Cần Thơ: Đầu tư hơn 270 tỷ đồng xây kè chống sạt lở sông Trà Nóc
UBND thành phố Cần Thơ vừa có quyết định giao số vốn 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương cho Chi cục Thủy lợi thành phố để đầu tư xây dựng tuyến kè chống sạt lở trên sông Trà Nóc, quận Bình Thủy.
Sạt lở bờ sông Trà Nóc đang diễn biến nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, tài sản của người dân. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, UBND thành phố Cần Thơ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với số vốn 100 tỷ đồng từ vốn ngân sách Trung ương của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội cho dự án Kè chống sạt lở khẩn cấp trên sông Trà Nóc, phường Trà An, quận Bình Thủy (đoạn từ cầu Xẻo Mây đến cầu Rạch Chùa) do Chi cục Thủy lợi làm chủ đầu tư.
Đây là dự án nhóm B, đầu tư trong giai đoạn 2022-2025 với tổng vốn đầu tư gần 272,5 tỷ đồng bao gồm: chi phí xây dựng kè 170 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần 56 tỷ đồng, chi phí tư vấn gần 7,6 tỷ đồng, chi phí khác 32 tỷ đồng…
Công trình có chiều dài 2.000 m, quy mô kè kiên cố bê tông cốt thép, mái kè được thảm đá gia cố. Thời gian dự kiến khởi công vào tháng 5/2023 và hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng tháng 6/2025; trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương là 100 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương. UBND thành phố giao Chi cục Thủy lợi căn cứ danh mục dự án và mức vốn bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao; tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư trình cấp thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở giao chỉ tiết kế hoạch vốn thực hiện hằng năm, triển khai thực hiện theo quy định.
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cũng giao các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Chi cục Thủy lợi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để dự án hoàn thành theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng phát huy hiệu quả đầu tư.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quí Ninh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi thành phố Cần Thơ cho biết, bờ sông Trà Nóc đoạn từ cầu Xẻo Mây đến cầu Rạch Chùa (đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Trà An) sạt lở đang diễn ra nghiêm trọng. Việc đầu tư xây dựng bờ kè nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của dân cư trên toàn tuyến cũng như cơ sở hạ tầng ở khu vực này, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân.
Bên cạnh đó, kè sẽ giúp khắc phục tình trạng lấn chiếm mặt tiền sông, san lấp, gia tải lên bờ sông của các hộ dân, tránh được những thiệt hại do sạt lở gây ra. Đồng thời, ngăn chặn người dân tái lấn chiếm, xây cất nhà trái phép ven sông; góp phần đảm bảo quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của quận Bình Thủy.
Sông Trà Nóc là một trong hai con sông lớn ở quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ), có điểm đầu tiếp giáp với sông Hậu. Con sông này đang đối mặt với tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hàng chục căn nhà. Riêng trong hai năm 2020 và 2021, đoạn sông Trà Nóc chảy qua địa phận phường Trà An xảy ra 7 đợt sạt lở, làm sụp đổ và ảnh hưởng gần 40 căn nhà.
Hiện nay, tình hình sạt lở diễn biến nguy hiểm, tiếp tục đe dọa đến tính mạng, tài sản của hơn 120 hộ dân sinh sống ven tuyến sông này.
Theo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự – Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ, những năm gần đây, tình hình sạt lở đã và đang diễn ra rất phức tạp trên địa bàn thành phố, gây ra thiệt hại lớn về người tài sản của nhân dân trên địa bàn.
Trong các năm qua, thành phố Cần Thơ rất quan tâm đến công tác phòng chống sạt lở, đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống sạt lở bao gồm công trình và phi công trình để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về sinh mạng và tài sản của người dân.
Để chủ động ứng phó với thiên tai, thời gian qua, địa phương đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”. Tuy nhiên, tình hình sạt lở bờ sông được dự báo sẽ diễn ra rất phức tạp trong thời gian tới, nguy cơ gây ra thiệt hại lớn về người tài sản của người dân.
Bên cạnh đó, ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn, chưa đủ vốn để đầu tư các tuyến kè ở những khu vực sạt lở đang bức xúc. Thành phố Cần Thơ đã kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành bố trí nguồn vốn để thành phố xây dựng 4 công trình kè chống sạt lở khẩn cấp có tổng chiều dài 5.150m với kinh phí khoảng 750 tỷ đồng.
