Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân người Campuchia nguy kịch
Sáng 12/6, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết vừa cấp cứu thành công bệnh nhân Ro Ky Yah, 21 tuổi, quốc tịch Campuchia. Bệnh nhân được bệnh viện Đa khoa khu vực An Giang chuyển đến với tình trạng rất phức tạp: Xuất huyết đa cơ quan.
Bệnh khởi phát 16 ngày trước đó khiến bệnh nhân Ro Ky Yah sốt cao, mệt khó thở, da xanh, ói ra máu, tiêu phân đen. Ban đầu bệnh nhân nhập viện điều trị tại BV Campuchia không giảm nên chuyển đến BV ĐK khu vực An Giang. Bệnh nhân được chẩn đoán: Choáng nhiễm trùng, viêm phổi-xuất huyết giảm tiểu cầu. Bệnh nhân được các bác sĩ truyền máu, truyền dịch, cho dùng kháng sinh.
Bác sĩ BVĐKTƯ Cần Thơ đang chăm sóc cho bệnh nhân Ro Ky Yah.
Sau đó bệnh nhân được chuyển đến BVĐKTƯ Cần Thơ. Khi tiếp nhận, bệnh nhân trong tình trạng nặng, mạch nhanh, da xanh, xuất huyết da niêm, kết mạc, xuất huyết nơi tiêm chích.
Kết quả xét nghiệm ban đầu, bệnh nhân được chẩn đoán: Thiếu máu mức độ nặng do xuất huyết ổ bụng lượng nhiều, xuất huyết nang buồng trứng, xuất huyết giảm tiểu cầu do miễn dịch, máu tụ dưới màng cứng lượng ít.
Xác định bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, nguy cơ tử vong cao, phía bệnh viện đã nhanh chóng hội chẩn và quyết định vừa hồi sức tích cực vừa phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Do hoàn cảnh kinh tế gia đình bệnh nhân rất khó khăn, nên Ban giám đốc bệnh viện chỉ đạo làm mọi cách tốt nhất để cứu sống bệnh nhân trước, chi phí tính sau.
Sau ca phẫu thuật thành công, sáng nay bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
Trước hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân, sau phẫu thuật thành công, các bác sĩ, phòng công tác xã hội của BV ĐKTƯ Cần Thơ đã kêu gọi các tổ chức, mạnh thường quân tìm nguồn kinh phí hỗ trợ cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Theo danviet.vn
Mắc bệnh này ăn cá chép có thể chết người
Cá chép là món ăn ngon, bổ, nhưng với một số người mắc bệnh hoặc đang điều trị thuốc đông y có cam thảo, ăn cá chép có thể gây độc cho cơ thể, thậm chí chết người.
Ảnh minh hoạ: Internet
Cá chép là một loại thực phẩm thường dùng trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt với giá trị dinh dưỡng cao, giàu hương vị.
Đặc biệt, với đặc thù thịt béo, dày, ít xương, mùi vị ngọt, thớ thịt trắng, cá chép được chế biến thành rất nhiều món ăn như: Hấp, nấu canh, rán hay om ... Trong y học cổ truyền, thịt, đầu và vây loại cá này đều có tác dụng như một loại thuốc quý chữa nhiều bệnh.
Theo Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam trong Đông y, thịt cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy. Cá chép còn được coi là thuốc tốt chữa bệnh phụ nữ.
Do cá chép có tính dương thì vậy không nên ăn cùng thịt gà do thịt gà cũng có tính ấm. Không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có thể sinh ra độc tố không có lợi cho sức khỏe. Người đang uống thuốc đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cùng cá chép có thể sinh ra độc tố gây chết người.
Cá chép nhiều tác dụng là thế, tuy nhiên, không phải ai cũng được phép sử dụng thoải mái loại cá này. Dưới đây là một số trường hợp không nên ăn cá chép vì có thể mang hoạ:
Do cá chép có tính dương thì vậy không nên ăn cùng thịt gà do thịt gà cũng có tính ấm. Không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có thể sinh ra độc tố không có lợi cho sức khỏe. Người đang uống thuốc đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cùng cá chép có thể sinh ra độc tố gây chết người. Ảnh minh hoạ: Internet
Người bị bệnh gan, thận
Thịt cá chép rất giàu chất đạm, người bị bệnh gan lại cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể hàng ngày không vượt quá ngưỡng cho phép. Vì vậy người bị bệnh gan, cần tuyệt đối không nên ăn cá chép.
Ngoài ra, đối với những người đang mắc bệnh về sỏi thận, bệnh về đường tiểu (sỏi) cũng không nên ăn cá chép. Bởi những bệnh nhân này, cần phải kiểm soát lượng axit uric, nếu axit này tăng quá cao sẽ là nguyên nhân cho quá trình hình thành sỏi.
Mặt khác, cá chép lại là một trong những thực phẩm giàu kali nên những bệnh nhân mắc các vấn đề về thận (suy thận) tốt nhất không nên ăn để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.
Bệnh nhân có bệnh xuất huyết, ra máu
Thành phần dinh dưỡng có trong cá chép giàu chất axit eicosapentaenoic, thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.
Các bệnh nhân có các bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C xuất phát chủ yếu do cơ chế ra máu bất thường, biểu hiện các dạng khác nhau của chứng ra máu... Khi bị các bệnh này, thì bệnh nhân không nên ăn cá chép.
Theo các bác sĩ, cá chép có khả năng gây mẫn cảm đối với những người bị dị ứng cao hơn những loại cá khác, khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Ảnh minh hoạ: Internet
Người bị bệnh Gút (Gout)
Theo các chuyên gia, những người bị bệnh Gout cần tuyệt đối không nên ăn cá chép. Bởi cá chép là một trong những thực phẩm có chứa lượng Purine (đây là nguyên nhân gây nên bệnh Gout).
Do đó, những người đang trong giai đoạn điều trị bệnh Gout cấp tính cần tránh xa, không ăn cá chép để bảo đảm sức khỏe.
Người bị dị ứng với cá chép
Tuy thành phần dinh dưỡng trong cá chép khá cao, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm này, và những người có thể trạng dễ bị dị ứng là một trong số đó.
Theo các bác sĩ, cá chép có khả năng gây mẫn cảm đối với những người bị dị ứng cao hơn những loại cá khác, khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, ai dễ mẫn cảm, dị ứng cũng nên "xem xét" thật kĩ lưỡng trước khi ăn loại ca này.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Cấp cứu thành công bệnh nhân Campuchia bị suy đa tạng vì nhiễm liên cầu lợn Sáng 18-5, Bệnh viện (BV) Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn thông tin vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhân nữ, quốc tịch Campuchia, 35 tuổi bị suy đa tạng do nhiễm liên cầu lợn. Các bác sĩ đang tiến hành cắt bỏ da bị hoại tử để tránh nhiễm trùng các khu vực lân cận Bệnh nhân nhập viện trong...