Cần tiếp tục gỡ vướng xử lý nợ xấu
Mặc dù đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận, nhưng tiến trình xử lý nợ xấu của các TCTD vẫn đang gặp nhiều vướng mắc.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống TCTD
Kết quả đáng ghi nhận
Theo Báo cáo mới đây của NHNN gửi các đại biểu Quốc hội, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 8/2019, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 968,89 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 629,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 64,94% tổng nợ xấu xử lý), còn lại là bán nợ (bao gồm bán nợ cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 35,06%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 8/2019 là 1,98%.
Nếu tính chung tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống TCTD tính đến tháng 8/2019 ơ mưc 4,84%, cũng giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016, mức 7,36% cuối năm 2017 và mức 5,85% cuối năm 2018.
Đặc biệt, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 8/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42/2017/QH14 (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và khoản nợ bán cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt), tức bình quân mỗi tháng, hệ thống các TCTD xử lý được 9,6 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng của các TCTD đạt 137,7 nghìn tỷ đồng; xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42/2017/QH14 là 47,97 nghìn tỷ đồng; xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 51,12 nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đến thời điểm cuối tháng 08/2019, các TCTD đã sử dụng 123,89 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng.
“Kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/ QH14 cho thấy ý thức trả nợ của khách hàng đã được cải thiện đáng kể. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết 42 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD”, ông Nguyễn Văn Du – quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN Việt Nam nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, một chuyên gia ngân hàng cho biết, Nghị quyết 42/2017/QH14 ra đời đã tạo ra một bước ngoặt mới trong tiến trình xử lý nợ xấu khi lần đầu tiên khẳng định rõ quyền của chủ nợ, cho phép các chủ nợ như TCTD hay VAMC được áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm (TSĐB) của các khoản nợ xấu, bán các TSĐB này để thu hồi nợ, qua đó đã nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, Nghị quyết 42/2017/QH14 cũng khẳng định rõ quan điểm “xử lý nợ xấu là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” khi quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, địa phương trong việc phối hợp với ngành Ngân hàng xử lý nợ xấu.
Còn nhiều vướng mắc cần xử lý
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Du, tiến trình xử lý nợ xấu của các TCTD, VAMC vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Đầu tiên là khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác triển khai, hướng dẫn từ các Bộ, ngành và địa phương. Thậm chí tại một số địa phương, các cấp chính quyền và cơ quan hữu quan trên địa bàn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ trong việc triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14, xem đây là lĩnh vực riêng của ngành Ngân hàng.
Bên cạnh đó là những khó khăn liên quan đến xử lý TSĐB của các khoản nợ xấu như thu giữ, bán đấu giá, thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản và nộp thuế khi chuyển nhượng TSBĐ. Hay như việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao và xử lý TSBĐ; cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSBĐ; hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự. Ngoài ra, việc mua bán khoản nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ cũng vấp phải một số khó khăn như thẩm định giá, chuyển nhượng hoặc ủy thác quản lý các khoản nợ…
Về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSĐB, Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định rõ là phải ưu tiên thanh toán cho ngân hàng, giảm nghĩa vụ nợ cho khách hàng. Song trên thực tế, nhiều tài sản bán đấu giá thành công, thu hồi nợ dưới giá gốc nhưng cơ quan thuế các địa phương áp dụng khác nhau, kéo dài thời gian không được sang tên và sử dụng tài sản đó để kinh doanh khiến người mua thiệt hại.
