Cẩn trọng 9 phản ứng phụ tồi tệ nhất của thuốc
Khi bị bệnh, thuốc là thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, thuốc cũng có những phản ứng phụ vô cùng nguy hiểm.
Dưới đây là phản ứng phụ của một số loại thuốc mà bạn không nên bỏ qua.
1. Mất trí nhớ
Mặc dù ti lê mất trí nhớ là cực kỳ hiếm, song một số loại thuốc theo toa cũng có thể gây mất trí nhớ. Đây là trường hợp đối với một số người dùng Mirapex (cung gôc vơi pramipexole). Mirapex được phát triển vào năm 1997 để kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson và chưng chân không yên (RLS). Loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ, trong đo co mất trí nhớ. Một số bệnh nhân báo cáo mất trí nhớ ngắn hạn, chẳng hạn như không nhớ những gì họ đã làm ngày hôm trước.
Mất trí nhớ cũng có thể xảy ra với bệnh nhân dùng statins, một nhóm thuốc làm giảm cholesterol. Duane Graveline, một cựu phi công đang sư dung Lipitor cho biêt ông không nhận ra người vợ của mình sau khi trở về từ một chuyên đi ngắn. Sau đó, ông bị mất trí nhớ vê toan bô quang thơi gian tốt nghiệp trung học của mình. 2
2. Tuyên vú phat triên ở nam giới
Một loai thuôc chữa rụng tóc trên thị trường có một tác dụng phụ độc đáo, đo la gây ra hiên tương “nữ hóa tuyến vú”, có nghĩa là khả năng phát triển ngực cho con bú ơ nam giơi va chi co cach ngưng thuôc mơi hêt tac dung phu nay.
Propecia va Finasteride la môt ví dụ, để điều trị hoi toc ơ nam giới. Loai thuôc nay đã được chứng minh co kha năng lam tăng testosterone và estrogen đông thơi lam giảm nồng độ của DHT (môt hoc môn sinh duc nam). Sự gia tăng estrogen tạo ra một tác dụng phụ gọi là gynecomastia-chưng nở ngực ở một số người đàn ông, cùng với tăng mỡ trong cơ thể và mất ham muốn tình dục.
Thuôc chữa rụng tóc có thể ây ra hiên tương “nữ hóa tuyến vú” ở nam giới. Ảnh: minh họa
3. Cái chết
Đối với bệnh nhân viêm khớp, đó là một rủi ro mà họ có thể gặp phải khi dùng Celebrex. Celebrex có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ có thể dẫn đến tử vong. Phản ứng nghiêm trọng vơi da hoặc dạ dày và ruột chẳng hạn như chảy máu và loét, có thể xảy ra mà không có cảnh báo và có thể gây tử vong.
4. Giảm kich thước tinh hoàn ở nam giới
Liệu pháp thay thế testosterone được sử dụng ở những bệnh nhân co lương testosterone thấp. Liệu pháp này có thể giải quyết những tác động của sự mất cân bằng nội tiết tố, nhưng không phải không có khả năng xảy ra tác dụng phụ. Trong khi điều trị, it đàn ông biết về tác dụng phu lam giảm kích thước tinh hoàn của họ. Ơ đàn ông trẻ tuôi có thể bi giảm số lượng tinh trùng trong khi dung liệu pháp thay thế testosterone dân đến giảm khả năng sinh sản.
5. Ung thư, đột quỵ, mất trí nhớ và nhiều hơn nữa
Video đang HOT
Một loại thuốc trên thị trường, EvaMist – điều trị các triệu chứng mãn kinh có thể gây nên các bệnh như: ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết khối, và mất trí nhớ
Hình ảnh: minh họa
6. Muôn tự sat
Bạn đang cố gắng để bỏ thuốc lá? Có một loại thuốc có thể giúp bạn làm điều đó. Vấn đề duy nhất là nó cũng có thể làm cho bạn muốn tư tư. Đó là trường hợp của thuôc Chantix: Một số bệnh nhân đã cho biêt khi dung, thâm chi ca sau khi đa ngưng dung Chantix đê bỏ hút thuôc, ho co những thay đổi trong hành vi, bi kích động, tâm trạng chán nản, suy nghĩ muôn tự tử.
7. Gặp phải ảo giác
Bạn co thê gặp phải ảo giác khi dùng một loại thuốc bất hợp pháp như cân sahoặc một loai thuốc giảm đau nặng như morphine. Tuy nhiên, một số loại thuốc kê toa không đông nhất se gây tac dung phu không mong muôn như ảo giác thị giác và thính giác.
