuốc” trị virus SARS-CoV-2 đang lan truyền trên mạng xã hội không có cơ sở, thậm chí có thể nguy hại tới sức khỏe người dùng.
Nhan nhản “thần dược” trị Covid-19
Tỏi, sả tươi, củ gừng, nghệ tươi, hành tây… là những gia vị được nhiều người truyền nhau sử dụng trong bối cảnh đang có dịch bệnh Covid-19. Chị Trần Thị Hồng T., (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho biết từ khi có dịch bệnh, ngày nào chị cũng nấu nước sả với vỏ chanh, gừng và mật ong cho cả nhà cùng uống. Không rõ “bài thuốc” này hiệu quả đến đâu nhưng ít ra cũng mang lại sự yên tâm cho những người trong gia đình.
Do tính chất công việc phải thường xuyên đi lại, tiếp xúc nhiều người, anh Hoàng Đức M. (38 tuổi; làm việc tại một công ty bất động sản ở quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) chọn cách ăn thật nhiều tỏi mỗi ngày để chống lại virus corona. “Tôi có đọc trên mạng nói ăn tỏi sẽ cung cấp nhiều allicin cho cơ thể, từ đó giảm nguy cơ bị cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế mắc Covid-19 nên hằng ngày tôi đều ăn 20-30 nhánh tỏi và ăn bất cứ lúc nào có thể” – anh M. kể. Thế nhưng, do bản thân anh M. trước đó đã có bệnh đại tràng và dạ dày, việc ăn quá nhiều tỏi mỗi ngày khiến anh bị viêm dạ dày nặng, phải nhập viện.
Trước đó, một tài khoản Facebook đã chia sẻ bài viết với nội dung đã tìm ra thảo dược Việt Nam trừ tà, diệt virus corona. “Bài thuốc” có thể chống cúm do virus kể cả virus corona được người dùng Facebook dẫn ra, gồm: nhân sâm, tam thất, hà thủ ô, hồ lô ba, hoàng kỳ, sinh khương, trầm, ma hoàng… được sao vàng tán thành bột.
Theo tài khoản Facebook này, bất kỳ ai đang có dấu hiệu sốt cao từ 39 đến trên 40 độ C, người ớn lạnh, ho, hắt hơi sổ mũi, đau họng, mỏi cơ, đau đầu, chảy nước mắt, ngại nhìn ánh sáng, chán ăn và khát nước có thể sử dụng thảo dược này để… trừ tà, diệt khuẩn chống virus không cho xâm nhập cơ thể.
Chưa hết, trong bối cảnh dịch do chủng virus corona lây lan, trên mạng còn xuất hiện nhiều “đơn thuốc” rất kỳ dị như uống nước tiểu kết hợp với các thực ph ẩm thực dưỡng. Đáng nói, những “thần dược” này được chia sẻ rầm rộ, thậm chí có người dù biết vô lý nhưng vẫn chia sẻ thông tin, vì cho rằng đây là cách điều trị dân gian và nó hoàn toàn vô hại.
Một trang mạng xã hội lan truyền loại thảo dược được cho là trị được virus corona. (Ảnh chụp từ màn hình)
Chuyên gia y tế bác bỏ
Theo nhiều bác sĩ đông y, những vị thuốc được nhắc tới trong các “bài thuốc” trên đều mua khá dễ dàng nhưng không có cơ sở nào khẳng định nó có tác dụng diệt virus corona. Việc dùng các loại nước uống từ chanh, sả, mật ong để chữa bệnh chỉ là cảm nhận của cá nhân. Với việc sử dụng tỏi hằng ngày, lương y Hà Ngọc Thạch – Hội Đông y quận Đống Đa, TP Hà Nội – cho rằng tỏi có thể chấp nhận như gia vị trong các bữa ăn để hỗ trợ, phòng một số bệnh cúm, phong hàn khác nhưng chưa ai nghiên cứu ăn tỏi có thể diệt virus corona.
