Cạn tiền, BOT Cầu Thái Hà huy động vốn để trả nợ
Trong một thời gian dài, Công ty CP BOT Cầu Thái Hà luôn rơi vào tình cảnh doanh thu không bù đắp chi phí. Doanh nghiệp này còn đang phải gánh nhiều khoản lãi vay có quy mô lớn. Tuy vậy, tình trạng thua lỗ không phải là khó khăn duy nhất đối với BOT Cầu Thái Hà khi tiền mặt đang dần cạn kiệt.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, Công ty CP BOT Cầu Thái Hà lỗ 128 tỷ đồng. Ảnh: Bảo Bảo
Doanh thu không đủ bù đắp chi phí
Dự án BOT Cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đoạn đường nối 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình do Công ty CP BOT Cầu Thái Hà làm chủ đầu tư – đã được chấp thuận cho thu phí sử dụng đường bộ bắt đầu từ 0h00 ngày 10/1/2019. Tuy vậy, trạm BOT Cầu Thái Hà buộc phải tạm dừng thu phí chỉ sau nửa ngày vận hành.
Theo thông tin từ Công ty BOT Cầu Thái Hà, doanh nghiệp này luôn rơi vào tình trạng thu không đủ bù chi. Nguyên nhân chính của tình trạng này là lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường ở mức thấp, do vậy phí thu được không đủ bù đắp chi phí vận hành, chi phí tài chính (lãi vay, gốc vay) của Công ty.
6 tháng đầu năm 2019, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu 10 tỷ đồng nhưng chi phí giá vốn đã lên tới 42,6 tỷ đồng, khiến cho lợi nhuận gộp âm gần 32 tỷ đồng. Sau khi trừ đi khoản chi phí lớn nhất là lãi vay 53 tỷ đồng, BOT Cầu Thái Hà báo lỗ tới 85 tỷ đồng.
Tương tự 2 quý đầu năm 2019, BOT Cầu Thái Hà cũng báo lỗ 42 tỷ đồng trong quý III/2019. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, Công ty ghi nhận 17 tỷ đồng doanh thu và lỗ 128 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên báo cáo tài chính quý III/2019 ghi nhận Công ty đã kết chuyển khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.381 tỷ đồng vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình và đã khấu hao trong kỳ hơn 62,4 tỷ đồng (giá trị còn lại 1.318 tỷ đồng).
Huy động vốn để trả nợ
Trong bối cảnh doanh thu không bù đắp được chi phí, một khó khăn khác của BOT Cầu Thái Hà là khả năng thanh khoản. Tính đến thời điểm cuối quý III/2019, số dư tiền (tiền mặt tiền gửi ngân hàng) của Công ty chỉ còn chưa đến 1 tỷ đồng.
Khan hiếm tiền mặt sẽ khiến Công ty gặp rất nhiều áp lực trong việc thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn như tiền gốc và lãi vay ngân hàng, tiền hàng cho nhà cung cấp, tiền lương cho công nhân…, nhất là trong trường hợp các dự tính kết quả kinh doanh năm 2019 không thành hiện thực.
Để thanh toán các khoản vay đang đến hạn, mới đây, HĐQT Công ty đã thông qua việc triển khai thực hiện chào bán riêng lẻ 8,5 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Với giá chào bán 10.000 đồng/CP, BOT Cầu Thái Hà dự kiến sẽ thu về khoảng 85 tỷ đồng.
Số tiền thu được sẽ được dùng để trả nợ ngân hàng, cân đối giảm bớt đòn bẩy tài chính. Cụ thể, Công ty sẽ dùng 84 tỷ đồng để thanh toán khoản vay cho Công ty TNHH Tiến Đạt Phát theo Hợp đồng số 0106/2015/HĐTV/TĐP-BOTTH ngày 1/6/2015. 1 tỷ đồng còn lại sẽ được dùng để thanh toán cho khoản vay từ VietinBank – Chi nhánh Hà Nam.
Theo báo cáo tài chính quý III/2019, tại thời điểm cuối quý, tổng tài sản của BOT Cầu Thái Hà là 1.424 tỷ đồng. Tổng nợ vay của Công ty là hơn 1.135 tỷ đồng, trong đó, vay nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 109 tỷ đồng từ Công ty TNHH Tiến Đạt Phát, hơn 1.026 tỷ đồng vay dài hạn từ VietinBank.
Hiện, Tiến Đạt Phát sở hữu 59,48% vốn điều lệ của BOT Cầu Thái Hà. Giữa năm 2019, đơn vị này từng đăng ký bán 10 triệu cổ phần BOT Cầu Thái Hà nhưng không thực hiện giao dịch do Ban lãnh đạo thay đổi phương án kinh doanh.
Thế Anh
Theo baodauthau.vn
Nguy cơ tiềm ẩn từ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản
Bản thông tin tài chính của một số doanh nghiệp vừa công bố cho thấy, nhiều công ty huy động lượng vốn lên tới vài nghìn tỷ đồng qua kênh trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), nhưng kết quả kinh doanh lại kém sáng sủa.
