Cần Thơ: Triều cường còn tiếp tục dâng cao
Theo Đài Khí tượng Thủy Văn TP Cần Thơ, có khả năng ngày mai 30/9, con nước sẽ đạt đỉnh của đợt triều cường này với mực nước xấp xỉ 2,2m. Ngập lụt đã gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông cũng như buôn bán của người dân.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai – Tìm kiếm Cứu nạn (PCTT-TKCN) TP Cần Thơ, do ảnh hưởng của triều cường cùng với nước đầu nguồn đổ về, mực nước trên sông Hậu, rạch lên cao đã gây ngập sâu nhiều tuyến đường ở khu vực nội ô, vỡ đê bao trên Cồn Khương… Một số tuyến đường ngập sâu như: Trần Văn Hoài, 30 Tháng 4, Mậu Thân…
Đến sáng 29/9, hàng loạt tuyến đường ở quận trung tâm Ninh Kiều như Mậu Thân, Lý Tự Trọng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Minh Khai, khu vực hồ Xáng Thổi… bị ngập sâu 30 – 40 cm, nhiều xe chết máy, ách tắc cục bộ.
Tại nút giao IC3 ngập khá sâu, ảnh hưởng người tham gia giao thông.
Vào lúc 16h ngày hôm qua (28/9), đỉnh triều cao nhất trên sông Hậu là 2,04m. Vào lúc 5h sáng ngày 29/9, mực nước đo được là 2,14m. Mực nước thực đo đã cao hơn mực nước dự báo 0,04m (dự báo là 2,1m). Theo Đài Khí tượng Thủy Văn TP Cần Thơ, có khả năng ngày mai 30/9, con nước sẽ đạt đỉnh của đợt triều cường này với mực nước xấp xỉ 2,2m.
Một hộ dân đặt máy bơm nước ngập từ trong nhà ra ngoài. Ành: Cửu Long.
Video đang HOT
Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TP Cần Thơ yêu cầu các quận, huyện chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện ứng cứu đối với khu vực ngập sâu, có nguy cơ vỡ đê bao; kiểm tra, xử lý, gia cố đê bao xung yếu, có nguy cơ ngập, sạt lở do triều cường. Đồng thời, tăng cường công tác tiếp nhận thông tin và dự báo đến người dân những diễn biến của tình hình khí tượng, thủy văn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp để phòng tránh; tăng cường công tác chống ngập úng đô thị, hạn chế thiệt hại do thiên tai, triều cường gây ra.
Nhà dân và vườn kiểng bị ngập úng sau khi vỡ đê ở Cồn Khương (quận Ninh Kiều). Ảnh: Cửu Long.
Bên cạnh đó, tổ chức trực ban 24/24 giờ trong các đợt triều cường, bão, mưa lớn xuất hiện để theo dõi, nắm chắc mọi tình hình có liên quan đến công tác PCTT-TKCN trên địa bàn quản lý. Lực lượng công an tích cực tuần tra, kiểm soát, điều tiết giao thông tại các tuyến đường bị ngập sâu, khu vực ngã ba, ngã tư nhằm hạn chế ùn tắc giao thông khi triều cường lên cao…
Mai Đỉnh
Theo Congly
Nước rút nhanh trên các tuyến đường thành phố Vinh
Cuối chiều 3/9, lượng mưa trên địa bàn TP.Vinh có phần giảm đi, các tuyến đường ngập úng nặng hầu hết đã rút nước, người dân lưu thông bình thường trở lại.
Theo ghi nhận của P.V, trong chiều 3/9, các tuyến đường bị ngập nặng như Phong Định Cảng, Lê Nin, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Hưng Đạo... đã cơ bản rút hết nước, xe cộ lưu thông không còn gặp khó khăn.
Tuyến đường Phong Định Cảng - một trong những điểm ngập lụt nặng nhất TP.Vinh đã thông thoáng trở lại. Ảnh: Quang An
Chị Nguyễn Thị Hoa, chủ kinh doanh trên đường Nguyễn Văn Cừ cho biết: khoảng hơn 15 giờ, nước bắt đầu rút dần và sau 1 tiếng, mặt đường khô ráo trở lại, chúng tôi nhanh chóng quét dọn vệ sinh để ổn định kinh doanh.
Đại Lộ Lê Nin trước và sau khi nước rút. Ảnh: Quang An
Ngay sau khi nước rút, người dân trên các con đường ngập lụt đã tập trung lau chùi các vật dụng, thu gom rác trên các tuyến đường, nhất là tại các miệng cống thoát nước.
Mặc dù mưa lớn nhưng theo quan sát, lượng rác thải trên các tuyến đường không nhiều, công tác thu gom được diễn ra nhanh chóng.
Sau khi nước rút người dân nhanh chóng dọn vệ sinh để ổn định cuộc sống, kinh doanh. Ảnh: Quang An
Được biết, UBND TP.Vinh đã chỉ đạo Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An tăng cường nhân lực và phương tiện di chuyển đến các điểm ngập trên địa bàn để khơi thông dòng chảy, dọn vệ sinh; cùng với việc lượng mưa đã giảm nên đã khiến nước rút khá nhanh.
Tuy nhiên, ở một số địa bàn vùng Nghi Phú, Nghi Đức, nước vẫn ngập cục bộ trên các tuyến đường.
Công nhân vệ sinh thu dọn rác để tránh ách tắc trên các tuyến đường nếu mưa trở lại. Ảnh: Quang An
Mặc dù nước đã rút nhưng theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 3/9 đến ngày 6/9, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt). Do đó, TP.Vinh nói riêng và các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần có phương án cụ thể để triển khai phòng chống ngập úng, sạt lở, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa lớn gây ra.
Theo Baonghean
Thành phố Thái Nguyên: Khắc phục hậu quả sau mưa bão Đợt mưa lớn, dông lốc xảy ra vào đêm ngày 09/9/2019 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã gây thiệt hại về người, tài sản và ngập lụt nhiều hộ dân trên địa bàn. Hiện nay, các địa phương đang nhanh chóng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, ổn định đời sống người dân. Ban chỉ đạo phòng chống lụt báo...