Cần Thơ: Khó kiểm tra chất lượng thực phẩm bán qua mạng
Ngày 12/4, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP TP Cần Thơ, tổ chức hội nghị sơ kết công tác an toàn thực phẩm (ATTP) quý I và triển khai kế hoạch tháng hành động vì an toàn thực phẩm.
Ông Võ Thành Thống – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành về bảo đảm ATTP của TP Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra 1.693 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra có 1.578 cơ sở đạt điều kiện về ATTP; xử phạt hành chính 18 cơ sở với số tiền trên 47 triệu đồng, nhắc nhở 96 cơ sở vi phạm.
Theo Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP thành phố Cần Thơ, thời gian qua vẫn còn tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh cấm, nhiễm vi sinh…trong số thực phẩm qua kiểm tra tại các chợ truyền thống vẫn còn tồn tại. Còn phát hiện nhiều trường hợp thực phẩm không rõ nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, rất khó quản lý, kiểm soát chất lượng nguồn thực phẩm mua bán qua mạng…
Tại hội nghị, ông Võ Thành Thống – Chủ tịch UBND TP yêu cầu từ nay, các ngành chức năng có liên quan cần xử lý dứt điểm những tồn tại trong công tác ATTP trên địa bàn; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông qua nhiều kênh thông tin. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức cho người dân, tăng cường công tác hậu kiểm theo phân công, phân cấp.
Sớm triển khai ra quân thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 2 đơn vị điểm là quận Ninh Kiều và Bình Thuỷ bắt đầu từ đầu tháng 7 tới. Rà soát, kiện toàn bộ máy các tổ chức về ATTP ở cơ sở. Đứng đầu các tổ chức bộ máy này phải là chủ tịch xã, phường.
Ông Thống cũng chỉ đạo: Đối với việc quản lý thức ăn đường phố, giao Sở y tế quản lý, kiểm tra chặt hơn nữa; Các điểm tập trung đông người như các trường mầm non, tiểu học giao cho ngành GD&ĐT nói chung. Sở GD&ĐT phải thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm; Sở NN&PTNT tăng cường giám sát, quản lý chặt khâu giám sát sản xuất thực phẩm ngay từ đầu; Sở Công thương tiếp tục làm tốt công tác giám sát, chỉ đạo các Ban quản lý chợ, kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc các thực phẩm mua, bán trên mạng và tại các điểm chợ trên địa bàn…
Hoàng Tùng
Theo Dân trí
Video đang HOT
Suýt chết do dùng thuốc trị tiểu đường truyền miệng
Bệnh nhân uống "thuốc gia truyền" giúp trị bệnh đái tháo đường... cấp tốc theo lời người quen mách bảo. Kết quả, nhập viện trong tình trạng nguy kịch, do thuốc chứa phenformin - dược chất đã bị cấm vì tỉ lệ gây tử vong lên đến 50%.
Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám sau cấp cứu - ẢNH: NGUYÊN MI
Nguy kịch vì "thuốc dân gian"
Bà Đ.T.M (65 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM) đang được theo dõi và điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tại bệnh viện địa phương.
Tuy nhiên, hai tháng gần đây, nghe theo lời người quen mách bảo về loại thuốc gia truyền giúp trị bệnh tiểu đường... cấp tốc, bà M. đã ngưng theo dõi bệnh tại bệnh viện mà chuyển sang dùng loại thuốc theo truyền miệng không rõ nguồn gốc này.
Sau một thời gian dùng thuốc dân gian, bà M. thường xuyên bị mệt mỏi, ăn uống kém, sức khỏe ngày càng suy giảm dần. Bệnh nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD) trong tình trạng nguy kịch: suy hô hấp, tụt huyết áp, toan máu nặng, chỉ số a xít lactic trong máu tăng rất cao.
Thuốc được người nhà đem vô cho bác sĩ xem có dạng viên vo tròn với nhiều màu sắc.
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và phối hợp liên chuyên khoa khẩn để cấp cứu, hồi sức tích cực, lọc máu để loại bỏ bớt a xít lactic ra khỏi cơ thể, giành lại sự sống cho bệnh nhân.
Sau hơn 10 ngày điều trị và chăm sóc tích cực tại bệnh viện, bệnh nhân dần hồi phục và được xuất viện. Bà tiếp tục phải duy trì theo dõi và điều trị ĐTĐ lâu dài.
