Cẩn trọng phòng bệnh khi thời tiết thất thường
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19, người dân TP Hồ Chí Minh cũng không lơ là phòng, chống các loại dịch bệnh khi thời tiết thất thường, nhất là thời điểm nắng nóng ban ngày, thường xuất hiện những cơn mưa vào buổi chiều tối, khiến người già, trẻ nhỏ dễ mắc bệnh…
Đưa trẻ đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố. (Ảnh do bệnh viện cung cấp)
Từ đầu hè đến nay, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố có nhiều trường hợp trẻ nhập viện liên quan đến thời tiết. Chị Lê Thị Hòa (quận Bình Tân), chờ khám cho con gái bảy tuổi, cho biết, bé bị ho, sốt, môi tróc vảy từng mảng, lưng có nhiều mụn đỏ, khiến bé ngứa, khó chịu. “Lúc giờ sợ dịch Covid-19, tôi chỉ cho con ở nhà, nay mới đi học lại vài hôm thì con ho, sốt cho nên tôi rất lo lắng. Khi thăm khám, bác sĩ cho hay bé chỉ bị viêm hô hấp dưới, lưng bị sảy cần uống thuốc và tái khám theo hướng dẫn”, chị Hòa cho biết thêm.
Tại BV Nhi đồng 1, các bác sĩ, điều dưỡng luôn bận rộn thăm khám, chăm sóc các bệnh nhi. Những ngày này, phụ huynh liên tục đưa con đến khám bệnh, chủ yếu là các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và da.
Còn tại BV Thống Nhất, người lớn tuổi chờ khám khá đông. Mệt mỏi chờ tới lượt, bà Cao Thị Thu (65 tuổi) có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, rối loạn tiền đình than thở: “Thời tiết thất thường, tôi tuổi cao, rất khó chịu trong người. Mấy ngày qua tôi bị cảm cúm, ho, mệt mỏi, khó thở, ăn uống không cảm thấy ngon”…
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi đồng 1 cho biết, thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng hầm hập, lúc mưa ào ào dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm ở trẻ. Nắng nóng kèm độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển khiến thức ăn dễ ôi thiu, trẻ rất dễ bị ngộ độc, tiêu chảy cấp khi ăn phải những loại thức ăn này. Hơn nữa, những ngày nắng nóng làm hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động yếu đi, ít hấp thu cũng như ít bài tiết khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, mệt mỏi… Chưa kể, hệ hô hấp của trẻ trở nên yếu do niêm mạc mất nước; họng, mũi khô vì ngồi nhiều dưới quạt hoặc máy lạnh.
“Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ, người lớn cần mang sẵn áo mưa khi ra đường để kịp che mưa cho trẻ lúc gặp mưa bất chợt. Khi về nhà phải lau khô người và mặc ấm ngay. Còn lúc trời nắng nóng thì cần sử dụng máy quạt, máy lạnh đúng cách, không để gió thổi trực tiếp vào mặt trẻ mà cần để ở khoảng cách vừa phải. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất, nhất là trái cây để tăng sức đề kháng; uống nhiều nước để niêm mạc đường thở có đủ độ ẩm cần thiết, chống sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài”, bác sĩ Khanh lưu ý.
Theo các chuyên gia y tế, các bệnh hô hấp thường gặp nhất trong thời điểm này là cảm lạnh, cúm, viêm mũi, viêm họng, viêm phổi và những bệnh mạn tính như hen phế quản, giãn phế quản cũng dễ tái phát, có nguy cơ đe dọa sức khỏe của nhiều người, nhất là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… Ngoài ra, người lớn và trẻ em đều dễ mắc các bệnh về da vào mùa này. Trẻ em thường mắc bệnh rôm, sẩy (trẻ nhỏ), viêm da dị ứng gây ngứa, chàm (eczema)… Còn đối với người lớn, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc dưới môi trường nắng nóng với chỉ số tia UV cao, có thể gây một số bệnh về da như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể…
Trưởng Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng Thành phố, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trần Nam cho biết, vào mùa hè, thành phố thường có những cơn mưa đầu mùa, độ ẩm tăng nhanh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến phổi. Côn trùng mùa này sinh sôi, là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản. Cần giữ nhà cửa thông thoáng, rửa tay thường xuyên. Đặc biệt, dịch Covid-19 vẫn còn nhiều nguy cơ, nên chúng ta không được chủ quan, phải chú ý “phòng bệnh hơn chữa bệnh”…
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, để phòng, chống các bệnh trong thời điểm giao mùa, người dân nên đưa trẻ tiêm vắc-xin. Vệ sinh cá nhân thường xuyên, nhất là rửa tay; vệ sinh môi trường sống chung quanh, xử lý các vật dụng, nơi có thể đọng nước, không để muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết có điều kiện phát triển.
Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột, nhất là ở người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính. Nên để nhiệt độ máy lạnh khoảng từ 25 – 27 oC và không nên cho luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người. Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm như: Ăn chín, uống chín, lựa chọn thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc. Không nên lạm dụng nước lạnh, nước đá. Cần uống đủ lượng nước hằng ngày…
Những 'cấm kỵ' khi tắm gội ngày nắng nóng, cần biết để khỏi đột tử
Tắm gội sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, việc tắm gội sai cách sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Tắm vào ban đêm
Mùa hè nhiều người chọn tắm vào ban đêm cho mát. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Tắm đêm dễ làm bạn bị dính cảm nhiều nhất. Ngoài ra việc tắm đêm dù bạn có sử dụng nước nóng tắm nhưng cũng sẽ vẫn gây ra nhiều tác hại. Nó khiến các tĩnh mạnh giãn ra, huyết áp giảm. Đặc biệt, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, khả năng tử vong là rất cao.
Tắm nước lạnh
Theo Lương y Vũ Quốc Trung của hội Đông y Việt Nam: Nhiều người cho rằng, mùa hè nên tắm nước lạnh, nước càng lạnh càng tốt vì chỉ có nước lạnh mới giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh và đem lại sự sảng khoái.
Tuy nhiên, việc tắm nước lạnh vào ngày hè là rất nguy hiểm và phản khoa học. Bởi tắm nước lạnh mang lại cảm giác làm mát cơ thể nhưng lại khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột. Từ đó làm các lỗ chân lông bị co lại, các vi mạch dưới da cũng bị co lại ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
Không những vậy cơ thể bị lạnh đột ngột còn nảy sinh hàng loạt những phản ứng như tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, tinh thần căng thẳng... Như vậy không những không thể loại bỏ mệt mỏi mà ngược lại còn dễ bị cảm cúm.
Vì đặc điểm sinh lý khác biệt với nam giới nên chị phụ nữ khi tới kỳ kinh, đang cho con bú và đang mang thai nếu tắm nước lạnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản như rối loạn nội tiết tố,vô sinh, đau bụng. Không những vậy khi nhiều vi khuẩn thâm nhập vào âm đạo cũng có thể gây viêm âm đạo và các bệnh phụ khoa khác.
Những phụ nữ thể chất yếu càng không nên tắm nước lạnh bởi sẽ dễ mắc cảm mạo, sốt. Tuy nhiên có thể dùng nước lạnh rửa mặt để thúc đẩy tuần hoàn máu, phòng tránh cảm cúm và viêm mũi.
Ảnh minh họa: Internet
Không tắm khi vừa đi ngoài nắng về
Có nhiều người khi đi ngoài nắng hoặc khi vừa chơi thể thao xong thường chỉ ngồi vài phút sau đó chạy vào phòng tắm với hi vọng nước sẽ làm hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên việc tắm khi mồ hồi còn chưa ráo là điều nguy hiểm. Các lỗ chân lông lúc đó vẫn còn đang mở rộng, hơi nước sẽ ngấm qua những lỗ chân lông này vào cơ thể. Hậu quả là chúng ta sẽ rất dễ bị cảm ho, sốt, viêm phổi...
Tuyệt đối tránh việc tắm ngay khi vừa đi từ ngoài nắng về hoặc vừa mới tập thể thao xong, hãy lau khô mô hôi bằng khăn bông, ngồi khoảng 20 phút để cơ thể kịp thích nghi với môi trường bình thường trong phòng rồi hãy tính đến việc bước vào phòng tắm.