Ngay cả VAMC cũng phải “bó tay” trong nhiều trường hợp do cơ chế, chính sách vẫn còn “vênh”. Ông Đỗ Giang Nam – PTGĐ VAMC cho biết, nhiều trường hợp VAMC đã đấu giá thành công TSBĐ của khoản nợ xấu nhưng không sang tên, chuyển nhượng được do vướng mắc giữa Luật kinh doanh bất động sản (BĐS) và Luật Đấu giá. Trong khi Luật Đấu giá không đòi hỏi người tham gia đấu giá phải chứng minh năng lực kinh doanh BĐS, thì Luật kinh doanh BĐS lại đòi hỏi điều kiện rất cụ thể về người tham gia kinh doanh BĐS. Ngoài ra, đối với nhiều dự án, các địa phương yêu cầu chủ đấu giá hoặc VAMC phải thực hiện thay nghĩa vụ nộp thuế cho bên thế chấp, thì mới được sang tên, chuyển nhượng. “Đây là những vướng mắc lớn đối với VAMC trong hoạt động thu hồi, xử lý nợ xấu”, ông Nam bày tỏ.
Bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng cần sớm tháo gỡ những vướng mắc nói trên để đẩy nhanh hơn nữa tiến trình xử lý xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Mặc dù chỉ đạo tiếp tục phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCTD trong xử lý nợ xấu, song Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ một lần nữa đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương, vì quan điểm của Chính phủ là xử lý nợ xấu không phải việc riêng của hệ thống ngân hàng. Với tinh thần đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kiến nghị Quốc hội chỉ đạo Tòa án Nhân dân tối cao sớm có văn bản hướng dẫn các Tòa án địa phương thực hiện thủ tục rút gọn trong xử lý TSĐB của các khoản nợ xấu, và cho biết Chính phủ cũng sẽ chỉ đạo cơ quan thuế trong thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý TSĐB…
Hà Anh
Theo Enternews.vn
Xử lý nợ xấu vướng từ quy định chồng chéo
Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42), công tác xử lý nợ xấu đã có những kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Giang Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC), vẫn còn nhiều quy định chồng chéo và sự phối hợp chưa tích cực giữa các cơ quan quản lý và địa phương cần được khắc phục để nợ xấu thực sự được giải quyết hiệu quả.
Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 42, ông thấy công tác xử lý nợ xấu có những thay đổi như thế nào?
Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 42, VAMC thấy rằng, xử lý nợ xấu không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Ngân hàng mà đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, lãnh đạo Đảng, nhà nước. Nghị quyết 42 ra đời đã mang lại cho công cuộc xử lý nợ xấu rất nhiều thuận lợi. Nghị quyết 42 lần đầu tiên quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, địa phương trong việc phối hợp với ngành Ngân hàng xử lý nợ xấu; cho phép tổ chức tín dụng, VAMC được áp dụng biện pháp thu giữ tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, đồng thời cho phép tổ chức tín dụng và VAMC bán các tài sản đảm bảo này cho các tổ chức, cá nhân không phải công ty mua bán nợ, qua đó góp phần hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong thời gian tới. Đặc biệt, Nghị quyết 42 đã nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng. Cụ thể, VAMC thành lập từ năm 2013 đến nay, nhưng chỉ trong 2 năm từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực vào tháng 8/2017 đến nay, lũy kế thu hồi nợ đã chiếm tới 56% tổng nợ lũy kế từ khi thành lập VAMC.
Từ thực tiễn 2 năm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, theo ông, đâu là những khó khăn còn tồn tại và cần được giải quyết?
