Cẩn trọng các review ‘bóc phốt’ trường đại học
Đang vào cao điểm chọn trường, tuy nhiên nhiều học sinh bối rối vì TikTok xuất hiện hàng loạt bài đăng review trường đại học theo hướng tiêu cực hoặc ‘bóc trần góc khuất’ của trường. Xung quanh vấn đề này có nhiều việc rất đáng bàn.
Trước mạng lưới thông tin đa dạng, rộng khắp về các trường đại học, thí sinh cần tỉnh táo để có quyết định đúng đắn nhất cho tương lai của mình. Ảnh: Quang Vinh.
Sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Tiktok những năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến cách thức tiếp cận thông tin của giới trẻ. Thay vì tìm kiếm thông tin tại các kênh chính thống và truyền thống trước đây, như các phương tiện thông tin đại chúng, qua website, fanpage chính thức, số hotline của các trường đại học (ĐH)… một số bạn trẻ lại có xu hướng “hỏi Tiktok” và “nghe Tiktoker” trước khi đưa ra quyết định chọn trường, chọn ngành học.
Tràn lan video “bóc phốt” trường đại học
Trần Thu Dung (học sinh lớp 12, Trường THPT Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, em quyết tâm không sử dụng điện thoại di động trước khi vào ĐH để tập trung cho việc ôn thi. Tuy nhiên, nhóm bạn thân của em thì hầu như ngày nào cũng dành thời gian để vào mạng, cập nhật các thông tin mới qua kênh Tiktok.
“Thi thoảng cháu có mượn điện thoại của mẹ vào Facebook, Zalo để trao đổi thông tin thì các bạn nói là lỗi thời rồi và gửi cháu các video ngắn của Tiktok. Vì tò mò cháu cũng mở ra xem thì thấy toàn là những lời khuyên rất kỳ lạ kiểu “3 ngành ĐH vô dụng”, “bằng ĐH vô dụng bậc nhất trong ngành kinh tế”… Dù cháu không dự định học khối ngành kinh tế nhưng xem xong cũng thấy hoang mang. Cháu đã thử tìm kiếm tư vấn về ngành ngôn ngữ Nhật dự định đăng ký xét tuyển ĐH nhưng không thấy, không biết là nên mừng hay lo” – Dung băn khoăn.
Dường như “đọc” được ý nghĩ của người dùng, nhiều thí sinh khi truy cập vào Tiktok sẽ thấy hiển thị ở hàng đầu là những video với lượt xem “khủng” tư vấn về ngành học ĐH, cao đẳng. Còn nếu chủ động gõ vào ô tìm kiếm thì hàng loạt những ngành nghề được các chuyên gia Tiktok tự phong với tiêu đề gây sốc khiến thí sinh khó lòng không kích vào xem. Tuy nhiên, những đánh giá mang tính chủ quan của Tiktoker, không dựa trên bất kỳ số liệu, thống kê nào đã có lại khiến những thí sinh vốn đang rất bối rối với bài toán chọn trường, chọn ngành càng hoang mang hơn bởi đa số nội dung đều hướng tới thông điệp… học ĐH vô dụng.
Đặc biệt, những ngày gần đây, hàng loạt các video có nội dung liên quan đến “review trường ĐH”, “phốt trường ĐH” hoặc “mặt tối các trường ĐH” xuất hiện tràn lan trên Tiktok và thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, thích và bình luận. Danh sách các trường được các Tiktoker này điểm mặt, gọi tên rất nhiều, trong đó phần lớn là các trường ĐH quen thuộc với học sinh, sinh viên như ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…
ThS Mai Tuyết Nhung (giảng viên Trường ĐH Thương Mại) cho biết, cô đã xem hết video dài gần 2 phút nói về trường mình trong loạt video “mặt tối của các trường ĐH” và thấy đây đều là đánh giá chủ quan của một cá nhân. “Khi nói chất lượng không tương xứng với điểm chuẩn và độ hot, nhưng lại không dẫn ra được các số liệu thực tế không tương xứng là thế nào? Chương trình đào tạo của các trường ngày nay đang hướng đến chuẩn quốc tế, thường được kiểm định chặt chẽ bởi các trung tâm độc lập trong nước và quốc tế. Chất lượng đầu ra của sinh viên với số liệu về việc làm, đánh giá của nhà tuyển dụng với sinh viên tốt nghiệp mới là thước đo chính xác nhất chứ không thể nói trường thổi phồng, tự khoe thành tích” – cô Nhung nhấn mạnh.
