Cần Thơ gấp rút phân bổ gạo cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19
Ngày 24/8, các địa phương trên địa bàn thành phố Cần Thơ gấp rút triển khai lập danh sách các đối tượng đang gặp khó khăn do dịch COVID-19 để người dân sớm được tiếp nhận gạo hỗ trợ từ Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Nam Bộ.
Nhiều công nhân ở trọ tại phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã và đang trải qua khó khăn mỗi ngày vì thời gian nghỉ việc gần 2 tháng không có thu nhập.
Trước đó, vào ngày 22/8, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã ký ban hành quyết định số 1868/QĐ-UBND về việc tiếp nhận, phân bổ gạo cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
UBND thành phố Cần Thơ tiếp nhận 1.400 tấn gạo từ Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Nam Bộ (T ổng cục Dự trữ Nhà nước) trực tiếp cấp về các điểm tiếp nhận của UBND quận, huyện và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Cần Thơ.
Số gạo này sẽ được phân bổ cho 93.333 người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 ở 9 quận, huyện và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Mỗi người sẽ được nhận 15kg gạo.
Video đang HOT
Để kịp thời hỗ trợ gạo cho đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19, UBND thành phố Cần Thơ giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch tiếp nhận và hỗ trợ gạo cho người dân gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh tại các quận, huyện; chủ động liên hệ Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Nam Bộ về thời gian, địa điểm và phương thức giao, nhận gạo; phối hợp với UBND các quận, huyện thực hiện tiếp nhận và giao gạo cho các đối tượng theo quy định.
UBND thành phố Cần Thơ giao UBND các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn rà soát các nhóm đối tượng theo Tờ trình số 145/TTr-UBND ngày 17/8/2021 của UBND thành phố Cần Thơ, ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng đang gặp nhiều khó khăn. Đối với các đối tượng còn lại sẽ tiếp tục hỗ trợ theo các đợt xuất cấp tiếp theo của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước.
UBND thành phố cũng yêu cầu UBND các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị có liên quan cấp phát gạo kịp thời cho các đối tượng được hỗ trợ theo quy định; quản lý chặt chẽ, đồng thời ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình kết quả tiếp nhận về số lượng, giá trị và chất lượng gạo được hỗ trợ cho đối tượng; tổng hợp, báo cáo kết quả về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Cần Thơ muốn trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước
UBND thành phố Cần Thơ vừa có quyết định phê duyệt đề án "Tái cơ cấu sản xuất công nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng hiện đại", với mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp (CN) lớn của cả nước và mang tầm khu vực...
Giai đoạn đến năm 2025, thành phố phấn đấu trở thành trung tâm CN lớn của cả nước và mang tầm khu vực về CN chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, có sức lan tỏa, tác động đến phát triển CN toàn vùng ĐBSCL.
Đến năm 2030, thành phố phấn đấu có một số nhóm ngành, sản phẩm CN hiện đại, chuyên môn hóa cao, gắn với phát triển ổn định và bền vững vùng ĐBSCL.
Giai đoạn 2021-2025, tăng trưởng kinh tế của thành phố phấn đấu đạt từ 7,5-8%/năm; trong đó ngành CN và xây dựng phấn đấu tăng bình quân từ 9-9,5%/năm. Tỷ trọng của ngành CN và xây dựng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực và có xu hướng tăng nhẹ, chiếm khoảng 33,7-34% trong cơ cấu kinh tế của thành phố, tính riêng ngành CN chiếm khoảng 28-29%.
Giai đoạn 2026-2030, dự báo kinh tế của tăng bình quân 7-7,5%/năm; trong đó, ngành CN và xây dựng đạt từ 7,5-8%/năm. Đến năm 2030, tỷ trọng ngành CN và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của thành phố sẽ duy trì hoặc tăng nhẹ so với năm 2025, đạt khoảng 34,02-34,28% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
Khu công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ. Ảnh: Cảnh Kỳ
Từ dự báo trên, giai đoạn 10 năm tới dự kiến GRDP của thành phố sẽ đạt khoảng 9.400-11.000 USD/người, tương đương 125-146% mức trung bình của cả nước.
Thành phố định hướng tập trung phát triển CN với tốc độ nhanh, năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng dần cơ cấu các ngành CN ứng dụng công nghệ cao, thu hút đầu tư phát triển các ngành ưu tiên và đem lại giá trị gia tăng cao...
Nhóm ngành ưu tiên phát triển gồm: chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất (dược phẩm, phân bón, cao su, nhựa...); các ngành CN công nghệ cao (điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin...); cơ khí, chế tạo (sản xuất máy móc, thiết bị...); vật liệu mới theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu; năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Nhóm ngành CN hỗ trợ gồm CN hỗ trợ ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống; CN hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo, điện tử, CN công nghệ cao; CN hỗ trợ ngành dệt may, da giày.
Nhiều giải pháp được đề ra như tạo lập môi trường đầu tư và cải cách hành chính; chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp; chính sách phát triển nguồn nhân lực...
Tặng quà Tết cho các hộ chính sách và gia đình khó khăn ở Cần Thơ, Phú Yên Sáng 29/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các tỉnh Cần Thơ, Phú Yên tổ chức tặng quà Tết cho các hộ chính sách và gia đình khó khăn. * Sáng 29/1, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển gặp gỡ, tặng 80 phần quà (trị giá 1 triệu đồng/phần quà) cho...