Video đang HOT
“Thời gian qua, tôi có nghe mọi người cho rằng ăn tỏi, ăn gừng để ngừa bệnh Covid-19, đây là những gia vị có tính nóng nên người có cơ địa nóng trong hay bị nhiệt, người bị dạ dày, đại tràng… cần phải hạn chế sử dụng. Đừng vì quá lo sợ trước dịch bệnh và tùy tiện làm theo các phương thức chữa bệnh lan truyền trên mạng. Mọi người nên thực hiện theo hướng dẫn phòng bệnh Covid-19 mà Bộ Y tế đã khuyến cáo” – lương y Hà Ngọc Thạch nói.
Đã và đang điều trị cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19 ghi nhận ở Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho rằng người dân cần cẩn trọng về những loại thức uống được người dùng mạng xã hội “nâng cấp” thành bài thuốc đông y và đang trôi nổi trên mạng hiện nay. Đây là cách chữa bệnh không có căn cứ và cơ sở khoa học, không xuất phát từ cơ sở thực tế bệnh lý nên không thể có hiệu quả trong việc phòng hay chữa bệnh.
“Nguyên tắc của đông y là căn cứ vào triệu chứng của bệnh nhân để họ biện luận bệnh lý, từ đó luận ra cách trị. Khi thầy thuốc không biết bệnh ấy là gì, thậm chí chưa nhìn thấy tận mắt, chưa gặp, chưa được bắt mạch… thì dựa vào cái gì để làm cơ sở đưa ra hướng điều trị?” – bác sĩ Nguyễn Trung Cấp đặt câu hỏi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện chưa có loại thuốc đặc trị nào được xác nhận có khả năng phòng ngừa hoặc điều trị virus SARS-Cov-2 gây dịch bệnh Covid-19. Nhiều quốc gia đang nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh nhưng quá trình thử nghiệm này sẽ phải mất cả năm thì vắc -xin mới được đưa vào sử dụng.
Trước những luồng thông tin giả, sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội, ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế), nhấn mạnh hiện nay tất cả khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm bảo đảm sức khỏe người dân trước dịch Covid-19 đã có. Thay vì tin và tìm kiếm các bài thuốc trôi nổi trên mạng xã hội, mỗi người hãy thực hiện theo các hướng dẫn được Bộ Y tế công bố. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng, hạn chế tụ tập nơi đông người, tăng cường dinh dưỡng, tập thể dục để nâng cao thể trạng…
Phạt tiền10-20 triệu đồng với người chia sẻ tin giả
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân… Vì thế người dùng mạng xã hội cần ý thức khi lan truyền thông tin.
Bài và ảnh: Ngọc Dung
Theo Người lao động
Thuốc từ những gia vị trong mâm cỗ ngày Tết
Mâm cơm người Việt trong những ngày Tết không thể thiếu các loại rau gia vị như hành, tỏi, mùi, thì là, húng quế...
Không chỉ giúp bữa ăn hấp dẫn, thơm ngon, mà nhiều gia vị còn có tác dụng chữa cac bệnh thông thương như đau bụng, buồn nôn, chướng bụng, tiêu chảy, cam cum... Hãy dành chút thời gian mua thêm một số gia vị cho gia đình nhé!
Gừng
Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt, chẳng hạn như món gà kho gừng, thịt bò kho gừng... Nhất là trong ngày Tết, nồi cá kho không thể thiếu được gừng. Gừng có vị cay, tính nóng, có tác dụng phát tán phong hàn, làm ấm cơ thể, giúp ra mồi hôi. Công dụng của gừng thường được biết đến như chữa chứng ăn không tiêu, nôn, say tàu xe, cảm, ho, mất tiếng...
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu cho thấy gừng làm giảm đau và sưng ở những người bị viêm khớp, có tác dụng chống chứng đau nửa đầu thông qua việc chẹn chất gây viêm prostaglandin. Gừng và cây gừng còn giúp cân bằng quá trình tiêu hóa; cải thiện tuần hoàn máu; giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn; đồng thời chữa các chứng đau khớp, buồn nôn, tiểu đường, hen suyễn. Thậm chí gừng còn đóng vai trò là một vị thuốc quý có tác dụng chữa nhiều thể bệnh bởi khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa quá trình oxy hóa.
Tỏi
Tỏi là gia vị hằng ngày quen thuộc của người Việt, được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Bên cạnh là gia vị để tăng thêm hương vị của các món ăn thì việc ăn tỏi hằng ngày cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim lên đến 76%. Ngoài ra tỏi cón có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và tác dụng như chất chống oxy hóa. Tỏi cũng chứa hàm lượng vitamin B1 khá cao, giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư đặc biệt là ung thư đại tràng.
Hành lá (hành ta)
Hầu như tất cả các món ăn trong bếp Việt ngày thường cũng như ngày Tết đều có thể sử dụng hành để xào, nấu, chiên, chưng, làm chả... từ những món ăn sống như salad, nộm, gỏi cho đến những món ăn chín... Không chỉ dùng chế biến món ăn, theo kinh nghiệm dân gian, hành lá có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như trong bệnh cảm cúm, nhức đầu, tắc ruột do giun đũa, hành củ còn chữa long đờm...
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, hành lá giúp xương chắc khỏe, điều hòa lượng đường trong máu, thực phẩm thân thiện với tim mạch, chống viêm nhiễm, giúp tăng cường thị lực, tăng tường miễn dịch, trị đầy hơi cho trẻ, thậm chí ngăn ngừa ung thư.
Hành tây
Nhiều món ăn trong ngày Tết không thể thiếu được hành tây trong món nem, nộm, dưa góp, các món xào... Các hoạt chất sulfur trong hành có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh. Ăn hành tây còn làm giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, chúng còn tốt cho người bị viêm khớp và bệnh gout. Chất fructo- oligosaccharides trong hành tây kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi ở ruột, giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
Cần tây
Cần tây chứa rất nhiều các vitamin và chất khoáng. Chất xơ trong rau cần gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Cần tây được dùng chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả thống phong (gút), sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng. Dùng ngoài ngâm chân, chữa nứt nẻ, gội đầu sạch gầu.
Ngoài ra, tinh dầu có mùi thơm đặc trưng của cần tây là chất selinene và butyl phthalide. Nước ép cần tây phối hợp với nước ép cà chua có tác dụng kích thích thần kinh và bổ dưỡng cho cơ thể. Nước ép rau cần tây dùng súc miệng hàng ngày có thể chữa được lở loét miệng, viêm họng và khản tiếng.
Rau thì là
Thì là là một gia vị hay được dùng cho các món cá, mực, chả cá, chả mực... Thì là có chứa tinh dầu monoterpenes và một enzyme có tên là glutathione-S- transferase. Enzyme này trung hòa các gốc tự do gây ung thư. Các chất dầu có trong rau thì là giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết các sắc tố mật và dịch tiêu hóa, chống đầy hơi, tránh ngộ độc thực phẩm và tốt cho tiêu hóa.
Tía tô
Tía tô có vị cay, tính ấm, lá tía tô có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, lam ra mồ hôi và kích thích tiêu hóa; cành tía tô có tác dụng an thai; quả tía tô chữa ho, trừ đờm và hen xuyễn.Tía tô dùng làm gia vị chế biến thành các món ăn như nấu với ốc, cua, cá hoặc dùng lá tía tô tươi 50 gam giã lấy được cốt uống, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau chướng bụng, chữa ngộ độc cua cá. Ngày Tết, bát canh riêu ốc, riêu cua với hương vị tía tô lan tỏa sẽ giúp bạn khỏi ngán những món ăn quá nhiều đạm.
Rau răm
Rau răm có hương thơm đặc biệt, được sử dụng làm gia vị cho một số món ăn trứng vịt lộn, canh trai hến, muối dưa bắp cải... rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép của rau răm tươi có khả năng giả độc nọc rắn, dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê chân tay.
Minh Khoa
Theo wikipedia/SK&ĐS
4 thực phẩm là "máy lọc thận", ngừa kết sỏi hơn cả uống thuốc Những loại thực phẩm dưới đây có giá thành rẻ lại chứa nhiều vitamin, kali, chất xơ...rất tốt cho thận. Bắp cải Trong thành phần dinh dưỡng của rau bắp cải có chứa các hợp chất hóa học có thể phá vỡ các gốc tự do trong cơ thể, giúp phòng chống ung thư và hỗ trợ sức khỏe tim mạch của bạn....