Mặc dù Nghị quyết 42 đã tạo ra rất nhiều thuận lợi để đẩy nhanh công tác thu hồi nợ xấu, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp việc giải quyết nợ xấu chưa nhận được sự phối hợp của chính quyền địa phương. Đặc biệt, việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ, mua bán nợ còn gặp vướng mắc do sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Tôi lấy ví dụ đơn cử như trường hợp tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH Đầu tư APG mua lại tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng sản xuất Tân Thành theo hình thức đấu giá. Các bên hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng mua bán và tiến hành bàn giao tài sản từ tháng 5/2018. Sau đó, công ty này đã nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Nhưng đến nay, công ty này vẫn chưa thể sang tên được Giấy nhận quyền sử dụng đất, mặc dù VAMC cũng như công ty này đã gửi rất nhiều văn bản đến các cơ quan liên quan nhưng không được giải quyết.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên, một là do vướng mắc giữa Luật Đấu giá và Luật Kinh doanh bất động sản. Theo Luật Đấu giá thì khi thực hiện đấu giá, đơn vị thực hiện không có trách nhiệm phải thẩm định năng lực của người tham gia đấu giá. Nhưng Luật Kinh doanh bất động sản lại yêu cầu, khi triển khai kinh doanh đầu tư bất động sản phải có điều kiện nhất định, nên khi làm thủ tục sang tên thì chưa làm được. Nguyên nhân thứ hai là trách nhiệm phối hợp của chính quyền địa phương trong việc sang tên, hiện đơn vị đấu giá đã nhận được văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu lý do là dự án này đang nằm trong diện thanh kiểm tra theo kết luận của Thường vụ Tỉnh ủy từ năm 2014. Nhưng kết luận này lại chưa được ban hành, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã dựa vào lý do này chưa chuyển tên cho người đấu giá.
Ngoài vướng mắc trên, việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 còn gặp khó trong nghĩa vụ nộp thuế. Nghị quyết 42 đã có quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên thanh toán. Nghĩa là khi các ngân hàng hoặc VAMC xử lý tài sản được ưu tiên sử dụng số tiền thu hồi từ việc xử lý tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Hiện Bộ Tài chính đã có văn bản chỉ đạo, tuy nhiên khi làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng tài sản, vẫn còn một số cục thuế địa phương yêu cầu người trúng đấu giá hoặc tổ chức tín dụng, VAMC phải thực hiện thay nghĩa vụ thuế đó cho bên thế chấp. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
Để việc xử lý nợ xấu đạt được kết quả tốt hơn, thời gian tới, ông có kiến nghị như thế nào?
Tôi nghĩ rằng việc quan trọng nhất trong xử lý nợ xấu, ngoài nỗ lực của VAMC và các tổ chức tín dụng thì sự phối hợp của chính quyền địa phương trong việc thực hiện sang tên đổi chủ cho người đấu giá là hết sức quan trọng. Hơn nữa, ý thức tích cực của chính quyền địa phương, sự cải tiến văn bản pháp luật liên quan nhằm hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu cũng cần được đẩy mạnh.
Xin cảm ơn ông!
Minh Nam (ghi)
Theo haiquanonline.com.vn
Mỗi tháng ngành ngân hàng xử lý khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng nợ xấu Lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/8/2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tính trung bình trong khoảng thời gian này, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 4,7 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện đám mây phân tử khổng lồ gần trái đất
Lạ vui
22:47:32 01/05/2025
Tiết lộ về chiến sĩ đặc công đóng cả 2 bom tấn 'Địa đạo' và 'Lật mặt 8'
Hậu trường phim
22:46:44 01/05/2025
Mỹ có chính sách mới để hủy tình trạng cư trú của du học sinh, thẻ xanh
Thế giới
22:45:37 01/05/2025
Chuyện ít biết về 2 ca khúc gây sốt trong dịp đại lễ 30/4
Nhạc việt
22:38:15 01/05/2025
Mô tô nước mất lái lao lên bờ, tông bé 8 tuổi tử vong
Tin nổi bật
22:31:52 01/05/2025
Cô gái xinh đẹp đồng ý hẹn hò đàng trai hơn 11 tuổi, từng ly hôn
Tv show
22:22:34 01/05/2025
MC có màn 'bắn' tiếng Anh đối thoại với nhân chứng lịch sử là ai?
Sao việt
22:10:30 01/05/2025
'Thunderbolts*': Có gì trong 'Biệt đội cảm tử' của Marvel?
Phim âu mỹ
21:59:56 01/05/2025
'Thần tiễn' Jeremy Renner kể lại khoảnh khắc 'hồi sinh' thần kỳ
Sao âu mỹ
21:56:49 01/05/2025
Maroon 5 lần đầu hợp tác nghệ sĩ Kpop là Lisa
Nhạc quốc tế
21:53:54 01/05/2025