Cần Thơ lý giải việc đặt cống trên 32 đường nhưng vẫn ngập
Người dân khó hiểu vì vừa qua TP Cần Thơ thực hiện dự án lắp đặt cống trên 32 tuyến đường nhưng ngập vẫn ngập.
Từ ngày 30-9 đến 2-10, triều cường tại TP Cần Thơ vượt báo động 3 làm nhiều đường phố khu vực trung tâm ngập sâu. Dù Sở Giáo dục và Đào tạo ra thông báo cho học sinh lùi giờ vào học để tránh triều cường nhưng nhiều phụ huynh vẫn chật vật vượt qua dòng nước để đưa con đến trường.
Có xe bị chết máy, phụ huynh để xe lại, cõng con đến trường. “Năm nào tới mùa triều cường cũng vất vả đưa con đi học vì chạy tuyến đường nào cũng toàn là nước” – chị Bùi Việt Nga (ngụ phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) than.
Phụ huynh vất vả đưa con đi học trong sáng 2-10
Tâm sự của chị Nga cũng là nỗi niềm của nhiều người dân. Họ lấy làm khó hiểu vì vừa qua thành phố thực hiện dự án lắp đặt cống trên 32 tuyến đường nhưng ngập vẫn ngập.
Trước thắc mắc này, ông Nguyễn Văn Tho, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án ODA TP Cần Thơ (gọi tắt là Ban ODA), cho biết dự án lắp cống 32 tuyến đường thuộc gói thầu CT3-PW-1.11 “Cải tạo hệ thống thoát nước trung tâm quận Ninh Kiều” thuộc dự án “Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị” (dự án 3) do Ban ODA làm chủ đầu tư.
Video đang HOT
Cần Thơ: Triều cường dâng cao, trung tâm ngập nặng
Gói thầu này có tổng vốn gần 282 tỉ đồng, ngày kết thúc hợp đồng là 4-4-2024. Đơn vị thi công đã triển khai thi công tại 29/32 tuyến đường (tiến độ đạt hơn 81%), còn lại 3 tuyến đường và 2 trạm bơm chưa hoàn thành.
“Mục tiêu của gói thầu CT3-PW-1.11 là nâng cấp hệ thống thoát nước chứ không phải nâng cao độ của đường nên hiện nay triều cường thì vẫn ngập. Đây không phải là dự án chống ngập mà việc cải tạo này trên 32 tuyến đường để hỗ trợ hệ thống thoát nước cũ khi có mưa lớn” – ông Tho khẳng định. Ngoài gói thầu trên thì dự án 3 còn thực hiện 47 gói thầu khác như xây dựng kè sông Cần Thơ, các cống ngăn triều và âu thuyền, cải tạo nhiều con rạch trong thành phố… Dự án có tổng vốn 9.167 tỉ đồng, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới hơn 5.697 tỉ đồng, thời gian kết thúc cuối tháng 6-2024.
Ông Tho cho hay dự án 3 hoàn thành sẽ phát huy tác dụng chống ngập cho thành phố. Khi triều cường dâng cao, tất cả âu thuyền, cống được đóng lại để ngăn không cho nước từ sông vào vùng lõi. Nếu có mưa lớn sẽ sử dụng các máy bơm tại các cống, âu thuyền để bơm nước ra ngoài, từ đó tránh tình trạng ngập ở nội ô.
TP Hồ Chí Minh: Triều cường vượt báo động III, hàng loạt tuyến đường ngập sâu
Chiều 8/11, triều cường dâng cao vượt mức báo động III đã khiến hàng loạt tuyến đường ở TP Hồ Chí Minh bị ngập sâu, giao thông gặp khó khăn.
Người dân, học sinh phải bì bõm lội nước về nhà.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn ngày 8/11 là 1,69m, cao hơn báo động III. Thời gian xuất hiện đỉnh triều buổi sáng từ 4 - 6 giờ và chiều từ 17 - 19 giờ.
Hàng loạt tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh ngập nặng do triều cường dâng cao.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức, khoảng 16 giờ cùng ngày, mực nước từ các kênh rạch bắt đầu dâng cao khiến nhiều tuyến đường ở Quận 7, Quận 5 và huyện Nhà Bè, Bình Chánh bị ngập nặng.
Đường Trần Xuân Soạn (Quận 7) chìm trong biển nước.
Học sinh lội qua điểm ngập trên đường Cao Thị Chính để về nhà.
Các tuyến đường như Hùynh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn, Cao Thị Chính, Gò Ô Môi (Quận 7) cùng nhiều tuyến hẻm đã bị ngập sâu. Thời điểm triều cường trùng với giờ người dân đi làm về nên lượng phương tiện khá đông, di chuyển khó khăn qua đoạn ngập. Trong đó, ngập nặng nhất là đường Gò Ô Môi, Cao Thị Chính và hẻm 803 đường Hùynh Tấn Phát (Quận 7). Theo đó, nhiều đoạn ngập sâu 50cm khiến nhiều xe chết máy, người dân và học sinh bì bõm lội nước để về nhà.
Đường Cao Thị Chính (Quận 7) ngập sâu trong biển nước.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, buôn bán trên đường Gò Ô Môi chia sẻ: "Khu vực này thường xuyên bị ngập mỗi khi triều cường. Buổi sáng và chiều đều ngập, mỗi lần ngập là kéo dài vài tiếng mới rút khiến việc kinh doanh, buôn bán ế ẩm".
Nhiều xe chết máy khi qua điểm ngập trên đường Gò Ô Môi (Quận 7).
Nước triều cường dâng cao trên đường Gò Ô Môi khiến việc kinh doanh, buôn bán của người dân gặp nhiều khó khăn.
Theo người dân, mỗi đợt triều cường đều khiến cuộc sống đảo lộn, học sinh đi học, phụ huynh đi làm đều rất bất tiện.
Hẻm 803 Hùynh Tấn Phát (Quận 7) chìm sâu trong biển nước.
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo triều cường tại Nam Bộ sẽ còn tiếp tục kéo dài đến hết tháng 1/2023, mỗi tháng 2 đợt, tương đương còn 6 đợt triều cường. Trong 6 đợt triều cường này, riêng 3 đợt triều cường vào những ngày cuối tháng 11, 12/2022 và tháng 1/2023, độ cao mực nước tại trạm hải văn Vũng Tàu sẽ trên 4m. Trường hợp triều cường trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh sẽ làm gia tăng ngập lụt tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển và cửa sông khu vực ven biển Nam Bộ.
Đường Nguyễn Thị Thập (Quận 7) bị ngập do triều cường dâng cao.
Triều cường dâng cao, nhiều nơi ở TP Hồ Chí Minh ngập sâu Cơn mưa kéo dài đêm 24/10 kết hợp cùng triều cường sáng 25/10 đạt mức 1,7m khiến nhiều khu phố, tuyến đường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh chìm trong nước. Người dân vất vả di chuyển trên đường Trần Xuân Soạn (Quận 7). Ảnh: Hồng Giang/TTXVN Nhiều người dân phải rất vất vả vượt dòng nước ngập để kịp giờ đi...