Nằm điều hòa ngay sau khi tắm
Việc nhiệt độ hạ thấp đột ngột ngay sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể làm cho máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt với những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu, việc nằm điều hòa ngay sau khi tắm rất dễ gây tai biến, ảnh hưởng xấu tới tính mạng do dễ bị cảm lạnh.
Thực tế đã chứng minh có rất nhiều trường hợp tắm xong vào bật điểu hòa và giảm nhiệt độ đột ngột sau một lúc cơ thể lạnh cóng, cứng người, khó thở dẫn đến suy hô hấp và khi đưa đến bệnh viện thì đã quá trễ.
Ảnh minh họa: Internet
Tắm khi quá no hoặc quá đói
Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.
Tắm sau khi uống rượu bia
Rượu bia chứa nhiều chất kích thích vì thế dễ làm ức chế hoạt động của gan, tiêu hao một lượng lớn chất glucose trong cơ thể. Tắm ngay sau khi uống rượu bia sẽ khiến đường huyết không được bổ sung kịp thời, làm cho huyết quản bị co vào, dẫn đến cảm lạnh. Nguy hiểm hơn điều này còn có thể gây vỡ mạch máu, ảnh hưởng xấu đến tính mạng. Rất nhiều trường hợp tắm sau khi uống rượu bia dẫn tới huyết áp tăng cao dẫn tới bị đột quỵ.
Tắm ngay sau khi ăn
Khi vừa ăn xong, cơ thể tập trung vào việc tiêu hóa thức ăn, lượng máu được huy động đến dạ dày.
Tắm vào thời điểm này sẽ làm hoạt động lưu thông máu bị cản trợ, ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa. Hơn nữa còn gây ra thiếu oxy, thiếu máu cục bộ trong não.
Để tóc ướt đi ngủ gây ra bệnh đau đầu mãn tính
Một số người thường tắm gội vào ban đêm và đi ngủ với mái tóc chưa khô. Điều đó làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch máu bị ảnh hưởng, gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính. Chưa kể đến việc bạn đi ngủ với cái đầu ướt rất dễ dẫn đến tình trạng bị nấm đầu, ngứa đầu.
Ảnh minh họa: Internet
Tắm khi cơ thể mệt mỏi
Nhiều người cho rằng tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh. Khi bạn tắm vào lúc này đặc biệt tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và bạn dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong.
Ngoài ra bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn. Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Không tắm nhiều lần trong ngày
Mồ hôi ra nhiều trong những ngày nóng nực khiến cơ thể nhớp nháp, cộng thêm nhiệt độ môi trường tăng cao khiến lúc nào chúng ta cũng có cảm giác "phừng phừng". Có lẽ vì vậy nhiều người thường chọn cách tắm nhiều lần trong ngày sáng ngủ dậy là tắm, trưa tắm, chiều nấu cơm xong cũng tắm và có khi trước khi đi ngủ lại cố tắm thêm lần nữa.
Tuy nhiên, việc tắm quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt. Bởi việc tắm nhiều sẽ làm khô da, làm da mất đi các vi khuẩn có ích, thậm chí là còn gây hại cho da bởi sự tác động của các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, sữa tắm.
Không tắm khi vừa đi ngoài nắng về
Có nhiều người khi đi ngoài nắng hoặc khi vừa chơi thể thao xong thường chỉ ngồi vài phút sau đó chạy vào phòng tắm với hi vọng nước sẽ làm hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên việc tắm khi mồ hồi còn chưa ráo là điều nguy hiểm. Các lỗ chân lông lúc đó vẫn còn đang mở rộng, hơi nước sẽ ngấm qua những lỗ chân lông này vào cơ thể. Hậu quả là chúng ta sẽ rất dễ bị cảm ho, sốt, viêm phổi...
Tuyệt đối tránh việc tắm ngay khi vừa đi từ ngoài nắng về hoặc vừa mới tập thể thao xong, hãy lau khô mô hôi bằng khăn bông, ngồi khoảng 20 phút để cơ thể kịp thích nghi với môi trường bình thường trong phòng rồi hãy tính đến việc bước vào phòng tắm.
Hướng dẫn đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19 cho người lao động Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa có Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG về việc ban hành "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động". Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động áp...