Việc thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản buộc nhiều doanh nghiệp phải tìm đến kênh huy động vốn từ phát hành trái phiếu. Ảnh: Tiên Giang
Như trường hợp Công ty CP Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Sai Gon), báo cáo tài chính quý III/2019 cho thấy, đây đã là quý thứ 3 liên tiếp doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty bằng 0. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính (chủ yếu đến từ lãi đầu tư trái phiếu) đạt 24,4 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí tài chính (toàn bộ là chi phí lãi vay) cũng tăng mạnh lên mức 35,9 tỷ đồng. Do đó, Land Saigon ghi nhận lỗ ròng hơn 14,2 tỷ đồng trong quý III/2019, cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi hơn 2,1 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9/2019, nợ phải trả của doanh nghiệp này là 2.265 tỷ đồng, giảm 24%. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn lại tăng mạnh từ 89 tỷ đồng đầu năm lên 591 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Trước đó, trong tháng 10/2019, Land Sai Gon đã huy động thành công 1.100 tỷ đồng TPDN. Trong tháng 9/2019, HĐQT Công ty cũng đã phê duyệt phương án phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ.
Một nhóm công ty địa ốc khác như Bất động sản Hoa Anh Đào; Bất động sản Hoa Phượng; Bất động sản Lan Việt và Bất động sản Nova Lexington cũng báo lỗ liêu xiêu dù trước đó huy động lượng vốn "khủng" từ kênh TPDN.
Cụ thể, tại kỳ báo cáo tính đến hết 30/6/2019, Bất động sản Hoa Anh Đào báo lỗ 28,47 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty này là gần 71 tỷ đồng, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 9,12 lần. Bất động sản Hoa Phượng báo lỗ 27,54 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu chỉ 55,64 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 16,19 lần. Bất động sản Lan Việt cũng báo lỗ hơn 21 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 128 tỷ đồng, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 5 lần). Bất động sản Nova Lexington cũng báo lỗ tới 154 tỷ đồng, (vốn chủ sở hữu là 267,56 tỷ đồng, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là gần 11 lần).
Trong khi đó, dù không báo lỗ, nhưng Công ty CP Dịch vụ NewCo cũng có kết quả kinh doanh kém khả quan khi lãi vỏn vẹn 180 triệu đồng trên vốn chủ sở hữu 1.575 tỷ đồng. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 3,8 lần.
Trước đó, vào thời điểm cuối năm 2018, cả ba công ty Bất động sản Hoa Anh Đào; Bất động sản Hoa Phượng; Bất động sản Lan Việt huy động thành công 1.398 tỷ đồng TPDN (mỗi doanh nghiệp thu về 466 tỷ đồng). Trong khi đó, Bất động sản Nova Lexington huy động thành công 2.387 tỷ đồng TPDN vào ngày 17/10/2017.
Còn Công ty CP Dịch vụ NewCo có kế hoạch huy động 6.000 tỷ đồng qua hình thức trái phiếu với tài sản bảo đảm chính là một phần siêu dự án Grand World tại Phú Quốc mà Công ty tham gia kinh doanh nhưng không thành công. Hồi tháng 5, công ty này công bố phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu cho Techcombank với lãi suất kỳ đầu tiên là 10,35%.
Việc kinh doanh thua lỗ hoặc hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp đặt ra câu hỏi về khả năng thanh toán lãi và gốc trái phiếu khi đến hạn cho trái chủ mà ở đây chủ yếu là các ngân hàng.
Thời gian qua xuất hiện làn sóng phát hành trái phiếu rầm rộ của các doanh nghiệp bất động sản. Với việc thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, nhiều doanh nghiệp phải tìm đến kênh huy động vốn khác, trong đó có phát hành TPDN. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã và đang phải đẩy mạnh huy động qua TPDN với mức lãi suất thậm chí ở mức 14%/năm. Việc ồ ạt huy động vốn cùng với mức lãi suất cao ngất ngưởng gây nhiều lo ngại.
Từ thực trạng trên, việc hạn chế hoặc áp điều kiện chặt hơn trong phát hành TPDN tại lĩnh vực bất động sản đã được cơ quan quản lý cấp cao đặt ra. Phát biểu tại cuộc họp mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc phát triển thị trường TPDN là tất yếu và phải thúc đẩy thị trường này để giảm phụ thuộc vào kênh vốn ngân hàng. Nhưng nếu có bất thường, thiếu minh bạch hoặc thiếu an toàn thì phải chấn chỉnh. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan lưu ý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phát hành TPDN khi đây không phải là kênh cần khuyến khích hiện nay.
Hằng Nga
Theo Baodauthau.vn
Kết cấu kim loại và lắp máy Dầu khí (PXS) ghi nhận quý thứ 8 liên tiếp thua lỗ Công ty cổ phần Kết cấu kim loại và lắp máy Dầu khí (PXS) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019 với số lỗ gần 21 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 8 liên tiếp PXS thua lỗ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, PXS lỗ gần 71 tỷ đồng. Theo PVC-MS, tình hình sản xuất - kinh doanh...