"Người bệnh tuyệt đối không nên nghe theo lời khuyên của những người không có chuyên môn hay tin quảng cáo trên internet, truyền miệng mà sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, bỏ điều trị, làm cho các biến chứng ngày càng nặng nề và có thể nhiễm a xít lactic nguy hiểm chết người"
Tiến sĩ - bác sĩ Trần Quang Nam
"Sử dụng thuốc có chứa phenformin vô cùng nguy hiểm cho tính mạng, không phải lúc nào cũng có thể điều trị thành công như trường hợp của bà M. Đối với những trường hợp dùng thuốc có phenformin quá lâu, đến bệnh viện quá muộn không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong", bác sĩ Triết khuyến cáo.
Chất cấm trong thuốc trôi nổi
Các bác sĩ cảnh báo, thời gian vừa qua, việc sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ cấp tốc trôi nổi đang có xu hướng nở rộ, gây những biến chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí là tử vong.
Các loại thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng trình bày khác nhau: dạng viên thuốc gia truyền, thuốc tễ, tiểu đường hoàn, viên tiểu đường...
Các loại này được nhiều người truyền miệng nhau là thuốc dân gian, gia truyền, mách nhau sử dụng để điều trị ĐTĐ và nguy hiểm là đều có chứa phenformin.
Phenformin được phát hiện vào năm 1957 dùng để điều trị ĐTĐ. Tuy nhiên trong quá trình theo dõi, người ta nhận thấy phenformin mặc dù giúp kiểm soát đường huyết nhưng lại gây ra tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng - đó chính là nhiễm a xít lactic, có thể đe dọa tính mạng, dẫn đến tử vong.
"Thuốc dân gian" trị đái tháo đường trôi nổi chứa chất cấm - BVCC
Chính vì vậy, vào những năm 1970, phenformin dần bị hạn chế sử dụng và bị cấm lưu hành ở Mỹ cũng như các nước khác từ năm 1978.
Thống kê của BV ĐHYD, từ khoảng cuối năm 2018 đến nay, bệnh viện đã điều trị cấp cứu hơn 10 trường hợp nhiễm a xít lactic do sử dụng thuốc điều trị bệnh ĐTĐ không rõ nguồn gốc, có chứa phenformin.
Theo tiến sĩ - bác sĩ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tổng hợp, BV ĐHYD: ĐTĐ là một bệnh lý mạn tính ngày một gia tăng, gây ra nhiều biến chứng.
Bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa được biến chứng nếu người bệnh tuân thủ điều trị đúng cách, theo dõi định kỳ.
"Người bệnh tuyệt đối không nên nghe theo lời khuyên của những người không có chuyên môn, hay tin những lời quảng cáo trên internet, truyền miệng mà sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, bỏ điều trị, làm cho các biến chứng ngày càng nặng nề và có thể nhiễm a xít lactic nguy hiểm chết người", bác sĩ Nam cảnh báo.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ Nam, chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý kết hợp với việc dùng thuốc và theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế sẽ giúp người bệnh ĐTĐ kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh sống vui khỏe, lạc quan.
Tiến sĩ - bác sĩ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tổng hợp, BV ĐHYD cho biết: Nhiễm toan a xít lactic do phenformin trên người bệnh ĐTĐ giai đoạn đầu thường biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, yếu cơ.
Khi tình trạng nặng dần sẽ có biểu hiện thở nhanh, tim đập nhanh, tụt huyết áp và rối loạn tri giác và suy hô hấp.
Chẩn đoán xác định nhiễm toan lactic dựa trên các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu phát hiện tình trạng toan máu cùng với nồng độ a xít lactic tăng cao. Đây là một biến chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng và dẫn đến tử vong, cần phải được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.
Theo Thanh Niên
Nhật thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su vì chứa chất cấm Trung tâm Y tế cộng đồng thành phố Osaka đã ra lệnh thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt nhập khẩu từ Việt Nam do có chứa chất cấm ở nước này. Hình ảnh sản phẩm Chin-su bị thu hồi ở Nhật - Ảnh: Osaka City Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 6-4, ông Tạ Đức Minh - tham tán thương...