Cần trao “kiếm lệnh” để tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines
Vietnam Airlines không phải là đơn vị phải xin Chính phủ hỗ trợ hay “giải cứu” mà Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu phải có hành động trách nhiệm với các biện pháp hoặc chính sách tháo gỡ.
Nhà nước cần hỗ trợ vốn để Vietnam Airlines vượt qua khó khăn do thiệt hại vì dịch COVID-19. (Ảnh: Hoàng Anh/Vietnam )
Với tư cách là chủ sở hữu Vietnam Airlines khi nắm giữ 86% vốn, Nhà nước phải có hành động và trách nhiệm với các biện pháp hoặc chính sách tháo gỡ để hãng phục hồi sớm sẽ giúp vực dậy nền kinh tế và khu vực.
Thông tin trên được các chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Chủ sở hữu Nhà nước: Hành động và trách nhiệm hậu COVID-19 trường hợp Vietnam Airlines” do Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ tổ chức vào chiều 13/7.
Không nên dùng từ “giải cứu” với Vietnam Airlines
Theo ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, hãng đang phát triển vững mạng nhưng dịch COVID-19 đã làm đảo lộn toàn bộ khi hiện đã lỗ ròng 15.000 tỷ đồng. Nếu áp dụng chậm lại khấu hao, chính sách về thuế xăng dầu dự kiến bớt được 2.200 tỷ đồng nên sẽ lỗ 13.000 tỷ đồng.
“Từ khi hòa bình nước ta lập lại đến giờ, chưa bao giờ bầu trời Việt Nam bay ít đến thế. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo các hãng Việt Nam mất đi doanh thu khoảng 4 tỷ USD. Trong đó, dịch COVID-19 đã tác động Vietnam Airlines làm lượng khách giảm 4%, doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng, dự kiến lỗ 29.000 tỷ đồng, dòng tiền thâm hụt 16.000 tỷ đồng. Vietnam Airlines sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản từ cuối tháng 8/2020 nếu không có hỗ trợ về thanh khoản của Chính phủ với vai trò chủ sở hữu,” ông Thành chua xót nói.
Đưa ra các giải pháp ứng phó với ảnh hưởng dịch bệnh này, ông Thành cho hay, Vietnam Airlines đã cắt giảm các chi phí hơn 5.000 tỷ đồng (trong đó 1.700 tỷ đồng cắt giảm lương); giảm hơn 24.000 tỷ đồng do cắt giảm sản lượng khai thác (trong đó có hơn 1.800 tỷ đồng thu nhập người lao động); giãn thuế máy bay hơn 2.300 tỷ đồng, nhiên liệu bay xấp xỉ 1.700 tỷ đồng/tháng, giãn vay gốc lãi 1.940 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt, Vietnam Airlines đề nghị chủ sở hữu tăng vốn hoặc có giải pháp cho vay, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gói hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp 12.000 tỷ đồng.
“Vietnam Airlines dù là bông hoa đẹp nhưng với trận mưa lớn nên cần có thời gian phục hồi,” ông Thành ví von.
[Nếu không được 'bơm vốn,' tháng 8/2020 Vietnam Airlines sẽ hết tiền]
Khẳng định vai trò Chính phủ là chủ sở hữu của Vietnam Airlines lại vừa là cơ quan quản lý Nhà nước nên cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các hãng hàng không, theo ông Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, ngành hàng không chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất vì dịch COVID-19. Tất cả các Chính phủ trên thế giới đều hỗ trợ, trong đó các các hãng hàng không và đặc biệt là hãng hàng không Quốc gia có đầy đủ năng lực nên cần phải duy trì.
“Với các số liệu đầy đủ, minh bạch chứng minh tài chính bị ảnh hưởng do đại dịch và là trường hợp rất điển hình, Vietnam Airlines là hãng bay bị tác động sâu nặng nhưng cũng là nhân tố đầu tiên phục hồi nhanh nhất. Vietnam Airlines không phải là đơn vị phải xin Chính phủ hỗ trợ hay ‘giải cứu’ mà Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu phải có hành động cũng như trách nhiệm với các biện pháp hoặc chính sách tháo gỡ,” ông Cung nhấn mạnh.
Ông Cung chỉ ra kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đang làm nhiều hơn và làm nhanh hơn Việt Nam. Họ đồng thời cũng làm hai vai trò, Chính phủ với tư các quản lý Nhà nước và Chính phủ là người đầu tư, là cổ đông và là thành viên góp vốn.
Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Chính phủ đã thống nhất không dùng từ “giải cứu” mà phải có hành động và trách nhiệm.
Theo ông Kiên, Chính phủ đưa ra 4 nhóm giải pháp lớn tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines gồm các tổ chức tín dụng sẽ cho vay bắc cầu, trong đó cho phép Ngân hàng Nhà nước trích lập dự phòng rủi ro xử lý khoản nợ tái cấp vốn theo quyết định; Chính phủ cấp một bảo lãnh tín dụng để các tổ chức tín dụng cho hãng vay vượt hạn mức; Chính phủ xin Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu; nội bộ Vietnam Airlines giảm phần trích khấu hao, phân bổ bảo dưỡng và chưa nộp khoản thu cổ phần hóa còn lại về các quỹ.
“Lúc ốm nặng rồi thì chi phí sẽ đắt lên”
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng đề cập đến nguồn tài chính hỗ trợ cho Vietnam Airlines sẽ được huy động qua các kênh nào; Các kịch bản dự báo phục hồi để thuyết phục việc Nhà nước “rót vốn”; Gỡ các vướng mắc hay khó khăn về Luật hoặc Nghị định khi triển khai…
Đánh giá cao các giải pháp của Vietnam Airlines trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ông Vũ Bằng, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng các biện pháp cơ cấu tài chính của hãng hàng không Quốc gia chỉ mới đạt được 30-35%, trong khi chưa thể mở bay quốc tế nên khoản tiền vay (12.000 tỷ đồng) là rất cần thiết.
“Trách nhiệm chủ sở hữu cơ quan quản lý Nhà nước phải có giải pháp thống nhất với các ngân hàng cho vay tái cấp vốn kết hợp các nguồn vay từ Nhà nước sẽ tăng nguồn vay tài chính cho hãng. Mặt khác, Nhà nước cũng phải tính toán việc phát hành trái phiếu riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi để cơ cấu vốn chủ sở hữu vẫn giữ nhưng nắm không quá nhiều,” ông Bằng đưa ra giải pháp.
Vietnam Airlines kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gói hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp 12.000 tỷ đồng. (Ảnh: Hoàng Anh/Vietnam )
Ông Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết Nhà nước không đủ tiền để cứu tất cả doanh nghiệp mà phải cứu những thứ có tính đặc biệt, cứu ở đây phải hiểu là cứu nền kinh tế chứ không phải là doanh nghiệp Vietnam Airlines.
“Với tư cách là chủ sở hữu Vietnam Airlines, Nhà nước phải có trách nhiệm, tránh để các hãng khác dị nghị phân biệt Nhà nước ‘đi đêm, đi ngày’. Mỗi phương án đều đặt ra yêu cầu về mặt tài chính và đây là trách nhiệm của Chính phủ, Quốc hội. Vietnam Airlines phục hồi sớm sẽ giúp vực dậy nền kinh tế và khu vực,” ông Thiên nhấn mạnh.
Ví von trường hợp Vietnam Airlines “lúc ốm nặng rồi thì chi phí sẽ đắt lên” do đó, đa số các thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng cần phải trao “kiếm lệnh” thực hiện giải pháp đặc biệt được thực thi khẩn cấp, vì vậy nên đề xuất với trường hợp Vietnam Airlines thì quyền quyết định nên giao cho lãnh đạo cao nhất đất nước quyết định (Chính phủ, Quốc hội hay thậm chí Bộ Chính trị).
Kết luận tọa đàm, theo ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Vietnam Airlines là 1 trong các doanh nghiệp hàng không có báo cáo tài chính công khai minh bạch nhất (Vietjet tuyên bố lãi cuối năm 10 tỷ đồng, Bamboo Airways thông báo tình hình tài chính hiện ổn định).
Tổ Tư vấn sẽ báo cáo Thủ tướng những giải pháp càng nhanh càng tốt như tái cấp vốn, cho vay bắc cầu, phát hành cổ phiếu để tăng vốn hoặc điều chuyển vốn sẽ giúp Vietnam Airlines khắc phục khó khăn tài chính đồng thời đề xuất hãng cũng có kế hoạch tái cơ cấu 1 cách phù hợp với diễn biến của thị trường cũng như năng lực tài chính cho phù hợp.
“Tổ Tư vấn cũng sẽ có có buổi làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhằm nghiên cứu, xem xét các giải pháp khó khăn của SCIC khi đầu tư vốn vào Vietnam Airlines,” ông Kiên nhấn mạnh./.