Lariam (cung gôc vơi mefloquine) được phát minh bởi các nhà nghiên cứu tại Walter Reed Army – Viện Nghiên cứu ngăn chặn và xử lý ổ dịch sốt rét trong quân đội Mỹ. gân đây Lariam đươc dung thương xuyên với các binh sĩ được triển khai ở nước ngoài cũng như nhiều khách du lịch.
Lariam mang một số tác dụng phụ nghiêm trọng – một trong số đó là ảo giác. Cả binh sĩ và khách du lịch đã báo cáo trải qua ảo giác đáng sợ cũng như các hành vi bạo lực tâm thần ngay sau khi dùng thuốc. Từ đầu những năm 2000, FDA đã yêu cầu kiểm tra tiền sử trầm cảm và rối loạn tâm thần ơ bệnh nhân trước khi dùng Lariam.
8. Mất vi giác
Hầu hết các thuốc không co vi tuyệt vời nhưng một số thuốc không chỉ để lại một hương vị xấu ma hoàn toàn có thể làm sai lệch vị giác.
Vị giac không phải là giac quan duy nhất có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc. Vasotec (cung gôc enalapril) là một loại thuốc được điêu chê để điều trị cao huyết áp và suy tim xung huyết. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến cả năm giác quan của bạn. Vasotec có thể làm bạn mất khứu giác, vị giac, cũng như ù tai và vấn đề về mắt như mờ mắt và khô mắt. Tất cả được cho là tác dụng phụ nhỏ, nhưng nếu bạn đã trải qua cung một lúc, bạn cân phai xem xét.
9. Ho ra máu hoặc nôn co mau như bã cà phê
Plavix được phat minh đê ngăn cac cơn đau tim hoặc đột quỵ do tiểu cầu trong máu dính lại với nhau và hình thành cục máu đông. Điều này có vẻ tốt đẹp cho đến khi bạn bi nôn ra máu như bã cà phê. Theo trang web sản phẩm, Plavix nói chung là dung nạp tốt, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Những dấu hiệu cảnh báo bạn phải đến bệnh viện ngay
Có một số dấu hiệu thể chất cảnh báo bạn phải đi viện ngay lập tức. Hãy học cách nhận diện chúng.
Ảnh minh họa: Internet
Theo cuốn Các dấu hiệu cảnh bảo nguy hiểm từ cơ thể bạn (Your Body's Red Light Warning Signals), các bác sĩ Neil Shulman, Jack Birge và Joon Ahn - từ Georgia (Mỹ) cho rằng, cơ thể bạn đưa ra các dấu hiệu, triệu chứng và biểu hiện cảnh báo những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Biết nhận biết những dấu hiệu này và được cấp cứu kịp thời có thể cứu mạng bạn và người thân.
6 dấu hiệu đáng chú ý bao gồm:
1. Tê liệt chân hoặc tay, ngứa ran, tê bì, ngơ ngẩn, chóng mặt, hoa mắt, nói lắp, không thể diễn đạt ý, hay yếu, đặc biệt là ở một bên mặt hoặc cơ thể.
Đây là những dấu hiệu của đột quỵ khi động mạch cung cấp oxy cho não bị tắc hoặc vỡ, gây chết mô não.
Triệu chứng phụ thuộc vào khu vực não bộ bị ảnh hưởng. Nếu mạch máu bị nghẽn một khoảng lớn sẽ ảnh hưởng tới một khu vực não rộng, có thể gây liệt nửa người và các chức năng khác như nói và hiểu. Nếu khu vực mạch máu bị chặn nhỏ, có thể chỉ có tay, chân, hoặc mặt bị tê liệt.
Nếu phát hiện các triệu chứng này cần gọi cấp cứu ngay. Điều trị ngay trong vòng 3 giờ đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu là tốt nhất.
2. Đau hoặc tức ngực: đau ở cánh tay, hàm, hoặc cổ; đổ mồ hôi lạnh; kiệt sức; buồn nôn; nôn; muốn ngất xỉu; hoặc khó thở là những dấu hiệu bị đau tim.
Nếu bạn nhận được một số triệu chứng, cần gọi cấp cứu và nhập viện ngay. Shulman và Birge cũng khuyên bệnh nhân nhai một viên aspirin (trừ khi bị dị ứng với aspirin) để ngăn ngừa tổn hại cơ tim khi bị đau tim.
Riêng phụ nữ, người già và người bị bệnh tiểu đường có thể bị đau tim mà không có các biểu hiện đau tức ngực. Dấu hiệu ở những người này bao gồm suy nhược, chóng mặt đột ngột, tim đập mạnh, hết hơi, đổ mồ hôi, sa sầm, buồn nôn và nôn.