Trong đó, có 3 dự án ở quận Bình Thủy (sông Trà Nóc và sông Bình Thủy) và 1 dự án ở huyện Vĩnh Thạnh (sông Cái Sắn). Mỗi công trình kè này có mức đầu tư dự kiến từ 100 – 300 tỷ đồng.
Cần Thơ: Xuất hiện triều cường cao nhất từ trước đến nay
Trong ngày thứ 5 của đợt triều cường đầu tháng 9 âm lịch, mực nước triều cường ở Cần Thơ đã lập đỉnh lịch sử mới với 2,27m, cao hơn báo động III là 0,27.
Nước ngập mênh mông trên đường Trần Văn Hoài, quận Ninh Kiều.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ, mực nước đo được trên sông Hậu vào lúc 19 giờ ngày 12/10 là 2,27m, Với mực nước này triều cường rằm tháng 9 âm lịch năm nay đã vượt mức lịch sử năm 2019 là 0,02m. Như vậy, với mực nước của đỉnh triều đo được tối 12/10 cao hơn mức lịch sử là 2cm và đây có thể là mức nước cao nhất trong đợt triều cường này.
Ghi nhận của phóng viên, nhiều tuyến đường trong nội ô của Cần Thơ bị ngập sâu, khiến giao thông đi lại khó khăn, cuộc sống của người dân bị đảo lộn trong những ngày qua. Nhiều điểm ngập rất sâu, có nơi gần nửa mét khiến xe máy qua lại hầu hết chết máy. Lực lượng Công an, dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên, các lực lượng xung kích đã bố trí lực lượng để hỗ trợ người dân đẩy xe và phân luồng, điều tiết giao thông.
Đường Đồng Khởi ngập sâu, tối 12/10.
Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ, mực nước cao nhất tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu ghi nhận tối 12/10 đã vượt mức lịch sử ghi nhận năm 2019 khiến cơ quan chuyên môn bất ngờ. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi về hướng gió từ biển nên bất ngờ đẩy triều cường lên cao. Triều cường xuất hiện buổi sáng từ 7 - 9 giờ và buổi chiều từ 19 - 20 giờ. Trong những ngày tới, triều cường bắt đầu xuống nhưng vẫn ở mức cao. Vì vậy, các địa phương cần chú ý triều cường kết hợp với mưa lớn có thể gây ngập úng trên diện rộng, khu vực trũng thấp, vùng nội đô, ven sông và có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của thành phố.
Để ứng phó với đợt triều cường cao nhất trong năm, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Cần Thơ đã chủ động tăng cường lực lượng xuống cơ sở để hỗ trợ cho các địa phương trong phòng, chống ngập đô thị và phòng, chống sạt lở đê bao, bảo vệ vườn cây ăn trái, rau màu, vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Hơn 21 giờ tối 12/10, đường Châu Văn Liêm vẫn còn ngập.
Tại các cồn trên sông Hậu (cồn Sơn, cồn Khương) trong những ngày qua xuất hiện tình trạng nước tràn bờ, rò rỉ gây sạt lở một số nơi. Nhiều diện tích vườn cây ăn trái tại cồn Sơn bị ngập do triều cường kết hợp nước thượng nguồn đổ về. Tại các điểm đê bao xung yếu, rò rỉ nước, sạt lở được chính quyền địa phương huy động lực lượng gia cố, khắc phục sạt lở. Bên cạnh đó, các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng... đã huy động lực lượng là quân đội, công an, dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên, chữ thập đỏ... túc trực tại các tuyến đường ngập sâu, hỗ trợ phương tiện giao thông chết máy; tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông hạn chế ùn tắc cục bộ, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường...
Trước khi lập kỷ lục mới, đỉnh triều cao nhất từng được ghi nhận ở Cần Thơ là 2,25m, xuất hiện vào ngày 30/9/2019.
Tiền Giang: Bờ sông Ba Rày tiếp tục sạt lở nghiêm trọng Tuyến sông Ba Rày chảy qua các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy nối vùng Đồng Tháp Mười phía Bắc với sông Tiền phía Nam hiện là một trong những điểm nóng về sạt lở tại tỉnh Tiền Giang. Hiện trạng sạt lở. Trong những ngày qua, mưa lũ và triều cường khiến bờ Đông sông Ba Rày qua địa bàn xã...