Ngân hàng nỗ lực hoàn thiện chuẩn quốc tế trong bối cảnh dịch COVID-19
Dịch bệnh COVID-19 hoành hành khiến các ngân hàng thương mại (NHTM) gặp nhiều khó khăn, thế nhưng không vì thế mà ảnh hưởng lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế Basel II (Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng).
Khách hàng giao dịch tại VietinBank Kiên Giang. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Tính đến nay, có 20 khoảng NHTM đang triển khai Basel II, trong đó có 2 ngân hàng ngoại hoạt động tại Việt Nam, 5 ngân hàng nội đã công bố hoàn thành 3 trụ cột Basel II.
Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, việc đáp ứng được các tiêu chuẩn Basel II sẽ gia tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng, củng cố tiềm lực tài chính. Những ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II sẽ tiếp tục được xem xét cấp thêm hạn mức tín dụng, giành được nhiều thị phần hơn.
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Quyền Tổng giám đốc MSB cho biết: MSB vừa hoàn thành quy trình đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn (ICAAP - trụ cột 2) theo các chuẩn mực của tiêu chuẩn quốc tế Basel II. Từ đó, ngân hàng có thể xác định được vốn mục tiêu đảm bảo bù đắp cho các rủi ro trọng yếu và phát triển bền vững kể cả trong tình huống có diễn biến bất lợi; đồng thời phân bổ vốn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh - lợi nhuận mang lại tương ứng với mức độ rủi ro (RORWA). Trước đó, MSB đã hoàn thành trụ cột 1 là yếu tố vốn tối thiểu và trụ cột 3 là yếu tố công bố thông tin mà Ủy ban Basel phiên bản hai đưa ra cho các nền tài chính phát triển.
"Việc hoàn thành sớm cả 3 trụ cột Basel II là động lực để MSB tiếp tục hướng tới các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế cao hơn như Basel III. Điều này cũng giúp ngân hàng quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động, minh bạch, an toàn và bền vững", ông Nguyễn Hoàng Linh nói.
Để áp dụng Basel II là không hề dễ dàng, đòi hỏi các ngân hàng phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, trong đó mức độ an toàn vốn tối thiểu mới chỉ là một trụ cột của Basel II, hai trụ cột còn lại đòi hỏi các ngân hàng phải chuẩn hóa quy trình, phương pháp và công cụ đo lường rủi ro và tăng cường kỷ luật thị trường. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải lùi thời gian cho các ngân hàng chưa áp dụng đầy đủ các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II đến trước ngày 1/1/2023 thay vì 1/1/2021.
Theo ông Hàn Ngọc Vũ - Tổng giám đốc VIB - ngân hàng đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II, sự khác biệt nằm ở yếu tố ngân hàng coi việc hoàn thành 3 trụ cột Basel II là một trong các đầu việc quan trọng nằm trong tầm nhìn dài hạn về quản trị rủi ro của ngân hàng. Trong các trụ cột chính của Basel II phải đảm bảo đi đều chứ không phải "chân thấp chân cao", bởi khi kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh trở lại bình thường nhu cầu vốn tín dụng tăng lên sẽ dẫn đến các thiếu hụt về vốn trong các ngân hàng.
Còn ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, ngân hàng đã đáp ứng toàn diện các yêu cầu của chuẩn mực Basel II về cơ cấu quản trị, quy trình quy định kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin. Ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt tăng vốn, VietinBank sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chuẩn mực Basel II. Về vấn đề tăng vốn, Chính phủ cũng đã có chủ trương, theo đó VietinBank được phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận hai năm 2017 và 2018 để tăng vốn. Dự kiến, Vietcombank và VietinBank sẽ được tăng vốn điều lệ khoảng 10.000 tỷ đồng.
Không chỉ về vốn, các lãnh đạo ngân hàng còn chia sẻ: Hệ thống ngân hàng áp dụng Basel II còn được đặc biệt quan tâm là tính minh bạch của thông tin. Theo đó, dữ liệu thông tin của ngân hàng phải rất chuẩn xác và được tích luỹ trong nhiều năm. Đó là cơ sở để xác định tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, rủi ro đối với từng nhóm khách hàng để xây dựng được khẩu vị rủi ro tương lai. Dữ liệu cũng đòi hỏi phải được phân loại dưới những chỉ tiêu thống nhất và rõ ràng.
Tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp cả trước mắt và lâu dài Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ với báo chí về nhiều giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 như gia hạn thuế, miễn giảm nhiều khoản phí... (Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN) Thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong...