Cẩn trọng an ninh tài chính doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố biến động gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng nhanh và sâu rộng sẽ mang lại không chỉ những cơ hội mà cả thách thức cho các doanh nghiệp, trong đó có các thách thức đối với an ninh tài chính doanh nghiệp.
Quá trình hội nhập có tác động trực tiếp đến sự an toàn về tài chính của doanh nghiệp
Song song với quá trình hội nhập luôn là thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp (DN). Về cơ bản, ngoài các yếu tố bên trong (như năng lực quản lý của người lãnh đạo; trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất…), còn có các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến an ninh tài chính DN, gồm: Chính sách, pháp luật của Nhà nước; Sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế; Sự hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới…
Trên thế giới, đã xảy ra nhiều đổ vỡ tài chính của các tập đoàn, công ty lớn và gây ra nhiều hệ lụy cho các bên liên quan. Việt Nam hiện đã tham gia hội nhập kinh tế sâu rộng. Quá trình hội nhập này có tác động đến nhóm nhân tố thị trường trong nước và quốc tế, chính sách, pháp luật nhà nước.., từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn về tài chính DN.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, để bảo đảm an ninh tài chính DN, các chuyên gia phân tích cho rằng, các DN Việt Nam cần chú trọng đến các vấn đề như: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Các khoản nợ quá lớn, có thể khiến DN mất khả năng chi trả; Năng lực lãnh đạo của các DN; Những gian lận trong báo cáo tài chính và không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của DN, vấn đề kiểm toán…
Đồng thời, DN cần tính đến các yếu tố thay đổi khi Việt Nam hội nhập sâu và rộng hơn với khu vực và thế giới; Xây dựng nền tảng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN; Chú trọng đến việc đảm bảo khả năng thanh toán của DN; Tăng cường xây dựng biện pháp phòng ngừa rủi ro và giám sát tài chính của các DN.
Theo Tapchitaichinh.vn
Qúy III/2019: Lợi nhuận ròng toàn thị trường tăng 23% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ ngân hàng và bất động sản
Đã có 832 doanh nghiệp trên 3 sàn HOSE, HNX, Upcom (chiếm 95% vốn hóa toàn thị trường) công bố báo cáo tài chính quý III/2019. Trong đó có 85% số doanh nghiệp báo lãi và 15,1% số công ty đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho cả năm 2019.
Theo thống kê từ hệ thống FiinPro Platform, tổng số 832 doanh nghiệp trên ghi nhận tổng lợi nhuận ròng đạt 73,6 nghìn tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ. Trong đó riêng ngành ngân hàng thu về 22,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 31% tổng lợi nhuận toàn thị trường, nếu loại bỏ nhóm ngân hàng thì tăng trưởng toàn thị trường đạt 14,9% so với quý III/2018.
quý III/2019, ROE và ROA trung bình của các doanh nghiệp này lần lượt là 14% và 2,7%; giảm so với mức ROE 14,9% và ROA 4,26% của quý III/2018.
Viễn thông, bảo hiểm và ngân hàng là những ngành có tăng trưởng lợi nhuận ròng lớn nhất so với cùng kỳ, lần lượt là 355,4%, 49,3% và 45%. Ở chiều ngược lại, truyền thông, hóa chất và dầu khí là những ngành ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong kỳ, lần lượt là 97,3%, 35% và 28,5%.
Cụ thể, ngành ngân hàng vẫn luôn đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Trong quý III năm nay, toàn ngành ngân hàng thu về 22,8 nghìn tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của Vietcombank (VCB). Riêng trong quý III/2019 VCB thu về hơn 5 nghìn tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ, kế đến là Techcombank (TCB) và Vietinbank (CTG) đóng góp lần lượt 2,6 nghìn tỷ đồng và 2,5 nghìn tỷ đồng, đưa tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng từ mức thấp nhất là 11,8% trong quý IV/2018 lên gần 45% trong quý này. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 4,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, ngành bất động sản thu về 11 nghìn tỷ đồng lợi nhuận ròng trong Q3/2019 tăng 19,7% từ mức hơn 9 nghìn tỷ đồng của quý III năm trước và đóng góp 15% lợi nhuận toàn thị trường. Trong đó riêng Vinhomes (VHM) đóng góp 5,5 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 50% lợi nhuận toàn ngành, kế đến là Vincom Retail (VRE) và Vingroup (VIC) đóng góp lần lượt 717 tỷ đồng và 498 tỷ đồng. Nếu loại bỏ VHM, toàn ngành bát động sản chỉ tăng trưởng 3% so với cùng kỳ.
Ngành viễn thông tăng trưởng gấp 3,5 lần so với năm trước, lợi nhuận chủ yếu do đóng góp của Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FOX) 340 tỷ đồng, chiếm 81,3% lợi nhuận ròng toàn ngành), ngoài ra Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (VGI) cũng thu về gần 59 tỷ đồng sau mức lỗ ròng của quý III/2018. Tuy nhiên tổng lợi nhuận ròng ngành viễn thông chỉ đóng góp 0,6% lợi nhuận toàn thị trường.
Bảo hiểm là ngành tăng trưởng đứng thứ 2 sau viễn thông với tốc độ là 49,3%, đóng góp hơn 1% tổng lợi nhuận, tương đương mức 774 tỷ đồng, chủ yếu là nhờ đóng góp của Tập đoàn Bảo Việt (BVH) 360 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với cùng kỳ và PVI (156,1 tỷ đồng, giảm 28,7% so với cùng kỳ).
Ở chiều ngược lại, ngành truyền thông có sự giảm tốc lợi nhuận mạnh mẽ nhất, tổng lợi nhuận ròng của ngành giảm từ hơn 300 tỷ đồng tại quý III/2018 chỉ còn 8 tỷ đồng trong quý III năm nay, giảm 97,3%. Nguyên nhân sự sụt giảm này là do lỗ ròng từ Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (YEG) lỗ 120 tỷ đồng. Đây là quý lỗ ròng thứ 2 liên tiếp từ sau sự cố của Yeah1! khiến Youtube thông báo chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHA) với YEG từ cuối tháng 3/2019.
Ngành hóa chất ghi nhận lợi nhuận đạt 1,7 nghìn tỷ đồng là nhờ đóng góp chủ yếu từ lợi nhuận của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam GVR (980,4 tỷ đồng) và Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR) (444,8 tỷ đồng). Nếu không tính GVR thì ngành hóa chất tăng trưởng âm 35% so với cùng kỳ. ROE và ROA trung bình ngành lần lượt đạt 7,8% và 4,4%.
Vũ Anh
Theo baodautu.vn
Phạt nặng doanh nghiệp cổ phần hóa không đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán Trong thời gian qua, để đảm bảo thực thi có hiệu quả quy định về đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cổ phần hóa, Bộ Tài chính đã tiến hành nhiều biện pháp để thúc đẩy các DN này thực hiện, đồng thời xử lý nghiêm các DNNN vi phạm các quy...