Cần Thơ: Khẩn trương hoàn thành hỗ trợ người lao động gặp khó khăn
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 148/KH-UBND của UBND thành phố Cần Thơ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, thành phố đã và đang khẩn trương thực hiện chi hỗ trợ các đối tượng trên địa bàn.
Trao tiền hỗ trợ cho người bán vé số tại thành phố Cần Thơ. Ảnh: TTXVN phát
Tính đến ngày 20/9, toàn thành phố Cần Thơ đã hỗ trợ cho 3.663 người sử dụng lao động, với 99.492 lượt người, tổng kinh phí trên 84,5 tỷ đồng, đạt 76,1% so với số lượng được phê duyệt.
Thành phố đã hoàn thành việc hỗ trợ 3.653 người sử dụng lao động/74.717 người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, với số tiền trên 36,8 tỷ đồng. Cần Thơ đã thực hiện việc hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, nhưng đến nay chưa phát sinh hồ sơ đề nghị.
Video đang HOT
Trên địa bàn đã có 10 doanh nghiệp được giải ngân để trả lương ngừng việc cho 1.678 người lao động với số tiền cho vay là trên 6,5 tỷ đồng… Thành phố đã chi hỗ trợ tiền mặt cho 23.143 lượt người với trên 41,5 tỷ đồng, đạt 40,69% so với số lượng được phê duyệt.
Ngoài ra, thành phố Cần Thơ đã triển khai các chính sách hỗ trợ khác đối tượng và người dân gặp khó khăn do đại dịch như: Hỗ trợ suất cơm miễn phí cho lực lượng tuyến đầu chống dịch; tặng quà là lương thực, thực phẩm thiết yếu cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; duy trì mô hình Chợ 0 đồng, Bếp yêu thương, Chuyến xe yêu thương, Chuyến xe Dân vận, Công trình 650 Túi thuốc yêu thương, ATM gạo… để san sẻ khó khăn cùng nhau vượt qua đại dịch…
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố còn phối hợp với Ủy ban MTTQ thành phố, UBND thành phố sử dụng Quỹ Vì người nghèo thành phố Cần Thơ để hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 với mức từ 500.000 đến 900.000 đồng/hộ. Thành phố đã tổ chức đón 1.122 người dân thành phố Cần Thơ sinh sống, học tập và làm việc tại TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương trở về quê an toàn…
Theo ông Tiêu Minh Dưỡng, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, trong bối cảnh dịch COVID -19 diễn biến khá phức tạp, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, các ngành, cấp trong toàn thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp, tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, nên ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP.
Mặt khác, tiến độ chi hỗ trợ sau khi có quyết định phê duyệt ở một số chính sách còn chậm do một số đối tượng đang cách ly y tế tập trung, đang trong khu phong tỏa. Nhiều người dân, doanh nghiệp có tâm lý chờ hết dịch bệnh mới thực hiện, chưa chủ động kê khai qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, nên số lượng người ở một số chính sách còn ít hoặc chưa phát sinh. Người lao động và sử dụng lao động cũng chưa thật sự hiểu hết các chính sách, chưa tích cực gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ với các cơ quan địa phương…
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố đang cùng với các địa phương khẩn trương chi hỗ trợ các đối tượng còn lại; cố gắng sớm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt để giúp các doanh nghiệp, người lao động giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.
Bình Phước: Hỗ trợ cho người yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Trước diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước vừa yêu cầu các đơn vị, địa phương hỗ trợ nơi ở cho người lang thang, cơ nhỡ, người không có chỗ ở tạm thời trong thời gian giãn cách xã hội.
Theo đó, các địa phương kiểm tra, rà soát người lang thang, cơ nhỡ tá túc tạm thời tại vệ đường, gầm cầu, bến xe, công trường xây dựng và sống tại các điểm công cộng để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19; rà soát các ký túc xá, trường học, các khu nhà trọ để bố trí người lang thang, cơ nhỡ tại địa bàn vào ở tạm thời, bảo đảm công tác phòng, chống dịch; vận động chủ nhà trọ, nhà nghỉ miễn, giảm tiền cho người thuê nhà để người dân yên tâm ở trong nhà phòng, tránh dịch.
Tỉnh Bình Phước cũng quan tâm giải quyết chính sách hỗ trợ đối với người lang thang, cơ nhỡ; huy động, vận động cộng đồng hỗ trợ, cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu cho những người lang thang, cơ nhỡ đảm bảo không ai bị đói, không có chỗ ở. Đối với trường hợp thật sự cần thiết, không bố trí được chỗ ở, có thể đưa người lang thang cơ nhỡ vào ở tạm thời tại các trung tâm bảo trợ xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm công tác phòng, chống dịch.
Phường Tiến Thành chi tiền hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP cho các hộ dân khó khăn ở khu phố Suối Cam, tỉnh Bình Phước. Ảnh minh họa: baobinhphuoc.com.vn
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước cho biết, thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg, đến thời điểm hiện nay đã có gần 68.200/77.900 người dân khó khăn ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được hưởng hỗ trợ với tổng số tiền gần 66,5 tỷ đồng. Trong đó có 64.781 người là lao động tự do; 2.272 người bán vé số; 983 người cách ly y tế và điều trị COVID-19; 423 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Ngoài ra, tỉnh Bình Phước cũng đã triển khai chính sách hỗ trợ người lao động, sinh viên Bình Phước có hoàn cảnh khó khăn đang ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉnh đã chi hỗ trợ thông qua đường bưu điện cho 278 người nghèo, cận nghèo, 26 người khuyết tật (trong đó có 147 người đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, 134 người đang ở tỉnh Bình Dương, 23 người đang ở tỉnh Đồng Nai) mỗi người 1 triệu đồng; phê duyệt hỗ trợ cho 8.696 người lao động bị mất việc làm, không có thu nhập và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bị kẹt lại các tỉnh TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai mỗi người 700.000 đồng. Nhóm đối tượng này đang được tỉnh Bình Phước tổ chức chi hỗ trợ qua đường bưu điện.
Trà Vinh: Lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng được hỗ trợ khó khăn Chồng của bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (phường 5, TP Trà Vinh) là thợ hàn sắt (lao động tự do) làm nhà tiền chế, là nguồn lao động nuôi ba mẹ già trên 80 tuổi và con nhỏ. Do dịch bệnh COVID-19 địa phương phải thực hiện cách ly xã hội, chồng bà không đi làm được. Bà Quỳnh hỏi, gia đình bà...