Cần tính lại giãn cách giữa các bậc giá điện
Bộ Công Thương đang xây dựng phương án biểu giá bậc thang với việc rút ngắn từ 6 bậc như hiện hành còn 5 bậc, đồng thời điều chỉnh mức giá của từng bậc
Phương án “điện một giá” đã được ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, đề xuất rút khỏi dự thảo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt tại cuộc họp của Bộ Công Thương diễn ra ngày 18-8. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng cho rằng “điện một giá” còn có bất cập, chưa phù hợp với thời điểm hiện nay, sẽ nghiên cứu thêm trong giai đoạn tới khi có đầy đủ các điều kiện đi kèm.
Phương án 5 bậc vẫn chưa ổn
Với động thái trên, có thể thấy Bộ Công Thương đang tập trung xây dựng phương án biểu giá bậc thang, với việc rút ngắn từ 6 bậc như hiện hành còn 5 bậc, đồng thời điều chỉnh mức giá của từng bậc. Với biểu giá 5 bậc thang, Bộ Công Thương đang xin ý kiến. Theo đó, bậc 1 cho 1-100 KWh, giá bán bằng 90% giá bán lẻ điện bình quân. Bậc 2 cho 101-200 KWh, giá bán bằng 108% so với giá bán lẻ điện bình quân. Bậc 3 cho 201-400 KWh, giá bán bằng 141% giá bán lẻ điện bình quân. Bậc 4 cho 401-700 KWh, giá bán bằng 160% giá bán lẻ điện bình quân. Bậc 5 cho 701 KWh trở lên, giá bán bằng 168% so với giá bán lẻ điện bình quân.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết với phương án này, đa số khách hàng sử dụng dưới 600 KWh/tháng chi phí tiền điện sẽ giảm so với giá điện hiện hành từ 2.800-12.800 đồng. Trong đó, khách hàng sử dụng 400 KWh sẽ giảm được 12.800 đồng. “Riêng các khách hàng sử dụng ở mức 300 KWh, chi phí tiền điện sẽ tăng thêm khoảng 7.100 đồng/tháng do ghép bậc 201-300 KWh và 301-400 KWh thành bậc mới” – Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho hay.
Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện phương án giá điện bậc thang Ảnh: TẤN THẠNH
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), đánh giá cao sự cầu thị, lắng nghe của Bộ Công Thương trước các ý kiến đóng góp của người dân, chuyên gia về biểu giá bán lẻ điện. Là người đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực năng lượng cũng như quá trình xây dựng biểu giá bán lẻ điện, ông Ngô Trí Long đã nhiều lần khẳng định biểu giá điện bậc thang vẫn phù hợp nhất với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. So sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, biểu giá bậc thang vẫn đang rất phổ biển, bảo đảm được các mục tiêu mà Chính phủ đề ra, đồng thời hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Video đang HOT
Dù ủng hộ biểu giá bậc thang nhưng ông Ngô Trí Long cho rằng phương án 5 bậc mà Bộ Công Thương vừa đưa ra vẫn chưa hợp lý, các bất cập của biểu giá hiện hành vẫn chưa khắc phục được. Theo phân tích của chuyên gia này, khách hàng dùng đến 400 KWh phải trả 896.200 đồng, chỉ tiết kiệm được hơn so với biểu giá hiện hành 6 bậc 12.800 đồng/tháng; dùng 500-700 KWh/tháng giảm được rất ít, không có sự thay đổi lớn so với phương án 6 bậc đang áp dụng. Về ý kiến Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực nói khách hàng nếu sử dụng ở mức 300 KWh sẽ phải trả thêm tiền hằng tháng so với biểu giá cũ, ông Long đánh giá điều này là chưa hợp lý khi mục tiêu là cải tiến biểu giá để không ảnh hưởng đến người dùng điện.
Nói về phương án biểu giá điện 5 bậc, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu xây dựng các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện từ tháng 2-2020 và gửi lấy ý kiến của 154 bộ, ngành và cơ quan liên quan. Theo đó, có 111 ý kiến gửi về Bộ Công Thương thống nhất chọn phương án 5 bậc thang.
Tính lại bước nhảy giữa các bậc
Sau khi tiếp nhận ý kiến của người tiêu dùng, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), nhìn nhận nhiều ý kiến người dân băn khoăn bước nhảy giữa các bậc thang giá điện, có bậc nhảy dài, bậc nhảy ngắn, tỉ lệ tăng giữa các bậc khác nhau. Như bậc 2 lên bậc 3 tăng lên 33%, trong khi bậc 4 lên bậc 5 chỉ 8%. “Chúng tôi kiến nghị điều chỉnh lại để tránh tình trạng nhảy vọt giữa các bậc thang” – ông Tân nêu quan điểm.
