Cẩn trọng với 3 loại ung thư chỉ lộ rõ khi đã ở giai đoạn cuối
Một số bệnh ung thư có biểu hiện lâm sàng không rõ ràng thời kỳ đầu, nhiều bệnh nhân phát hiện đã ở giai đoạn cuối, dẫn đến việc điều trị không còn hiệu quả.
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư phụ khoa rất nguy hiểm do tiến triển nhanh và diễn biến âm thầm. Khi các tế bào ung thư đã vượt ra ngoài vùng xương chậu và di chuyển đến ổ bụng thì bệnh đã ở giai đoạn cuối.
Lúc này, các khối u di căn có thể hình thành ở lá lách, gan, phổi, não, hoặc các cơ quan khác cách xa khối u ban đầu, cũng như các hạch bạch huyết nằm ở háng. Đây cũng là giai đoạn muộn nhất, việc điều trị rất khó khăn và hiệu quả không rõ nét bởi khối u đã di căn xa (không kể phúc mạc), bao gồm cả nhu mô gan, tràn dịch màng phổi ác tính.
Phụ nữ có các yếu tố nguy cơ sau đây nên được tầm soát ung thư buồng trứng thường xuyên:
- Có tiền sử gia đình và người thân mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc các bệnh ung thư liên quan khác;
- Có đột biến gen (như đột biến gen BRCA);
- Chưa từng sinh con hoặc hiếm muộn;
- Sử dụng lâu dài liệu pháp thay thế hormone;
- Tiền sử lạc nội mạc tử cung.
Chị em phụ nữ cũng cần chú ý một số triệu chứng lâm sàng như chướng bụng, đau vùng chậu, bụng…, đặc biệt nếu những triệu chứng này thường xuyên xảy ra thì cần đi khám kịp thời.
Video đang HOT
Ung thư tuyến tụy xảy ra khi tế bào ung thư phát triển trong chủ mô của tuyến tụy. Tụy là một tuyến nằm phía sau dạ dày và phía trước cột sống. Tụy sản xuất ra dịch tiêu hoá và các hormone điều hoà lượng đường huyết trong máu. Tế bào của tụy ngoại tiết sản xuất ra dịch tiêu hoá thức ăn, còn tế bào của tụy nội tiết sản xuất insulin và một số hormones khác.
Sở dĩ ung thư tuyến tụy được coi là sát thủ thầm lặng bởi bệnh thường phát triển rất âm thầm và ít gây triệu chứng ở giai đoạn đầu. Hơn nữa, bộ phận này rất ít dây thần kinh, do vậy một khối u trong tuyến tụy có thể phát triển lớn mà không gây đau hoặc các triệu chứng khác.
Bên cạnh đó, tuyến tụy nằm sau dạ dày nên khi tuyến tụy có các triệu chứng hoặc xuất hiện cơn đau thường rất dễ bị nhầm với các bệnh lý về dạ dày như: viêm loét dạ dày, khó tiêu, ruột kích thích…
Hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả nhất với ung thư tuyến tụy là phẫu thuật. Tuy nhiên, với các bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển, chỉ có khoảng 20% có thể điều trị theo hướng này. Với hóa trị liệu, tế bào ung thư tuyến tụy ít đáp ứng dẫn đến hiệu quả thấp.
Những trường hợp sau thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy, cần đặc biệt lưu ý căn bệnh này:
- Bệnh nhân tiểu đường trên 50 tuổi
- Bệnh nhân bị viêm tụy mãn tính; bệnh xơ nang tụy
- Những người uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá và tiếp xúc với chất độc hóa học trong thời gian dài.
Ung thư gan khó sàng lọc phát hiện sớm vì ở giai đoạn sớm biểu hiện của bệnh thường mơ hồ, người bệnh ít chú ý tới. Hầu hết trường hợp ung thư gan được phát hiện đều đã muộn. Bên cạnh đó, ung thư gan lại phát triển rất nhanh, một khi ung thư gan ở giai đoạn không thể cắt bỏ thì thời gian sống thêm ngắn, đa phần các trường hợp tử vong trong chưa đầy nửa năm.
Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ung thư gan lớn do có tới 80-90% bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này các biện pháp can thiệp, điều trị rất hạn chế.
Đối với nhóm nguy cơ cao, nên xem xét sàng lọc ung thư gan 6 tháng/lần cho những người trên 40 tuổi:
Lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư gan
- Bị nhiễm virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C;
- Nghiện bia rượu;
- Gan nhiễm mỡ không do rượu;
- Ăn thực phẩm bị nhiễm aflatoxin trong thời gian dài ;
- Người bị xơ gan do nhiều nguyên nhân khác nhau và người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư gan.
Bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng. Theo Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, tại Việt Nam, ung thư mắc mới tăng từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020. Mỗi năm ở Việt Nam cũng có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày. WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1).
2 vợ chồng mắc ung thư giai đoạn cuối vì "nghiện" hạt dưa
Dấu hiệu của loại ung thư này có thể bao gồm máu trong phân, giảm cân, có sự thay đổi trong nhu động ruột và luôn cảm thấy mệt mỏi.
Mắc ung thư vì món ăn vặt khoái khẩu
Ông Zhang (67 tuổi) và vợ của mình là bà Wang (65 tuổi), sống ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, thường ở nhà xem TV sau khi nghỉ hưu.
Đầu tháng 9 năm nay, hai cụ phát hiện trong phân có máu nên cùng nhau đến bệnh viện gần nhà để thăm khám. Sau khi nội soi, các bác sĩ chẩn đoán đôi vợ chồng lớn tuổi này cùng mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối.
Sau khi loại trừ một loạt các yếu tố gây ung thư, BS He Weihua, người trực tiếp thăm khám cho vợ chồng ông Zhang, tin rằng căn bệnh ung thư có liên quan đến thói quen ăn uống không tốt thường ngày của họ.
BS He Weihua cho biết: "khi xem TV, hai vợ chồng có thói quen ăn hạt dưa tẩm gia vị bán sẵn. Trong các loại hạt dưa này thường có nhiều muối, chất tạo ngọt saccharin và đáng chú ý là phụ gia thực phẩm safrole. Nếu ăn với lượng vừa phải thì chúng vô hại. Tuy nhiên, ông Zhang và bà Wang lại ăn quá nhiều, khiến chất độc bị tích tụ dần và dẫn đến ung thư".
Cũng theo chuyên gia này, không loại trừ khả năng hai vợ chồng cũng đã mua phải loại hạt dưa kém chất lượng và bị ẩm mốc. Thực phẩm bị mốc sẽ có chứa độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.
Safrole là một chất lỏng dạng dầu không màu hay có màu vàng nhạt. Thông thường nó được chiết ra từ thực vật trong dạng tinh dầu xá xị, hoặc được tổng hợp từ các hợp chất methylenedioxy liên quan khác.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố các nghiên cứu chỉ ra rằng, safrole là nguyên nhân gây ung thư gan ở chuột. Kết quả cho thấy, thêm 0,04% đến 1% safrole trong thức ăn của chuột, có thể khiến chuột bị ung thư gan trong vòng 150 ngày đến hai năm. Hiện nay ở Hoa Kỳ, safrole không còn được phép dùng làm phụ gia thực phẩm. Safrole cũng được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm 2B trong bảng các chất có thể gây ung thư
Duy trì lối sống lành mạnh để phòng ung thư đại trực tràng
Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng, chúng ta nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Theo các bác sĩ, người trẻ tuổi có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng bằng việc điều chỉnh lối sống.
Giữ trọng lượng chuẩn bằng cách tăng cường vận động; tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại rau và trái cây, ngũ cốc, tránh thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, thịt chế biến sẵn.
Bạn nên tránh xa và hạn chế tối đa các chất kích thích gây hại như rượu bia, thuốc lá...
Tìm hiểu về bệnh sử của gia đình, chẳng hạn như trong gia đình có người từng bị chẩn đoán ung thư đại tràng, trực tràng, ung thư vú, buồng trứng; hoặc tiền sử gia đình có hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình (FAP) hoặc hội chứng Lynch.
Bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nếu có, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về độ tuổi bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào khác thường như thấy máu trong phân, hoặc sự thay đổi về hình dạng, màu sắc bất thường của phân, thay đổi thói quen đại tiện... bạn cần đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu ung thư đại trực tràng.
Không thể ngờ những dấu hiệu ngứa 'vặt vãnh' này lại cảnh báo có thể bạn mắc ung thư Các loại bệnh ung thư gây ngứa da gồm: Ung thư liên quan đến máu (Ví dụ như bệnh bạch cầu và ung thư hạch), ung thư tụy, ung thư ống mật, ung thư túi mật, ung thư gan và ung thư da. Hệ thống Y tế Johns Hopkins tại Mỹ đã công bố một nghiên cứu cuối năm 2018 từ khảo sát...