Cẩn trọng khi ăn đặc sản trứng kiến
Các món ăn đặc sản làm từ trứng kiến gai đen đang được săn đón bởi những công dụng thần kỳ. Nhưng thực tế, không ít người bị ngộ độc sau khi ăn những đặc sản này.
Trong các hội, nhóm trên những diễn đàn, mạng xã hội, trứng kiến gai đen và bánh có nhân làm từ trứng kiến đang bắt đầu được đặt hàng, rao bán bởi loại đặc sản này đang chuẩn bị vào mùa (kèo dài từ đầu tháng 3 âm lịch đến tuần dầu tháng 5 âm lịch).
Loại trứng kiến gai đen này đang được nhiều người săn đón bởi những quảng cáo thần kỳ như tốt cho trẻ em, giảm căng thẳng, cải thiện khả năng sinh lý, đen tóc, đẹp da…
Món bánh có nhân trứng kiến đen đặc sản đang được nhiều người săn đón. Ảnh: Cao Bằng
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho hay trứng kiến hay trứng ong, nhộng tằm vè bản chất là có giá trị dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên tính dược lý của trứng kiến đến đâu thì chưa có bất kỳ công trình khoa học nào nghiên cứu.
“Phần lớn các tác dụng của trứng kiến được viết trên mạng đều là do truyền tai nhau, chứ chưa được kiểm chứng”- PGS.TS Thịnh bày tỏ quan điểm, ông cũng nói thêm, đó là lý do mà các chuyên gia sẽ không thể khuyên người tiêu dùng sử dụng trứng kiến để chữ bệnh hoặc bổi bổ sức khỏe, vì thiếu cơ sở khoa học.
Video đang HOT
Cũng theo vị chuyên gia này, kiến là một loại động vật hoang dã khi làm tổ thường tiết ra các độc tố để bảo vệ con non. Do đó, axit có trong kiến thì cũng có thể có trong trứng của chúng, điều này không loại trừ khả năng người tiêu dùng ăn phải độc tố này.
Trước đó, bác sĩ Trần Văn Năm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM, cũng trả lời báo chí, khi đưa ra rủi ro về món đặc sản này. Theo ông, để thu trứng kiến rừng, người bắt có thể dùng thuốc xịt kiến, thuốc này ảnh hưởng trực tiếp đến trứng, và khi ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.
Trên thực tế, đã có nhiều ca bị dị ứng, ngộ độc sau khi ăn trứng kiến. Đơn cử vào cuối tháng 3 vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận một trường hợp bị sốc phản vệ sau khi ăn bánh nếp có nhân trứng kiến gai đen với các triệu chứng như ngứa, nổi mề đay toàn thân và sốc nặng, mất ý thức, thở rít…
Vụ giòi bò trong khúc cá kho mua tại cửa hàng thực phẩm sạch: Tiêu thụ thực phẩm chứa giòi nguy hiểm như thế nào?
Theo chuyên gia, nếu tiêu thụ thực phẩm chứa giòi, con người sẽ có nguy cơ đối mặt với ngộ độc thực phẩm.
Vào ngày 2/4, mạng xã hội xôn xao trước một đoạn clip ghi lại cảnh giòi bò lúc nhúc trong khúc cá kho do một người đàn ông tên T. chia sẻ.
Anh T. cho hay: " Do con ăn tối nhà ngoại, một mình tôi ăn, được một vài miếng tự nhiên thấy mấy đầu que nhô lên khỏi mình cá (khúc đuôi), tôi nhìn kỹ thấy bất thường và tách miếng cá ra... thì thật kinh khủng: Giòi lúc nhúc. Tôi phải lao vào nhà vệ sinh móc họng. Sốc thực sự nhưng tôi quyết định quay clip lại để phản ánh lại với cơ sở mong có lời giải thích".
Giòi bò lúc nhúc trong khúc cá kho của anh T.
Được biết, khúc cá nàythuộc đơn hàng gồm 8 món được anh đặt mua tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood trên phố Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Sau khi phản ánh, anh T. nhận được câu trả lời là "do phía nhà cung cấp", cửa hàng sẽ hoàn tiền.