Thí sinh tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2023. Ảnh: ĐH Đại Nam.
Video đang HOT
Cẩn trọng với các lời khuyên thiếu kiểm chứng
Mặc dù thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng mạng xã hội song ngay trong chính phần bình luận dưới các video, nhiều ý kiến của người dùng cũng đã chỉ ra những “sạn” trong những video này. Đơn cử, với video bóc phốt về ĐH Bách Khoa nhận được hàng nghìn bình luận, trong đó có nhiều người đã và đang theo học trường này phản đối Tiktoker với số liệu cụ thể. Một tài khoản khẳng định: “Tôi là sinh viên K54 Tự động hóa, lớp tôi 100% ra trường có việc làm luôn, không có trường hợp nào là không biết xin việc ở đâu như video nói. Có người nhảy việc tới 6, 7 chỗ rồi nhưng chưa bao giờ rơi vào cảnh thất nghiệp nên các em học sinh đừng tin vào clip vớ vẩn này”.
Thực tế, trong đề án tuyển sinh của các trường hàng năm đều phải công khai số liệu việc làm sinh viên sau khi ra trường làm căn cứ tuyển sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định rõ 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ĐH và có thanh kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình đào tạo, không phải tự vẽ sao cũng được.
Nhìn nhận Tiktok là kênh mà giới trẻ rất thích, nhiều trường ĐH cũng đã nhanh chóng tiếp cận kênh thông tin này. PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng phòng Đào tạo – Trường ĐH Thủy Lợi cho biết, từ mùa tuyển sinh 2021, nhà trường cũng tăng cường quảng bá về trường, các ngành nghề trên nền tảng này và nhiều em rất thích thú và theo dõi.
Tuy nhiên, đối với những video đang gây hoang mang cho các thí sinh trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề, PGS.TS Phạm Thị Liên – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam cho rằng, không thể phủ nhận các nền tảng mạng xã hội giúp các sĩ tử, phụ huynh dễ dàng tiếp cận và chủ động hơn trong việc tìm hiểu ngành học, trường học. Tuy nhiên, trước mạng lưới thông tin đa chiều, thí sinh cần tỉnh táo, bình tĩnh chọn lọc kênh thông tin, nội dung; cẩn thận với những chia sẻ khen – chê ngành nghề phiến diện, sai lệch, thiếu căn cứ từ các “chuyên gia dỏm”.
“Sở dĩ những video này đạt được lượng tương tác cao bởi chủ tài khoản Tiktok nắm bắt được thời điểm và tâm lý tìm hiểu về ngành nghề của học sinh. Nội dung của những video này mang tính câu view cao, thị trường, phiến diện, không đưa ra được dẫn chứng, số liệu cụ thể về tình trạng có việc làm của sinh viên các ngành học này sau khi ra trường. Dù vậy vẫn gây tâm lý hoang mang cho thí sinh, phụ huynh…” – bà Liên nói.
ThS Trần Nam – Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) cho rằng, thí sinh hiện nay tiếp cận rất nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau, trong đó có những nguồn sai lệch mà nhà trường không dễ gì đính chính ngay khiến một bộ phận người xem hoang mang, thậm chí tin theo. Vì vậy, đến với các buổi tư vấn hướng nghiệp trực tiếp, tôi rất mong chờ giải đáp những câu hỏi của học sinh về “hạn chế của ngành học” hoặc “ngành học này đào tạo chuyên sâu về cái gì”, “cơ hội nghề nghiệp ra sao” để các em có những thông tin đúng đắn trước khi chọn trường, chọn ngành.
Riêng với các video hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh của TikToker thường là những nhận định cá nhân, không kèm theo dẫn chứng, số liệu, căn cứ xác đáng để minh chứng cho nội dung mình đưa ra. Nhưng không ít người xem lại hoang mang khi tiếp nhận những thông tin khiếm khuyết, thiếu kiểm chứng này. Đặc biệt nếu TikToker có ác ý đối với một số ngành/trường học nào đó thì rất nguy hại, khiến người xem ngộ nhận về trường đó, ngành học đó.
Cần chế tài xử lý nghiêm
TS Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam khẳng định: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành nào không tuyển được trong 2-3 năm hoặc không đạt chỉ tiêu việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp sẽ bị loại. Nếu những ngành đó vẫn tồn tại và trường vẫn đi tuyển sinh thì không thể gọi là ngành học vô dụng. Tương tự, những video “bóc phốt” về trường chỉ là góc nhìn từ một cá nhân, không thể đại diện cho tất cả. Thí sinh cần bình tĩnh, tham khảo chắt lọc dựa trên mức độ uy tín của người đưa ra nhận định, chuyên môn thế nào, có số liệu hay minh chứng gì không. Còn để lựa chọn ngành nghề, học sinh cần tìm được sở trường, sở đoản, đam mê, xem dự báo xu hướng việc làm tương lai từ các nguồn đáng tin cậy.
Ông Khuyến cũng cho rằng, cần có các chế tài mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng để chấn chỉnh lại tình trạng “rác thông tin” đang tràn ngập các nền tảng mạng xã hội, trong đó có Tiktok gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dùng. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục với hàng triệu thí sinh đang đứng trước ngưỡng cửa tốt nghiệp THPT, đang bối rối chọn ngành, chọn trường, khi gặp những video bát nháo sẽ lợi bất cập hại.
PGS.TS Phạm Thị Liên – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam:
Kết nối với nhà trường thay vì tin Tiktoker
Ngoài các kênh như báo đài, website, fanpage của nhà trường, thí sinh còn có thể kết nối với các anh, chị khóa trên để hỏi về trường, về ngành học. Từ đó, sĩ tử sẽ có cái nhìn khách quan và đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân. “Các em có thể tham gia các buổi tư vấn, hướng nghiệp do các trường ĐH tổ chức để có thông tin chuẩn mực, rõ ràng. Hoặc thí sinh có thể trực tiếp đến phòng Tuyển sinh của các trường để được tư vấn trực tiếp hoặc gọi điện đến số hotline, nhắn tin cho fanpage của trường để được cung cấp thông tin và tư vấn về các ngành nghề mà mình đang quan tâm.
Phạm Thoại tiếc vì bỏ học ĐH, cho biết từng bị khinh vì không có bằng
Phạm Thoại có lẽ là cái tên quen thuộc, dù không có bằng đại học, thế nhưng anh chàng vẫn có thể kiếm được cả trăm triệu một tháng.
Dù vậy, đối với Phạm Thoại, việc bỏ học không phải là điều đáng tự hào. Thậm chí, đến tận thời điểm này, anh chàng vẫn cảm thấy hối hận vì đã không học hết năm 4.
Phạm Thoại liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học đại học. (Ảnh: N.P)
Trong một chia sẻ mới đây, Phạm Thoại liên tục khuyên các bạn trẻ đừng bỏ học để đi kiếm tiền. Bởi điều đó có thể cản trở con đường thăng tiến trong sự nghiệp sau này.
Anh chàng bộc bạch: " Có nhiều bạn nói với mình là 'bằng đại học có cũng như không, có bằng lương còn thấp hơn không bằng.' Cũng đúng, nhưng mà đấy là các bạn chỉ suy nghĩ cho hiện tại thôi, chứ các bạn không nghĩ tương lai chúng ta sẽ ra sao. Biết đâu bất ngờ ngày mai tỉnh dậy, từ một đứa nhân viên thành quản lý cửa hàng, hay một chức vụ cao hơn, thì liệu rằng có ai cần những người không có bằng cấp hay không?
Các bạn làm chức vụ càng cao thì kiến thức càng phải chắc chắn và chuyên ngành hơn. Có những người không học nhưng vẫn làm triệu phú, tỉ phú. Đúng, nhưng giữa 7 tỉ người được bao nhiêu người được như vậy?"
Chia sẻ của Phạm Thoại nhận được sự đồng tình lớn. (Clip: N.P)
Dù đang trên đà phát triển sự nghiệp, thế nhưng Phạm Thoại vẫn muốn có được tấm bằng đại học. (Ảnh: N.P)
Bên cạnh đó, anh chàng cũng cho biết bản thân gặp rất nhiều khó khăn chỉ vì không có tấm bằng đại học. Thậm chí có những lúc, Phạm Thoại còn cảm thấy buồn lòng khi gặp đối tác, khách hàng. Anh chàng kể: " Bản thân mình cũng từng sai lầm vì đã không cố gắng học hết 4 năm đại học. Tới thời điểm hiện tại, công việc của mình lại cần tấm bằng đó. Giữa hàng nghìn người mình tiếp xúc, ai cũng có bằng cấp, ai cũng có trình độ. Còn mình bây giờ mới bắt đầu tìm lại những kiến thức mà mình đã 'rơi'.
Công việc hiện tại của mình là livestream kiếm được nhiều tiền, nhưng bị người ta gọi là thằng ất ơ. Thậm chí nhiều khi mình gặp đối tác còn chẳng hiểu người ta nói gì, và những người có kiến thức người ta cũng không muốn tiếp xúc với người không có trình độ. Đơn giản người giỏi muốn giỏi hơn chứ chẳng ai muốn dốt đi. Các bạn đừng tìm công việc 5-10 triệu, có bằng đại học có khi còn kiếm gấp 5,10 lần."
Không có bằng đại học đã khiến Phạm Thoại gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: N.P)
Đó cũng chính là lý do anh chàng liên tục khuyên mọi người đừng bỏ học. (Ảnh: N.P)
Được biết, gia cảnh Phạm Thoại từng rất khó khăn, thậm chí còn nghèo nhất làng. Vì vậy việc học đại học đối với anh chàng là một điều rất đỗi xa vời. Bản thân anh từng phải làm đủ nghề như phát tờ rơi, bảo vệ, bán bánh mì đêm, nhân viên siêu thị,... để có tiền đóng học phí. Đến năm cuối cùng, anh đã quyết định ngưng việc học để theo đuổi giấc mộng kiếm tiền.
Tuy nhiên điều này khiến Phạm Thoại vô cùng hối hận. Trước đây, anh từng nghĩ chỉ cần kiếm được tiền thì không cần phải học. Nhưng sau một thời gian bươn chải, anh chàng đã có cái nhìn hoàn toàn trái ngược, vì vậy lúc nào cũng cố gắng khuyên mọi người đừng như mình.
Rất nhiều người đồng cảm với Phạm Thoại. (Ảnh: N.P)
Vì hoàn cảnh khó khăn nên Phạm Thoại từng phải làm đủ nghề để có tiền đóng học phí. (Ảnh: N.P)
Tuy nhiên, anh đã quyết định dừng việc học để chạy theo đồng tiền. (Ảnh: N.P)
Giờ đây, Phạm Thoại đã hiểu được tầm quan trọng của tấm bằng đại học. (Ảnh: N.P)
Tất nhiên mỗi người sẽ có một định hướng, lựa chọn khác nhau. Thế nhưng dù chọn con đường nào thì mọi người cũng phải cân nhắc thật kĩ, đồng thời đừng bao giờ ngừng phát triển bản thân.
Đỗ Nhật Nam 22 tuổi đã học Tiến sĩ, được toàn trường top trao học bổng Đỗ Nhật Nam từ lâu đã không còn là cái tên xa lạ với công chúng nhờ loạt thành tích ấn tượng. Ngay từ khi mới 8 tuổi, cậu bạn đã đạt IELTS 8.0. Đồng thời, Nhật Nam cũng là người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ khi đi du học, Nhật Nam ít xuất hiện trước...