3. Cương và đau bắp chân, đau ngực, khó thở, hoặc ho ra máu.
Dấu hiệu huyết khối ở chân, đặc biệt sau khi ngồi lâu, như đi máy bay, ngồi ôtô trong một chuyến đi dài. Những dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện nếu bạn thường xuyên nằm sau khi phẫu thuật.
Máu thường tụ ở chân khi ngồi hoặc nằm xuống quá lâu. Nếu huyết khối xuất hiện ở chân, bắp chân có thể cảm thấy sưng, đau và cương khi chạm vào. Nếu bị đau ngực đột ngột hoặc khó thở, có thể huyết khối đã vỡ ra và mảnh vỡ qua mạch máu đến phổi, cần nhập viên cấp cứu ngay.
4. Tiểu ra máu mà không đau
Bất cứ lúc nào thấy có máu trong nước tiểu cần đi khám ngay dù có hay không có cơn đau.
Sỏi thận hoặc nhiễm trùng bàng quang hay tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tiểu ra máu. Những vấn đề này thường gây đau hoặc khó chịu cần được đi khám để điều trị kịp thời.
Ngược lại, khi thấy máu trong nước tiểu nhưng không thấy đau, một số người không đi khám mà ở nhà theo dõi, đặc biệt khi hiện tượng chỉ diễn ra một lần. Thực tế không nên như vậy, không đau không có nghĩa là không nghiêm trọng.
Ung thư thận, niệu quản, bàng quang, hoặc tuyến tiền liệt có thể gây chảy máu đường tiết niệu. Khi chúng còn nhỏ và chữa trị được, chúng có thể không gây đau. Vì vậy, đừng bỏ qua dấu hiệu quan trọng này bởi vì theo Shulman và Birge, tiểu ra máu có thể là manh mối duy nhất để chẩn đoán sớm.
5. Triệu chứng hen suyễn mà không cải thiện hoặc trở nên xấu đi.
Hen suyễn biểu hiện thở khò khè hoặc khó thở. Khi cơn hen không đỡ hoặc nặng hơn, bệnh nhân cần được cấp cứu.
Nếu cơn hen không được điều trị, nó có thể gây kiệt sức cơ ngực và tử vong. Một số người bị hen thường xuyên ngần ngại không đến phòng cấp cứu vì họ đã đi rất nhiều lần trước đây, hoặc cần một người chở đi vì quá khó thở.
Vì bệnh hen làm cho việc thở khó khăn, các cơ hỗ trợ thở có thể mệt và khối lượng không khí trao đổi ở phổi sẽ giảm. Kết quả là lượng oxy giảm trong khi nồng độ CO2 trong máu tăng. Birge và Shulman giải thích rằng: "Sự tích tụ CO2 trong máu làm não tê liệt, có thể làm bạn cảm thấy buồn ngủ. Bạn có thể mất sức và động lực để thở".
"Khi người bị hen có hiểu hiện muốn nghỉ ngơi, đó có thể là dấu hiệu suy hô hấp, mệt mỏi", Birge nói. Cuối cùng, người bệnh có thể ngừng thở. Shulman nói rằng người bệnh thực sự đang gặp nguy hiểm. Bệnh nhân tin rằng họ đang khỏe lên khi thực sự họ đang trở nên yếu hơn. "Họ trở nên bình thản và dường như yên bình hơn trong khi trên thực tế, họ đang chết dần".
Một trong những điều quan trọng nhất cơn hen đã kéo dài bao lâu. Nếu bạn đã phải vật lộn với cơn hen sau vài giờ không dứt, hãy tới bệnh viện để được hỗ trợ ngay.
6. Trầm cảm và nghĩ tới tự tử
"Trầm cảm có thể đe dọa tính mạng bởi bệnh nhân có thể tự tử. Bệnh nhân cần hiểu rằng não của họ bị mất cân bằng hóa học. Đó là một bệnh giống như các bệnh khác".
Các triệu chứng trầm cảm bao gồm buồn bã, mệt mỏi, lãnh đạm, lo âu, thay đổi thói quen ngủ, và chán ăn. Trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Nếu bạn có ý nghĩ tự tử, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Theo VnExpress
Nhận diện 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm Có một số dấu hiệu thể chất cảnh báo bạn phải đi viện ngay lập tức. Hãy học cách nhận diện chúng. Nếu cơn hen không được điều trị, nó có thể gây kiệt sức cơ ngực và tử vong Theo cuốn Các dấu hiệu cảnh bảo nguy hiểm từ cơ thể bạn (Your Body's Red Light Warning Signals), các bác sĩ Neil...