Cần tiếp tục giám sát việc thực hiện ATTP trong trường học ở Hà Giang
Đoàn Giám sát của TƯ Hội LHPN Việt Nam đề nghị tỉnh Hà Giang tiếp tục quan tâm dành nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để có nhiều hơn các đơn vị trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Đồng thời, tiếp tục giám sát việc thực hiện an toàn thực phẩm trong trường học để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Ngày 2/10, Đoàn công tác của TƯ Hội LHPN Việt Nam do bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Hà Giang về việc đảm bảo an toàn cho học sinh dân tộc nội trú.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, hiện địa phương có 13 trường PTDT nội trú, với 4.408 học sinh. Trong những năm qua, công tác dân tộc và hỗ trợ học sinh các dân tộc đến trường được địa phương thực hiện tốt, Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Giáo dục Đào tạo triển khai việc tích hợp, lồng ghép chọn lọc những kiến thức về đạo đức, lối sống, giáo dục kỹ năng sống, kiến thức về giới, sức khỏe sinh sản cho đoàn viên, thanh niên ở các môn học trong chương trình phổ thông; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh nội trú.
Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Đỗ Thị Thu Thảo (bìa phải), Trưởng Đoàn Giám sát của TƯ Hội LHPN Việt Nam, làm việc tại tỉnh Hà Giang về công tác đảm bảo an toàn cho học sinh dân tộc nội trú
Tại buổi làm việc, ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, kiến nghị Chính phủ tiếp tục bố trí kinh phí để tỉnh hoàn thiện xây dựng cơ sở trường, lớp học; Sửa đổi Thông tư số 109, ngày 29/5/2009 về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDT nội trú và các trường dự bị đại học; Xây dựng chính sách hỗ trợ ăn trưa cho học sinh bậc tiểu học có hộ khẩu ở vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn,…
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Đỗ Thị Thu Thảo, Trưởng Đoàn giám sát, đánh giá cao những kết quả mà Hà Giang đã đạt được trong thời gian qua về công tác đảm bảo an toàn cho học sinh dân tộc nội trú.
Phó Chủ tịch Đỗ Thị Thu Thảo đề nghị trong thời gian tới, Hà Giang tiếp tục quan tâm dành nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sơ vật chất, trang thiết bị để có nhiều hơn các đơn vị trường học đạt chuẩn Quốc gia; Các đơn vị liên quan của tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học; các đơn vị trường học cần làm tốt công tác quản lý, chăm sóc, tạo môi trường học tập lành mạnh, an toàn.
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Video đang HOT
Làm gì khi phát hiện con bắt nạt người khác?
Nếu trẻ nói về người khác với thái độ hung hăng, bực tức hoặc có tiền, đồ chơi không phải của mình, rất có thể con bạn đang là kẻ bắt nạt.
Trang Rasing Children đưa ra lời khuyên giúp phụ huynh có hướng xử lý khi phát hiện con bắt nạt người khác.
1. Biểu hiện của hành vi bắt nạt
- Trêu chọc những đứa trẻ khác nhiều lần.
- Phớt lờ hoặc không cho bạn tham gia các hoạt động tập thể.
- Gọi bạn bằng cái tên khác mang ý nghĩa miệt thị.
- Lan truyền những câu chuyện không hay (đã và chưa được kiểm chứng) về những đứa trẻ khác.
- Đánh và đẩy bạn.
- Chiếm đoạt đồ của bạn.
Nếu trẻ em tham gia bắt nạt hoặc khuyến khích người khác cư xử như vậy, đó cũng là một hình thức bắt nạt. Việc này có thể xảy ra trực tiếp, cũng có thể diễn ra qua mạng.
2. Dấu hiệu con bạn đang bắt nạt người khác
- Nói về những đứa trẻ khác với một thái độ hung hăng, bực tức và đôi khi chửi rủa.
- Quá chú ý đến vẻ bề ngoài, từ đó đưa những phán xét tiêu cực đối với những người "lệch chuẩn" so với những tiêu chí con bạn coi là đẹp.
- Tỏ ra lạnh lùng, vô cảm đối với những người có hoàn cảnh khó khăn hoặc những câu chuyện cần được thông cảm và sẻ chia.
- Có tiền, có đồ chơi và một vài đồ dùng khác không phải của mình.
Ảnh: Kav L'Noar
3. Phụ huynh cần làm gì khi con bắt nạt bạn?
Nói chuyện với con và trường học
Bạn có thể bắt đầu bằng việc giải thích cho con bắt nạt là gì, những việc con làm vì sao được coi là hành vi bắt nạt người khác. Bố mẹ hãy cho trẻ cơ hội nói ra lý do tại sao làm như vậy, tránh đổ lỗi.
Sau đó, bạn hãy giúp con hiểu hành vi đó ảnh hưởng đến người khác như thế nào và đặt trường hợp có người làm lại việc đó với con và gia đình, con có cảm giác ra sao. Bắt nạt là hành vi sai trái và phải chấm dứt ngay, đây là điều quan trọng nhất bạn cần nhấn mạnh cho con hiểu.
Tại nhà, phụ huynh cần giám sát chặt chẽ hơn việc sử dụng điện thoại di động, Internet và xem tivi của con, tránh việc con xem những chương trình độc hại.
Thông thường, trường học là nơi xảy ra hành vi bắt nạt nhiều nhất. Thông qua nhà trường và bạn bè của con, bạn có thể biết chuyện gì đang diễn ra. Thái độ của bạn về việc này cũng sẽ ảnh hưởng tới quyết định xử phạt của trường với con bạn nếu như thật sự có hành vi bắt nạt trong trường học.
Suy nghĩ về lý do tại sao con bạn có hành vi đó
Việc hiểu được lý do vì sao con bắt nạt người khác có thể giúp bạn tìm ra cách chấm dứt hành vi này của trẻ.
Trong nhiều trường hợp, vì trẻ bị bắt nạt nên hình thành tâm lý muốn bắt nạt người khác để giải tỏa và cảm thấy an toàn. Đôi khi, trẻ không muốn bị cô lập nên chấp nhận chơi trong một nhóm hay đi bắt nạt người khác dù không trực tiếp tham gia hành vi này.
Việc trẻ thường xuyên xem các video, câu chuyện trên mạng khuyến khích bắt nạt và học theo cũng là một trong những lý do phổ biến khác.
Ngăn chặn hành vi bắt nạt tái diễn
- Thực hiện thỏa thuận giữa bạn, nhà trường và trẻ, bao gồm hệ quả trẻ sẽ phải chịu nếu tiếp tục hành vi bắt nạt và những điều con có thể làm thay vì bắt nạt người khác. Bạn nên yêu cầu con xin lỗi những người đã bị trẻ bắt nạt trước đó.
- Luôn là hình mẫu cho con. Cần cho trẻ thấy bạn luôn đối xử với người khác bằng sự tôn trọng và có tấm lòng nhân ái.
- Dành thời gian cho con đi chơi, tham gia các hoạt động mang tính cộng đồng hoặc cho con học thêm một môn nghệ thuật thay vì bỏ mặc trẻ xem video trên mạng một mình.
Thanh Hằng
Theo Raising Children/VNE
TP.HCM đầu tư 2.500 tỷ đồng xây dựng cơ sở 2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch UBND TP.HCM vừa duyệt dự án cây dựng trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (cơ sở 2) tại huyện Bình Chánh. Theo UBND TP.HCM, cơ sở 2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ kết hợp giữ mô hình trường học với bệnh viện (mô hình Viện - Trường), qua đó tăng cường đội ngũ giảng viên giỏi về lý...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168

Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar

Làm pháo lậu ở Hà Nội, nam thanh niên tử vong sau nhiều tiếng nổ

Radar phát hiện sự sống trong đống đổ nát, lực lượng cứu hộ Bộ Công an cưa, phá bê tông

Hiện trường cháy ô tô trên cao tốc, 1 người tử vong trong cabin

Ô tô con bẹp dúm sau va chạm với xe khách

Đoàn cứu hộ Việt Nam nỗ lực đưa nạn nhân 14 tuổi ra khỏi đống đổ nát

Chồng chở vợ đi khám thai, cả hai bị tai nạn tử vong tại chỗ

CSGT đưa cháu bé đi lạc quay lại trường học

Phát hiện thi thể nam sinh trôi trên kênh ở Cà Mau

Bình Phước: Nam thanh niên 18 tuổi tử vong trong tư thế treo cổ ở biệt thự

Cháy ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
18:45:03 01/04/2025
Nổ đường ống dẫn khí tại Malaysia làm 33 người bị thương
Thế giới
18:44:19 01/04/2025
Công an làm việc với 3 người đánh vợ chồng chủ tiệm hớt tóc ở Hội An
Pháp luật
18:13:06 01/04/2025
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
Sức khỏe
18:09:10 01/04/2025
Nghệ sĩ hài Vũ Quang nhập viện cấp cứu
Sao việt
18:06:33 01/04/2025
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
17:34:54 01/04/2025
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
17:23:28 01/04/2025
Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút
Lạ vui
17:20:12 01/04/2025
Pháo có liên quan gì đến buổi họp báo của Kim Soo Hyun?
Nhạc việt
17:19:23 01/04/2025
Nghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại Bangkok
Netizen
17:13:19 01/04/2025