Góp ý về cơ cấu biểu giá điện mà Bộ Công Thương đang xây dựng, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nhấn mạnh biểu giá lũy tiến bậc thang là phù hợp nhất với bối cảnh hiện nay, đặc biệt sẽ có lợi cho người dùng điện. Ông Ngãi lưu ý cơ quan soạn thảo cần tính toán lại độ giãn cách giữa các bậc để làm sao bảo đảm các chính sách an sinh, khuyến khích sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng. Với phương án 5 bậc như Bộ Công Thương đang xin ý kiến, ông Trần Viết Ngãi đề xuất nên nới rộng khoảng cách lũy tiến giữa bậc thấp 1-2-3, đồng thời duy trì mức giá hợp lý để bảo đảm việc chi trả cho một bộ phận khách hàng.
Đối với một biểu giá điện sinh hoạt hợp lý, PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng cần bảo đảm yếu tố chi phí cung ứng điện, thực hiện chính sách xã hội, phục vụ số đông hộ tiêu dùng điện có mức giá hợp lý, khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện. Mức giá bán lẻ điện bình quân 1.864,44 đồng/KWh hiện nay áp dụng cho 4 nhóm khách hàng, cho nên phải minh bạch giá bán lẻ bình quân cho từng nhóm dùng điện cụ thể, từ đó mới tính được mức giá của các bậc thang điện sinh hoạt. “Điều này nhằm bảo đảm tổng doanh thu của ngành điện chia cho số KWh điện thương phẩm 1 năm ít nhất phải bằng giá điện bình quân” – ông Long phân tích.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cũng nêu quan điểm biểu giá điện xây dựng phải đáp ứng yếu tố hỗ trợ người dân, hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn, đồng thời bảo đảm năng lực tài chính cho hoạt động của ngành điện và khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Cũng theo ông Hoàng Quốc Vượng, biểu giá xây dựng lần này sẽ khắc phục tình trạng người dân dùng số điện tăng thêm chỉ 1,5 lần trong các tháng nắng nóng nhưng số tiền lại tăng cao tới 1,7 đến 2 lần.
Trình Chính phủ vào quý III
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giao Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng trực tiếp chỉ đạo, Cục Điều tiết Điện lực chủ trì tiếp thu các ý kiến đóng góp về giá tính cho từng bậc thang cũng như khoảng cách giữa các bậc, đánh giá sự ảnh hưởng cho từng nhóm đối tượng để hoàn thiện biểu giá bán lẻ điện phù hợp nhất. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục lấy ý kiến phương án giá điện bậc thang để hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét vào quý III/2020.
Cảnh báo 1.200 hồ, đập mất an toàn
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận định với hơn 1.000 hồ, đập hư hỏng, xuống cấp và 200 hồ, đập hư hỏng, xuống cấp nặng, nguy cơ mất an toàn rất cao
Sáng 17- 8, tại TP Hà Nội, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường (KH-CN-MT) của Quốc hội (QH) tổ chức hội nghị giải trình về "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập". Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển chủ trì hội nghị.
Nhiều hồ quá nên duy tu không kịp
Theo báo cáo giam sat cua Ủy ban KH-CN-MT, trong tổng số gần 7.000 đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, có hơn 1.000 hồ, đập hư hỏng, xuống cấp và 200 hồ hư hỏng, xuống cấp nặng. Trong điều kiện thiên tai diễn biến bất thường như hiện nay thì nguy cơ mất an toàn là rất cao.
Báo cáo nêu rõ mặc dù các tỉnh đều quan tâm bố trí nguồn vốn để duy tu bảo dưỡng công trình nhưng do số lượng hồ, đập bị hư hỏng lớn nên vẫn còn nhiều hồ, đập chưa được sửa chữa, không bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ. Điển hình, ở Thanh Hóa còn 50% số hồ xuống cấp cần phải tu sửa, trong đó có 90 hồ trong tình trạng hư hỏng nặng, 78 hồ mất an toàn; Hà Tĩnh có 90 hồ hư hỏng, xuống cấp, 57 hồ có nguy cơ mất an toàn cao; Hòa Bình có 544 hồ chứa thì 192 hồ hư hỏng, xuống cấp.
