‘Cần thủ’ thả mấy cần câu một lúc ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, mặc kệ biển cấm
Những ngày qua, tình trạng người dân ngang nhiên câu cá dọc hai bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ( TP.HCM) diễn ra ngày càng phức tạp, mặc kệ các bảng tuyên truyền ‘cấm đánh bắt cá dưới mọi hình thức’.
Chiều 14-9, khu vực cuối đường Trường Sa (phường 19, quận Bình Thạnh) đông nghịt người câu cá – Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo ghi nhận của phóng viên, tại mỗi điểm có từ 3-4 cần thủ tụ tập lại cùng câu. Có người mang theo nhiều cần và thả cùng lúc xuống kênh. Cứ khoảng vài trăm mét lại có một nhóm người câu, phóng viên ước tính có khoảng 50 cần thủ “say sưa” câu cá dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (hướng quận 3 về quận Bình Thạnh).
Điều đáng nói, một số cần thủ dùng lưỡi câu chùm và quăng xa bờ để bắt cá, điều này khiến nhiều người đi tập thể dục trên vỉa hè luôn trong tình trạng thấp thỏm, vì sợ mắc phải lưỡi câu.
Lúc 17h30 ngày 14-9, có mặt tại khu vực bờ kè cuối đường Trường Sa (thuộc phường 19, quận Bình Thạnh), phóng viên ghi nhận có hơn 20 cần thủ đang “trổ tài”. Nhiều người lớn còn dắt theo con nhỏ đi cùng, biến nơi đây không khác gì lễ hội câu cá.
Thời gian qua, mỗi ngày đều có rất nhiều cần thủ “phô diễn” kỹ thuật tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (hướng quận 3 về quận Bình Thạnh) – Ảnh: CHÂU TUẤN
Đang mải mê trò chuyện cùng bạn bè, anh Hoàng – một người câu cá tại đây – thoáng giật mình khi chúng tôi tiến đến hỏi chuyện. Anh Hoàng cho biết: “Mỗi ngày tầm 10h sáng là tôi ra đây thả câu. Ở đây nhiều cá lớn lắm! Vui thì đi kiếm vài con về nhậu chơi, hôm nào cá nhỏ quá thì mình thả”.
Cảnh giác hơn anh Hoàng, khi phóng viên tiếp cận một nhóm người khác thì họ lật đật thu cần, dọn đồ đạc và rời đi.
Video đang HOT
Việc câu cá ở dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè diễn ra như cơm bữa – Ảnh: LƯU DUYÊN
Thường xuyên đến đây để tập thể dục, bà Thanh Nga (65 tuổi, ngụ quận 3) ngao ngán: “Ý thức những người câu này kém lắm. Ngày trước tôi nhắc mãi nhưng họ không nghe, còn nạt nộ rằng có phải việc của tôi đâu mà nói. Tôi cũng sợ họ bực mình, động tay động chân với mình nên giờ không nói nữa. Biển cấm đầy ra đó mà còn không làm được gì”.
Mặc kệ các biển cấm đánh bắt cá, các cần thủ vẫn bất chấp – Ảnh: CHÂU TUẤN
Một số người dân khu vực cho biết hiện tượng những “tay câu” đến đây đã diễn ra từ lâu. Những người này còn thường xuyên rít thuốc, thẳng tay xả rác gây ô nhiễm kênh. Mặc dù cơ quan chức năng cũng thỉnh thoảng tuần tra, nhắc nhở, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đâu cũng lại vào đó.
Tình trạng này diễn ra đông nhất vào chiều tối – Ảnh: CHÂU TUẤN
Có người thả 3-5 cần câu cùng lúc – Ảnh: CHÂU TUẤN
Mỗi ngày, dưới chân cầu Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh) đều có rất đông người đến câu – Ảnh: CHÂU TUẤN
Một số cần thủ cho biết vào các ngày rằm, mùng 1… nhiều nhà chùa thả cá phóng sinh thì còn có thêm nhiều người đến câu – Ảnh: LƯU DUYÊN
Khu vực cuối đường Trường Sa (phường 19, quận Bình Thạnh) đông như lễ hội câu cá – Ảnh: CHÂU TUẤN
Trưởng Ban Trị sự GHPGVN Bình Chánh: Phóng sinh 'phải tôn trọng sự sống muôn loài'
Liên quan đến clip phóng sinh cá hải tượng 'khổng lồ' tại TP.HCM gây xôn xao, Hòa thượng Thích Huệ Minh, Trưởng ban Trị sự GHPGVN H.Bình Chánh cho biết rất tiếc vì xảy ra sự cố ngoài ý muốn và nhắc nhở Tăng, Ni, Phật tử về chuyện phóng sinh.
Trao đổi với Thanh Niên chiều 16.8, Hòa thượng Thích Huệ Minh, Trưởng ban Trị sự GHPGVN H.Bình Chánh cho biết, sư cô trong clip phóng sinh cá hải tượng khổng lồ được chia sẻ trên mạng xã hội hiện ở một tịnh thất trên địa bàn huyện.