Dù vậy, nhiều người tiêu dùng vẫn lo lắng, không biết sau khi tiêu thụ thực phẩm chứa giòi thì cơ thể có phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe hay không?
Tiêu thụ thực phẩm chứa giòi, chuyên gia thực phẩm đánh giá ra sao?
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa) phân tích rằng giòi là dạng ấu trùng trong giai đoạn trưởng thành của loài ruồi, chúng không có hại.
Tuy nhiên, nếu thực phẩm xuất hiện giòi thì lại khác. Điều đó chứng tỏ đồ ăn đã hỏng nghiêm trọng. Thời gian để giòi sinh ra từ trứng của con ruồi là một quá trình dài. Hơn nữa, loài ruồi lại thường xuyên sinh sống ở môi trường bẩn, mỗi khi chúng đậu ở đâu sẽ kéo theo nhiều vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Nguy hiểm hơn khi ruồi đậu vào thực phẩm chín, con người ăn phải sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao, thậm chí còn phải đối mặt với ngộ độc, nôn mửa, người tím tái...
Thời gian để giòi sinh ra từ trứng của con ruồi là một quá trình dài.
Vị PGS khẳng định, thực phẩm một khi đã hỏng thì dù cho có nấu chín đi nữa thì độc tố vẫn còn và gây nguy hiểm cho cơ thể.
"Dù giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng thức ăn chứa giòi thường bị ăn hết chất bổ, khi con người ăn sẽ không còn nhiều giá trị dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn, giòi có thể là nguồn dẫn đến thương hàn, kiết lỵ, giun sán, tiêu chảy, bệnh tả... ", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Tiêu thụ thực phẩm chứa giòi ảnh hưởng sức khỏe, vậy làm sao để phòng tránh?
Đồ ăn chứa giòi đem lại nhiều hệ luỵ khó lường, vì vậy PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo:
- Người dân cần chủ động che đậy thực phẩm hoặc cất đồ ăn trong tủ kính để tránh cho các loại côn trùng còn sống đậu vào đẻ trứng. Đặc biệt, quá trình nấu nướng cũng phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Với những thức ăn đã hỏng, sinh giòi thì phải bỏ đi ngay.
- Khi đồ ăn có dấu hiệu ôi thiu, lên men thì tuyệt đối không dùng. Những ngày thời tiết nóng bức là khoảng thời gian đồ ăn dễ bị thiu nhất, nếu tiêu thụ loại thực phẩm này thì người ăn có thể nôn ói, đi ngoai, chảy, đau đầu, đau bụng... Thậm chí, trong tình trạng nặng có thể gây đe dọa tính mạng, lâu dài có thể gây bệnh ung thư.
- PGS Thịnh cho biết, mọi người có thể nhận diện thực phẩm hỏng bằng cách nhìn màu sắc. Thông thường khi bị hỏng, thực phẩm sẽ đổi sang màu sắc đậm hơn, do sự phát triển của vi sinh vật mang tên Serratia Marcescens. Những loại thực phẩm đã lưu trữ khoảng 2 tuần mà có sự thay đổi màu sắc một cách bất thường thì các gia đình nên loại bỏ ngay. Đặc biệt, khi thực phẩm chuyển màu đen, đốm trắng thì đó là dấu hiệu của nấm mốc, cũng không nên tiêu thụ.
- Những loại rau củ nếu mềm nhũn thì chắc chắn là đã bị vi khuẩn xâm nhập, tốt nhất không nên ăn.
Thực hư quan niệm "Thương cho ăn tiết, giết cho ăn gan" Dân gian xưa có quan niệm "ăn gì bổ nấy" nên nhiều người gặp phải vấn đề về gan thường ăn nhiều gan động vật. Tuy nhiên nếu ăn gan thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. "Thương cho ăn tiết, giết cho ăn gan" Câu nói "thương cho ăn tiết, giết cho ăn gan" ý chỉ...