Cùng với nguy cơ mất an toàn hồ, đập, tại hội nghị, nhiều đại biểu (ĐB) QH đặt vấn đề trách nhiệm quản lý, điều tiết xả lũ hồ, đập. Ông Mai Sỹ Diến, Phó trương Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, dẫn ra tình trạng một số hồ chứa xả nước gây ngập lụt cho vùng hạ du. Khi xảy ra thiệt hại về người và tài sản mới tổ chức cứu hộ, cứu nạn, rồi vận động quyên góp, hỗ trợ người chết... ĐB Mai Sỹ Diến đề nghị Bộ Công Thương giải trình trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và báo cáo Chính phủ về vấn đề này.
Hô thủy điên Hòa Binh xả lũ
Thay mặt Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời vấn đề trên, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết Bộ Công Thương (cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng và phát triển các dự án thủy điện) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiêp - Phat triên nông thôn (NN-PTNT) và các địa phương, chủ hồ đập để lập bản đồ quy hoạch ngập lụt vùng hạ du các hồ chứa thủy điện.
Theo ông Vượng, cả nước có 429 công trình thủy điện, tổng dung tích trữ nước các hồ chứa thủy điện là 56 ti m3/70 ti m3 nước ở các hồ chứa (chiếm khoảng 86%). Nếu vận hành tốt các hồ chứa thủy điện này thì sẽ giúp cắt giảm lũ trong mùa mưa lũ và bảo đảm nguồn nước trong mùa hạn. Còn nếu vận hành không tốt, sẽ nảy sinh những rủi ro rất lớn cho an toàn vùng hạ du.
"Tuy nhiên, vẫn có trường hợp do mưa lớn, lũ về nhiều nên để bảo đảm an toàn hồ, đập thì phải xả lũ, gây ra ngập lụt phía hạ du. Điều này trong một số trường hợp chúng ta phải chấp nhận" - ông Vượng nói.
Cần có nghi quyết về an ninh nguôn nước
Về vấn đề an ninh nguồn nước, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN-MT, nhân manh đây là vấn đề của toàn thế giới, được nhiều quốc gia quan tâm, nỗ lực giải quyết. Ở Việt Nam, để bảo đảm an ninh nguồn nước, QH đã ban hành hành lang pháp lý với các đạo luật như: Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy lợi, Luật Phòng chống thiên tai...
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng Việt Nam không thuôc nhóm giàu tài nguyên nước và đang đối mặt với nhiều thách thức về an ninh nguồn nước. Tổng dung tích hồ, đập trữ nước của nước ta hiện khoảng 70,5 tỉ m3, dung tích chứa tính trên đầu ngươi bình quân chỉ khoảng 440 m3. Năng lưc cơ sở ha tầng cua chúng ta mới chỉ đap ứng để khai thác, sư dung đươc khoảng 81 ti m3/năm (chiếm khoảng 10% lương nước măt) cho tất cả nhu cầu về sư dung nước. Trong đo, trên 80% đươc sư dung cho nông nghiêp, khoảng 65 ti m3/năm.
Bên cạnh đo, viêc các quôc gia ở thương nguôn các sông triển khai đầu tư xây dưng hoăc có kế hoach gia tăng sư dung nước, xây dưng các hô thuy điên, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vưc sông, tác động tiêu cực và dự báo gây hậu quả nghiêm trong đến vùng ha du tai Viêt Nam, đăc biêt là vùng ĐBSCL, đông bằng sông Hông. Ngoài ra, việc khai thac nước dưới đất thiếu quy hoach, khai thac qua mức đa gây ra nhiều hê luy như sut, lún đất, đăc biêt là vùng ĐBSCL...
Trước thực trạng trên, Bô trương Bộ NN-PTNT nói giải quyết an ninh nguồn nước và an toàn đập, hô chứa nước phải đươc thưc hiên theo cach tiếp cận quản lý tổng hơp, đa muc tiêu, liên ngành. Trên cơ sở đó, cần đanh gia lai toàn diên cac lưu vưc sông để có giải pháp quản lý tổng hơp tài nguyên nước môt cách hiêu quả, xây dưng cac "kho" chứa, trữ nước lớn cho cac vùng khan hiếm nước.
Trên cơ sở kết quả giám sát chuyên đề và thưc tiễn đăt ra, Bô NN-PTNT đề xuất Ủy ban Thương vu QH nghiên cứu trình QH ban hành Nghi quyết về "An ninh nguôn nước và an toàn đập, hô chứa nước" làm cơ sở để Chính phu và cac đia phương triển khai thưc hiên.
Cục Điều tiết điện lực xin rút phương án điện một giá Trước những ý kiến, kiến nghị của người dân, chuyên gia về việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện, chiều 18-8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan về phương án tính giá điện mới. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, nguyên tắc xây dựng biểu giá bán lẻ...