Sau khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội, Ban Trị sự GHPGVN H.Bình Chánh đã mời sư cô đến văn phòng vào chiều 15.8 để nhắc nhở.
Hòa thượng Thích Huệ Minh cho hay, theo trình bày của sư cô, sư cô không biết cá hải tượng nguy hiểm hay có thể gây mất cân bằng sinh thái.
Đoạn clip phóng sinh cá hải tượng nặng khoảng 90kg được chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh CẮT TỪ CLIP
"Một Phật tử nuôi cá hải tượng ở nhà, sau khi cá lớn quá, Phật tử không dám ăn thịt mà mang đến nhờ sư cô thả phóng sinh. Họ cũng có ý tốt, mong thả về môi trường tự nhiên, nhưng thiếu sự hiểu biết nên đã mắc sai lầm. Đến khi sự việc xảy ra rồi, tôi cũng mới biết cá hải tượng có tai hại như vậy. Ban Trị sự đã nhắc nhở sư cô rút kinh nghiệm", Hòa thượng Thích Huệ Minh chia sẻ.
Qua vụ việc trên, ban Trị sự GHPGVN H.Bình Chánh cũng đã nhắc nhở Tăng, Ni, Phật tử hiểu rõ vấn đề nên phóng sinh thế nào để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc như sự việc vừa qua.
Theo Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN H.Bình Chánh, trước đây Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng trong một lần pháp thoại cũng đã chia sẻ về phóng sinh, người thả phải cân nhắc làm sao đừng để ảnh hưởng đến môi trường, đừng tạo ra mê tín dị đoan. Phóng sinh là phải tôn trọng sự sống, môi trường sống của muôn loài.
"Sau sự việc này, chúng tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho Tăng, Ni, Phật tử để chú ý tránh mắc sai sót", Hòa thượng Thích Huệ Minh bày tỏ.
Phóng sinh sao cho đúng?
Phóng sinh là truyền thống đẹp của đạo Phật, từ ý nghĩa bảo vệ và tôn trọng sự sống của mọi người, mọi loài. Từ đó, trong khả năng người ta có thể bằng tiền bạc, quyền lực để giúp cho mạng sống của mọi người, mọi loài được bình yên.
Người dân phóng sinh dịp Rằm tháng 7 tại chùa Diệu Pháp (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh NHẬT THỊNH
Trong lần chia sẻ khi đương chức Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM, Hòa thượng Thích Lệ Trang (hiện là Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM) đưa ra lời khuyên, trước khi dự định phóng sinh con gì, chúng ta phải cân nhắc xem môi trường chúng ta thả nó có tự thích nghi để sống được hay không.
Theo Hòa thượng Thích Lệ Trang, nếu chúng ta phóng sinh mà chỉ biết việc của mình, phóng sinh con vật ra môi trường mà nó không có khả năng tự sống thì nhiều khi kết quả mang lại bị trái ngược với ý nghĩa của phóng sinh.
"Khi chúng ta tình cờ thấy người ta đi câu về hoặc vừa giăng một mẻ lưới, trong khả năng chúng ta sẽ mua lại, đem thả ngay, đó là phóng sinh. Còn nếu chúng ta đặt hàng ở ai đó, nơi nào đó để phóng sinh thì vô tình chúng ta tạo thành nghề sống, dịch vụ có những người chuyên nuôi, đi bẫy để phục vụ phóng sinh, có thể trái nghĩa với tinh thần từ bi của đạo Phật", Hòa thượng Thích Lệ Trang phân tích.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), cá hải tượng còn có tên gọi khác là cá hải tượng long và có tên khoa học là arapaima gigas. Hiện cá hải tượng không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8.3.2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Thủy sản.
Phản hồi trước thông tin lo ngại phóng sinh cá hải tượng ra môi trường liệu có gây mất cân bằng sinh thái, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người hay không, Tổng cục Thủy sản khẳng định đến nay vẫn chưa có đánh giá về nguy cơ gây mất cân bằng sinh thái cũng như đe doạ đến tính mạng con người đối loài cá hải tượng.
Theo Tổng cục Thủy sản, cá hải tượng có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đặc biệt, cá trưởng thành có khối lượng lớn, tối đa có thể dài tới 3m, nặng đến 200kg. Thức ăn của cá hải tượng chủ yếu là các loài cá tạp, các loài tôm, tép, cua...
Chủ nhân clip thả cá khủng gây xôn xao: Không phải chỉ có 1 con Cách đây không lâu, đoạn clip ghi lại cảnh phóng sinh cá hải tượng long đã trở thành chủ đề bàn tán của dư luận. Chứng kiến cảnh một chú cá khổng lồ được thả xuống sông, rất nhiều người đã đưa ra ý kiến trái chiều. Hình ảnh một nhóm người phóng sinh cá hải tượng long thu hút sự chú ý....